Trắc nghiệm bảng số liệu môn Địa lí lớp 12 bao gồm 60 câu hỏi có đáp án kèm theo, giúp cho các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập hữu ích cho quá trình ôn luyện trong kì thi THPT Quốc Gia sắp tới.
Bạn đang đọc: Tổng hợp 60 câu trắc nghiệm bảng số liệu môn Địa lí lớp 12
TOP 60 Câu hỏi trắc nghiệm bảng số liệu môn Địa lí lớp 12 dựa vào bảng số liệu được biên soạn rất chi tiết cụ thể, giúp các bạn làm quen với dạng bài tập này. Qua đó giúp học sinh tự tin hệ thống lại kiến thức của chương trình sách giáo khoa hiện hành. Bên cạnh đó các em xem thêm: Bài tập trắc nghiệm Địa Lý 12 dựa vào bảng số liệu, đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Địa lí, 1090 câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 12.
60 câu trắc nghiệm bảng số liệu môn Địa lí 12
1. Câu hỏi trắc nghiệm bảng số liệu Địa 12
Câu 1. Cho bảng số liệu sau
MỘT SỐ CHỈ SỐ VỀ NHIỆT ĐỘ CỦA HÀ NỘI, HUẾ VÀ TP. HỒ CHÍ MINH
(Đơn vị: °C)
Địa điểm | Nhiệt độ trung bình năm | Nhiệt độ trung bình năm tháng lạnh | Nhiệt độ trung bình năm tháng nóng | Biên độ nhiệt trung bình năm |
Hà Nội (20°01’B) | 23,5 | 16,4 (tháng I) | 28,9 (tháng VII) | 12,5 |
Huế (16°24’B) | 25,2 | 19,7 (tháng I) | 29,4 (tháng VII) | 9,7 |
TP. Hồ Chí Minh(10°49’B) | 27,1 | 25,8 (tháng VII) | 28,9 (tháng IV) | 3,1 |
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12, NXB Giáo dục và đào tạo, 2008)
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Hà Nội có nhiệt độ trung bình tháng lạnh thấp nhất và cao nhất là Huế.
B. Hà Nội có nhiệt độ trung bình tháng lạnh cao nhất và thấp nhất là Huế.
C. Hà Nội có nhiệt độ trung bình tháng lạnh cao nhất và thấp nhất là TP. Hồ Chí
D. Hà Nội có nhiệt độ trung bình tháng lạnh thấp nhất và cao nhất là Hồ Chí Minh.
Câu 2. Cho bảng số liệu sau
MỘT SỐ CHỈ SỐ VỀ NHIỆT ĐỘ CỦA HÀ NỘI, HUẾ VÀ TP. HỒ CHÍ MINH
(Đơn vị: °C)
Địa điểm | Nhiệt độ trung bình năm | Nhiệt độ trung bình năm tháng lạnh | Nhiệt độ trung bình năm tháng nóng | Biên độ nhiệt trung bình năm |
Hà Nội (20°01’B) | 23,5 | 16,4 (tháng I) | 28,9 (tháng VII) | 12,5 |
Huế (16°24’B) | 25,2 | 19,7 (tháng I) | 29,4 (tháng VII) | 9,7 |
TP. Hồ Chí Minh(10°49’B) | 27,1 | 25,8 (tháng VII) | 28,9 (tháng IV) | 3,1 |
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12, NXB Giáo dục và đào tạo, 2008)
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Hà Nội có biên độ nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất là Hồ Chí Minh.
B. Hà Nội có biên độ nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất là Huế.
C. Hà Nội có biên độ nhiệt độ trung bình năm thấp nhất và cao nhất là Huế.
D. Hà Nội có biên độ nhiệt độ trung bình năm thấp nhất và cao nhất là Hồ Chí Minh.
Câu 3. Cho bảng số liệu sau
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
(Đơn vị: mm)
Địa điểm | Lượng mưa | Lượng bốc hơi | Cân bằng ẩm |
Hà Nội | 1676 | 989 | + 687 |
Huế | 2868 | 1000 | + 1868 |
TP. Hồ Chí Minh | 1931 | 1686 | + 245 |
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12, NXB Giáo dục và đào tạo, 2008)
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Lượng mưa tăng dần từ Bắc vào
B. Lượng bốc hơi tăng dần từ Bắc vào
C. Cân bằng ẩm tăng dần từ Bắc vào
D. Lượng bốc hơi giảm dần từ Bắc vào
Câu 4. Cho bảng số liệu sau
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
(Đơn vị: mm)
Địa điểm | Lượng mưa | Lượng bốc hơi | Cân bằng ẩm |
Hà Nội | 1676 | 989 | + 687 |
Huế | 2868 | 1000 | + 1868 |
TP. Hồ Chí Minh | 1931 | 1686 | + 245 |
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12, NXB Giáo dục và đào tạo, 2008)
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Huế có lượng mưa, cân bằng ẩm cao nhất.
B. Lượng bốc hơi tăng dần từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí
C. Hà Nội có lượng bốc hơi cao hơn TP. Hồ Chí Minh, Huế.
D. Hà nội, TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa thấp hơn Huế.
Câu 5. Cho bảng số liệu sau
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
(Đơn vị: °C)
Địa điểm | Nhiệt độ trung bình tháng I | Nhiệt độ trung bình tháng VII | Nhiệt độ trung bình năm |
Hà Nội | 16,4 | 28,9 | 23,5 |
Huế | 19,7 | 29,4 | 25,1 |
TP. Hồ Chí Minh | 25,8 | 27,1 | 27,1 |
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12, NXB Giáo dục và đào tạo, 2008)
Dựa vào bảng số liệu trên, vì sao nhiệt độ trung bình tháng I của Hà Nội thấp hơn Huế và Tp.HCM?
A. Nằm trong vùng có góc nhập xạ nhỏ.
B. Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
C. Ảnh hưởng yếu tố địa hình.
D. Ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 6. Cho bảng số liệu sau
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
(Đơn vị: °C)
Địa điểm | Nhiệt độ trung bình tháng I | Nhiệt độ trung bình tháng VII | Nhiệt độ trung bình năm |
Lạng Sơn | 13,3 | 27,0 | 21,2 |
Hà Nội | 16,4 | 28,9 | 23,5 |
Vinh | 17,6 | 29,6 | 23,9 |
Huế | 19,7 | 29,4 | 25,1 |
Quy Nhơn | 23,0 | 29,7 | 26,8 |
TP. Hồ Chí Minh | 25,8 | 27,1 | 27,1 |
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12, NXB Giáo dục và đào tạo, 2008)
Dựa vào bảng số liệu trên, biên độ nhiệt theo thứ tự tăng dần là
A. Vinh, TP. Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Lạng Sơn, Hà Nội, Huế.
B. Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Vinh, Huế, Hà Nội, Lạng Sơn.
C. Lạng Sơn, Hà Nội, Huế, Vinh, Quy Nhơn, TP. Hồ Chí
D. Huế, Vinh, Quy Nhơn, Lạng Sơn, Hà Nội, TP. Hồ Chí
Câu 7. Cho bảng số liệu sau
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
(Đơn vị: mm)
Địa điểm | Lượng mưa | Lượng bốc hơi |
Hà Nội | 1676 | 989 |
Huế | 2868 | 1000 |
TP. Hồ Chí Minh | 1931 | 1686 |
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12, NXB Giáo dục và đào tạo, 2008)
Dựa vào bảng số liệu trên, vì sao Hà Nội có lượng bốc hơi thấp?
A. Ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
B. Do có mùa khô sâu sắc.
C. Nền nhiệt độ thấp.
D. Ảnh hưởng dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 8. Cho bảng số liệu sau
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
(Đơn vị: mm)
Địa điểm | Lượng mưa | Lượng bốc hơi | Cân bằng ẩm |
Hà Nội | 1676 | 989 | + 687 |
Huế | 2868 | 1000 | + 1868 |
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12, NXB Giáo dục và đào tạo, 2008)
Dựa vào bảng số liệu trên, hãy so sánh sự thay đổi lượng mưa từ Bắc vào Nam của ba địa điểm?
A. Huế có lượng mưa cao nhất, tiếp theo là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
B. Lượng mưa tăng dần từ Bắc vào Nam, Huế có lượng mưa cao nhất.
C. Lượng mưa không ổn định, Huế có lượng mưa cao nhất.
D. Lượng mưa giảm từ Nam ra Bắc, Hà Nội có lượng mưa thấp nhất.
Câu 9. Cho bảng số liệu sau
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
(Đơn vị: mm)
Địa điểm | Lượng mưa | Lượng bốc hơi | Cân bằng ẩm |
Hà Nội | 1676 | 989 | + 687 |
Huế | 2868 | 1000 | + 1868 |
TP. Hồ Chí Minh | 1931 | 1686 | + 245 |
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12, NXB Giáo dục và đào tạo, 2008)
Dựa vào bảng số liệu trên, hãy xác định cân bằng ẩm (mm) là
A. Tích giữa lượng mưa và lượng bốc hơi.
B. Hiệu giữa lượng mưa và lượng bốc hơi.
C. Hiệu giữa lượng bốc hơi và lượng mưa.
D. Thương giữa lượng mưa và lượng bốc hơi.
Câu 10. Cho bảng số liệu sau
CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN NĂM 1996 VÀ NĂM 2005
(Đơn vị: %)
Năm | Tổng | Nông thôn | Thành thị |
1996 | 100 | 79,9 | 20,1 |
2005 | 100 | 75,0 | 25,0 |
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam)
Từ bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu lao động phân theo thành thị và nông thôn năm 1996 và 2005?
A. Từ 1996-2005 tỉ lệ lao động nông thôn giảm, lao động thành thị tăng.
B. Tỉ lệ lao động ở thành thị thấp hơn nông thôn.
C. Tỉ lệ lao động ở nông thôn chiếm cao hơn thành thị.
D. Tỉ lệ lao động ở thành thị rất
Câu 11. Cho bảng số liệu sau
TỔNG DIỆN TÍCH RỪNG, RỪNG TỰ NHIÊN, RỪNG TRỒNG Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1943 – 2005 (Đơn vị: triệu ha)
Năm | 1943 | 1976 | 1983 | 1995 | 1999 | 2003 | 2005 |
Tổng diện tích rừng | 14,3 | 11,1 | 7,2 | 9,3 | 10,9 | 12,1 | 12,7 |
Rừng tự nhiên | 14,3 | 11,0 | 6,8 | 8,3 | 9,4 | 10,0 | 10,2 |
Rừng trồng | 0,0 | 0,1 | 0,4 | 1,0 | 1,5 | 2,1 | 2,5 |
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam)
Nhận định nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Tổng diện tích rừng đã được khôi phục hoàn toàn.
B. Diện tích rừng trồng tăng nhanh nên diện tích và chất lượng rừng được phục hồi.
C. Diện tích và chất lượng rừng có tăng nhưng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.
D. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn diện tích rừng trồng.
Câu 12. Cho bảng số liệu sau
DIỆN TÍCH RỪNG PHÂN THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2006 (Đơn vị: nghìn ha)
Vùng |
Diện tích |
Đồng bằng sông Hồng | 130,4 |
Đông Bắc | 3026,8 |
Tây Bắc | 1504,6 |
Bắc Trung Bộ | 2466,7 |
Duyên hải Nam Trung Bộ | 1271,4 |
Tây Nguyên | 2962,6 |
Đông Nam Bộ | 967,1 |
Đồng bằng sông Cửu Long | 334,3 |
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam)
Thứ tự các vùng xếp theo sự giảm dần về diện tích rừng theo bảng số liệu trên là:
A. Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Tây Bắc, duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Tây Nguyên, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung, Tây Bắc.
C. Tây Nguyên, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam
D. Đông Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 13. Cho bảng số liệu sau
DIỆN TÍCH RỪNG PHÂN THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2006 (Đơn vị: nghìn ha)
Vùng | Diện tích |
Đồng bằng sông Hồng | 130,4 |
Đông Bắc | 3026,8 |
Tây Bắc | 1504,6 |
Bắc Trung Bộ | 2466,7 |
Duyên hải Nam Trung Bộ | 1271,4 |
Tây Nguyên | 2962,6 |
Đông Nam Bộ | 967,1 |
Để thể hiện bảng số liệu diện tích rừng phân theo các vùng của nước ta năm 2006, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Cột.
B. Tròn.
C. Miền.
D. Đường.
Câu 14. Cho bảng số liệu sau
TỔNG DIỆN TÍCH RỪNG, RỪNG TỰ NHIÊN, RỪNG TRỒNG Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1943 – 2005 (Đơn vị: triệu ha)
Năm | 1943 | 1976 | 1983 | 1995 | 1999 | 2003 | 2005 |
Tổng diện tích rừng | 14,3 | 11,1 | 7,2 | 9,3 | 10,9 | 12,1 | 12,7 |
Rừng tự nhiên | 14,3 | 11,0 | 6,8 | 8,3 | 9,4 | 10,0 | 10,2 |
Rừng trồng | 0,0 | 0,1 | 0,4 | 1,0 | 1,5 | 2,1 | 2,5 |
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam)
Để thể hiện bảng số liệu diện tích rừng của nước ta qua một số năm, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Cột chồng.
B. Cột đôi.
C. Cột đơn.
D. Kết hợp (cột và đường).
Câu 15. Cho bảng số liệu sau
…………….
2. Đáp án trắc nghiệm bảng số liệu Địa 12
1. D | 2. A | 3. B | 4. C | 5. B | 6. B | 7. C | 8. A | 9. B | 10. D |
11. A | 12. D | 13. A | 14. A | 15. A | 16. D | 17. A | 18. B | 19. B | 20. D |
21. D | 22. D | 23. D | 24. A | 25. B | 2. B | 27. B | 28. D | 29. A | 30. B |
31. A | 32. B | 33. A | 34. C | 35. B | 36. B | 37. A | 38. B | 39. A | 40. D |
41. C | 42. B | 43. A | 44. B | 45. B | 46. B | 47. A | 48. B | 49. A | 50. D |
51. A | 52. A | 53. D | 54. B | 55. C | 56. C | 57. B | 58. A | 59. B | 60. B |
……………….
Mời các bạn tải về để xem nội dung chi tiết tài liệu.