Tổng hợp các trò chơi tập thể cho trẻ em

Tổng hợp các trò chơi tập thể cho trẻ em

Tổng hợp các trò chơi tập thể cho trẻ em là những trò chơi bổ ích, trò chơi tập thể giúp bé phát triển khả năng giao tiếp, phát triển trí não và tinh thần đồng đội và nâng cao tính kỷ luật. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bậc phụ huynh cùng thầy cô giáo cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Tổng hợp các trò chơi tập thể cho trẻ em

Tổng hợp các trò chơi tập thể cho trẻ em

 Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non 

    1. Bà Ba buồn Bà Bảy

    * Mục đích: tạo vui nhộn

    * Địa điểm: trong phòng

    * Ban tổ chức: 1 quản trò

    * Số lượng: 2 đội mỗi đội mang tên bà ba – đội kia mang tên bà bảy. Hai bên sẽ đọc tên đội mình cộng thêm một (động từ – trạng từ – tính từ …) có chữ đầu là chữ “B” và cuối câu là tên của đội kia

    Thí dụ: Bà ba buồn bà bảy ​

    Bà bảy bắn bà ba

    Người quản trò chỉ định đội nào nói trước – đội đó sẽ cử 1 người đại diện đứng lên đối đáp. Đội nào cuối cuộc chơi mà bí là đội đó thua

    * Chú ý: không được trùng câu đội kia đã

    2. Tai đây – mũi này

    * Mục đích: rèn luyện tính phản xạ nhanh

    * Địa điểm: trong phòng, trên xe

    * Số lượng: 50 người, không chia đội

    * Thời gian: 20 phút

    * Ban tổ chức: 1 người nhanh nhẹn, hài hước

    * Cách chơi: tay phải giữ lấy mũi, tay trái giữ lấy tai trái (quy định cho tất cả). Người quản trò hô “Tai đây mũi này” thì tất cả đồng loạt đổi tay – tay trái giữ lấy mũi – tay phải giữ lấy tai trái

    * Chú ý: để trò chơi khó hơn người quản trò quy định thêm sau khi buông tay để đổi mọi người phải vỗ tay 1 cái thật lớn. Người quản trò phải nhanh tay và nhanh mắt để bắt những người phạm lỗi để phạt

    Tổng hợp các trò chơi tập thể cho trẻ em

    3. Múa hình tượng

    * Mục đích: trò chơi là những bài học ôn lại lịch sử, các danh nhân anh hùng

    * Số lượng: có 2 đội tham gia, mỗi đội từ 8 -> 10 người

    * Địa điểm: trong phòng, tập trung tại sân bãi rộng

    * Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển

    * Thời gian: có thể quy định

    * Vật dụng: hãy liệt kê tất cả tên những danh nhân, anh hùng dân tộc của đất nước. Tìm hiểu những hành động, cử chỉ, dáng đứng … đã trở thành hình tượng (hình ảnh quen thuộc trong lòng dân)

    Cách chơi: mỗi đội lần lượt cử 1 đại diện lên sân khấu (đứng trước đội mình) diễn tả hành động hay tạo dáng hình tượng 1 danh nhân, anh hùng dân tộc nào đó để cho đội mình đoán và nêu tên. Mỗi đội có 5 lần ra lời đố, mỗi lượt trả lời quy định cho trả lời 1 lần, đội nào có nhiều câu trả lời đúng đội đó thắng

    * Chú ý: trước lúc ra lời đố, người đại diện phải đưa đáp án trước cho trọng tài

    4. Bà Ba đi chợ

    * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, tính phản ứng nhanh

    * Số lượng: ít nhất 2 đội tham gia – mỗi đội từ 4 -> 10 người

    * Vật dụng: mỗi đội gồm giấy + viết

    * Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển

    * Địa điểm: trong phòng

    * Thời gian: trong vòng 10 phút

    Cách chơi: tìm trái cây, thức ăn, vật dụng … theo chữ. Hai đội vào vị trí riêng biệt của mình – giấy viết đặt phía trước mỗi đội cách xa 2 -> 4m. Khi nghe hiệu lệnh thứ tự từng người (của mỗi đội) lên ghi những trái cây có chữ “N” đứng đầu vào giấy, sau 30 giây đến 1 phút trọng tài ra hiệu lệnh cho những người thứ nhất về cho những người thứ hai lên … Sàu cùng thời gian đội nào ghi được nhiều nhất đội đó thắng (Trò chơi có thể thay đổi nhiều nội dung: từ mua trái cây đến mua thịt, cá, con vật, …)

    5. Tin mật

    * Mục đích: rèn luyện khả năng nhớ

    * Vật dụng: 1 cây viết + mảnh giấy trắng

    * Số lượng: mỗi nhóm 10 người, chia nhiều đội

    * Ban tổ chức: 1 người, soạn sẵn những nội dung thông tin vào mảnh giấy (không quá 5 dòng)

    * Địa điểm: trong phòng hoặc ngoài sân

    Cách chơi: tất cả các đội xếp hàng dọc, người quản trò (người điều khiển) cho người đứng đầu hàng đọc nội dung của bản thông tin (tất cả cùng chung 1 bản). Thứ tự từ đội thứ nhất truyền tin cho người thứ hai bằng cách (nói nhỏ vào tai) – cứ thế người trước truyền tin cho người sau – người cuối cùng nhận tin và ghi vào giấy và trao cho người điều khiển. Đội nào có nội dung bản tin giống bản tin gốc nhất là đội đó thắng

    6. Địa danh Việt Nam

    * Mục đích: sự hiểu biết về địa danh đất nước

    * Số lượng: mỗi nhóm 5 -> 10 người (có từ 2 nhóm trở lên)

    * Vật dụng: trang bị giấy viết cho mỗi nhóm, hoặc trang bị bảng + phấn chia ô cho mỗi nhóm

    * Thời gian: 5 -> 10 phút

    * Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển

    * Địa điểm: trong phòng, trên xe

    Cách chơi: các đội sẽ ghi lên bảng tên các Tỉnh, Thành phố, Huyện, Thị xã (thuộc Tỉnh) trong toàn cả nước. Quy định: chữ đầu của từ cuối Tỉnh trước là chữ đầu của từ đầu Tỉnh sau

    Thí dụ: Hà Nội, Nghệ An, An Lão (Huyện của Tỉnh Hải Phòng), Long Thành (Đồng Nai), …

    Không được lập lại – nếu lặp lại sẽ bị trừ điểm địa danh đó nhưng tiếp theo vẫn được tính, sau khoảng thời gian đội nào có nhiều địa danh đội đó thắng.

    7. Đi du lịch bằng taxi

    * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, sự nhanh nhạy

    * Số lượng: chia từng nhóm, mỗi nhóm 5 người (có thể nhiều hơn)

    * Vật dụng: mỗi nhóm trang bị viết + giấy trắng

    * Ban tổ chức: 1 trọng tài

    * Địa điểm: trong phòng, hội trường

    Cách chơi: các nhóm tụ tập thành 1 vòng tròn, cử ra 1 thư ký ghi chép, khi có hiệu lệnh tất cả cùng ghi tên hiệu Taxi có trong thành phố cùng số điện thoại. Sau 5 -> 10 phút đội nào ghi được nhiều, đội đó thắng

    ** Chú ý: người trọng tài phải có 1 bản danh sách các hãng Taxi và số điện thoại để đối chiếu và xác định

    Tổng hợp các trò chơi tập thể cho trẻ em

    8. Du lịch quanh thành phố

    * Mục đích: tạo phản ứng nhanh, nhớ giỏi

    * Số lượng: mỗi nhóm 5 -> 10 người, có từ 2 nhóm trở lên

    * Ban tổ chức: 1 trọng tài hướng dẫn

    * Vật dụng: mỗi nhóm 1 cây viết và giấy trắng

    * Địa điểm: chơi trong phòng (có thể ngoài trời)

    Cách chơi: trước mỗi nhóm là giấy và viết, sau khi có hiệu lệnh thứ tự từng người của nhóm lên liệt kê tên các con đường trong thành phố theo quy định: chữ đầu từ cuối của đường trước là chữ đầu của từ đầu con đường sau:

    Thí dụ: – Đường Trần Hưng Đạo

    – Đường Đặng Văn Ngữ

    – Đường Nguyễn Thị Minh Khai

    Thời gian dành cho 1 người là 1 phút. Nghe hiệu lệnh lên xuống, đội nào có số tên đường nhiều, đúng luật là đội đó thắng

    ** Chú ý: Chỉ áp dụng cho người chơi cùng cư trú tại một vùng (VD: áp dụng cho các bạn cùng đang sống tại TP. Hồ Chí Minh)

    9. Xé giấy

    * Mục đích: sự hiểu ý giữa các thành viên trong đội

    * Số lượng: chia 2 đội (Nam – Nữ đều nhau)

    * Vật dụng: những miếng giấy giống nhau

    * Ban tổ chức: 1 người

    Cách chơi: mỗi đội lần lượt cử 1 Nam 1 Nữ lên thực hiện. Nam + Nữ đứng xoay lưng lại với nhau – 2 người cầm 2 miếng giấy – sau đó 1 trong 2 người sẽ ra lệnh cho người kia gấp giấy rồi xé. Những người phía dưới (không tham gia) không được nhắc nhở cho đội mình, sau 1 thời gian như nhau đội nào có số đôi (giấy xé giống nhau) nhiều là đội đó thắng.

    10. Tìm tên bài hát

    * Cũng tương tự các trò chơi trên – tuy nhiên trò chơi này có thể áp dụng trong 1 cuộc tập trung hội họp – phần thưởng sẽ áp dụng cho từng cá nhân

    Cách chơi: mời 1 số bạn bước lên sân khấu xếp hàng ngang. Người điều khiển ra điều kiện: hãy tìm tên bài hát có từ (mẹ, xuân, hoa, tình, …) và hát lên 1 vài câu của bài hát đó. Trò chơi áp dụng luật (nốc ao) cho từng bạn 1 -> 2 người cuối cùng sẽ được lãnh giải vô địch

    * Chú ý: các từ quy định: mẹ, xuân, hoa, tình, … phải viết trước để khách quan hơn.

    11. Thổi tắt ngọn đèn

    Cách chơi: Tất cả người chơi đứng thành vòng tròn, hai người được chọn vào trong và cầm mỗi người một cây nến đã thắp. Còi thổi, hai người này phải cò cò và vừa dấu đèn của mình sau lưng, vừa thổi đèn của bạn cho tắt đi.

    Người chơi nào để tắt trước là thua cuộc.

    Trò chơi này có thể cho chơi từng cặp, rồi chọn vào chung kết những người chiến thắng.

    12. Con đường bao xa

    Cách chơi: Tổ chức vào buổi tối. Người điều khiển đứng cách người chơi trên quãng đường đã biết trước chiều dài. Người điều khiển cầm đèn phin bấm sáng lên một lúc rồi tắt đi. Người chơi ước đạt xem từ chỗ mình đến đèn sáng là bao xa. Người điều khiển có thể bấm đèn nhiều lần và người chơi cũng ước đạt nhiều lần: ghi lần thứ nhất bao nhiêu mét, lần thứ nhì bao niêu mét… và ghi vào giấy nộp cho người điều khiển.

    Người chơi nào ước đạt xê xích trên dưới gần đúng với thực tế là thắng.

    Trò chơi cũng có thể chơi ban ngày, người điều khiển lấy cờ thay thế đèn pin.

    13. Hành trình rước đuốc

    Cách chơi: Phát cho mỗi đội chơi 1 bao diêm có 3 que và 3 cây nứa. Bố trí mỗi đội chơi đứng 1 phía, cách xa điểm tập trung làm “lửa trại” một khoảng cách bằng nhau, độ 50 m. Nghe lệnh còi “nổi lửa”, các đội chơi làm thế nào để nhóm đuốc lên sớm nhất và chạy theo một hàng dọc rước đuốc về nơi “lửa trại”.

    Có thể dùng đống đuốc đó châm vào đống củi đã sắp xếp sẵn để bắt đầu một đêm vui.

    14. Cử chỉ điệu bộ

    Cách chơi: Mỗi đội chơi lần lượt cử lên một người chơi lên vòng lửa đua tài với nhau.

    Người điều khiển yêu cầu mỗi người diễn tả cử chỉ, hành động, điệu bộ nào đó của một nhân vật nào đó. Ví dụ: Một cầu thủ đang đá bóng, một bác sĩ đang khám bệnh…

    Người chơi phải tìm ra cử chỉ, hành động, điệu bộ của nhân vật và diễn tả cho khán giả xem. Đội chơi nào diễn tả đúng nhất về nhân vật theo quy định sẽ chiến thắng (các đội chơi cùng cho điểm, người điều khiển tổng hợp).

    15. Tiếng nói tri âm

    Cách chơi: Người điều khiển đưa ra một câu nói nào đó (ví dụ: Buồn quá, sắp phải chia tay rồi!) yêu cầu người chơi của các đội chơi nói lại câu trên bằng một giọng khác như: giọng Bắc, Trung, Nam hoặc của người nông dân, bà buôn, công an…

    Người chơi làm sao phải diễn tả thật giống giọng nói, cách nói và điệu bộ của nhân vật… Khán giả quan sát và cho điểm.

    16. Dạ hội hóa trang

    Cách chơi: Mỗi đội được cung cấp một số vật dụng cần thiết như bìa cứng, báo, màu, hồ dán, kim băng… để làm mặt nạ lửa trại. Trong thời gian quy định phải hoàn thành xong. Đội chơi hoặc người chơi nào làm đẹp nhất sẽ có phần thưởng.

    17. Đóng vai nhân vật

    Các chơi: Một đội chơi ra ngoài vòng lửa để biểu diễn, các đội khác ngồi tại chỗ xem và cho điểm.

    Người điều khiển yêu cầu nhân vật nào thì toàn đội chơi biểu diễn những cử chỉ, hành động… của nhân vật đó thông qua đặc trưng nghề nghiệp của họ.

    Các đội chơi còn lại là khán giả quan sát, phán đoán nhân vật mà đội đó thực hiện ghi lên giấy đưa cho người điều khiển, đội chơi nào đoán trúng nhanh nhất là đội chiến thắng.

    Đáp án do người điều khiển ra và phải giữ bí mật, chỉ thông báo cho đội chơi biết mà thôi.

    18. Điệu nhảy khó quên

    Cách chơi: Mỗi đội chơi chọn một bài hát nhảy lửa, sau đó tự sáng tác điệu múa cho phù hợp và thi với nhau, đội chơi nào có ý tưởng sáng tạo, múa đều và đẹp sẽ là đội thắng.

    19. Thời trang ánh lửa

    Cách chơi: Mỗi đội chơi được phát một số dụng cụ cần thiết cho việc hóa trang. Sau đó, người điều khiển cho nhạc nổi lên các đội chơi cùng nhảy múa vui chơi. Đúng thời gian quy định nhạc (khoảng 10 – 15 phút), các đội chơi phải hóa trang bất kỳ một số nhân vật hoặc con vật theo chủ đề hay tự chọn tuỳ theo hướng dẫn của người điều khiển. Đội chơi nào làm đúng, đẹp, đủ… sẽ chiến thắng.

    Lưu ý: Nên có phần thuyết minh cho lôi cuốn, vui nhộn.

    20. Xúc cảm tâm hồn

    Cách chơi: Mỗi đội chơi cử người chơi tham gia. Người điều khiển trao cho mỗi người
    chơi một dải băng vải và từng người tự bịt mắt mình lại.

    Người điều khiển yêu cầu người chơi diễn tả một trạng thái: buồn, vui, lo lắng, giận giữ… người chơi diễn tả tâm trạng đó bằng các động tác của nét mặt, tay chân, thân mìnhnhưng không được nói. Các đội quan sát từng diễn viên, cho điểm và nộp giấy ghi điểmcho người điều khiển. Đội chơi nào có nhiều điểm hơn sẽ thắng.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *