Tổng hợp kiến thức Luyện từ và câu lớp 3

Tổng hợp kiến thức Luyện từ và câu lớp 3

Hôm nay, Download.vn sẽ giới thiệu tài liệu Tổng hợp kiến thức Luyện từ và câu lớp 3, vô cùng hữu ích.

Bạn đang đọc: Tổng hợp kiến thức Luyện từ và câu lớp 3

Tổng hợp kiến thức Luyện từ và câu lớp 3

Tổng hợp kiến thức Luyện từ và câu lớp 3

Nội dung của tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập kiến thức phần luyện từ và câu của môn Tiếng Việt lớp 3. Hãy cùng theo dõi sau đây.

Tài liệu bao gồm:

  • Tổng hợp kiến thức và bài tập ôn luyện phần Luyện từ và câu lớp 3 (Có đáp án)
  • 15 trang tài liệu
  • File Word có thể chỉnh sửa.
  • File PDF thuận tiện in trên Mobile.

Tổng hợp kiến thức Luyện từ và câu lớp 3

    Tổng hợp kiến thức Luyện từ và câu lớp 3

    1. Từ

    1.1 Từ chỉ sự vật

    – Khái niệm: từ ngữ chỉ sự vật là những từ dùng để chỉ tên gọi của người, đồ vật, con vật, cây cối…

    – Ví dụ:

    • Con người, bộ phận của con người: ông, bà, bác sĩ, giáo viên, lớp trưởng, giáo sư, chân, tay, mắt, mũi,…
    • Con vật, bộ phận của con vật: trâu, bò, gà, chim,sừng, cánh, mỏ, vuốt,…
    • Cây cối, bộ phận của cây cối: táo, mít, su hào, bắp cải, hoa hồng, thược dược, lá, hoa, nụ,…
    • Đồ vật: quạt, bàn, ghế, bút, xe đạp,…
    • Các từ ngữ về thời gian, thời tiết: ngày, đêm, xuân, hạ, thu, đông, mưa, gió, bão, sấm, chớp, động đất, sóng thần,…
    • Các từ ngữ về thiên nhiên: đất, nước, ao, biển, hồ, núi , thác, bầu trời, mặt đất, mây,…..

    1.2 Từ chỉ đặc điểm

    – Từ ngữ chỉ đặc điểm là những từ dùng để mô tả hình dáng, kích thước, màu sắc hay tích chất, cấu tạo… của sự vật, hiện tượng.

    – Ví dụ:

    • Màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, xanh biếc, xanh xao, đo đỏ, đỏ thắm, tim tím,….
    • Hình dáng, kích thước: to tướng, nhỏ bé, dài , rộng, bao la, bát ngát, cao vút, thấp tè , ngắn củn, quanh co, ngoằn ngoèo, nông, sâu, dày, mỏng,…
    • Chỉ mùi, vị: thơm phức, thơm ngát , cay, chua, ngọt lịm,…
    • Các đặc điểm khác: nhấp nhô, mỏng manh, già, non, trẻ trung, xinh đẹp,…

    1.3 Từ chỉ hoạt động, trạng thái

    – Từ chỉ hoạt động là những từ chỉ sự vận động của con người, con vật mà có thể quan sát được bên ngoài.

    Ví dụ: nhảy, chạy, bay…

    – Từ chỉ trạng thái là những từ chỉ sự vận động tự diễn ra bên trong mà không thể quan sát được.

    Ví dụ: buồn, vui, đau…

    2. Dấu câu

    2.1 Dấu chấm

    – Dùng để kết thúc câu kể.

    – Ví dụ: Em là học sinh lớp 3A.

    2.2 Dấu hai chấm

    – Dùng trước lời nói của một nhân vật (thường đi với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang)

    Ví dụ:

    Dế Mèn bảo:

    – Em đừng sợ, đã có tôi đây.

    – Dùng để liệt kê

    Ví dụ: Nhà em có rất nhiều loài hoa: hoa huệ, hoa cúc, hoa lan, hoa đồng tiền,…

    2.3 Dấu phẩy

    – Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu (Ngăn cách các từ cùng chỉ đặc điểm, từ cùng chỉ hoạt động, trạng thái, cùng chỉ sự vật trong câu)

    Ví dụ: Mèo, chó, gà cùng sống trong một xóm vườn.

    – Ngăn cách thành phần phụ với thành phần chính (Khi thành phần này đứng ở đầu câu)

    Ví dụ: Hôm qua, tôi đi học.

    2.4 Dấu chấm hỏi

    – Dùng để kết thúc câu nghi vấn.

    Ví dụ: Hôm nay, ở lớp con có vui không?

    2.5 Dấu chấm than

    Dùng để kết thúc câu cảm.

    Ví dụ: A, mẹ đã về!

    3. Kiểu câu

    3.1 Câu kể

    – Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là câu nhằm mục đích kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc; hoặc dùng để nói lên ý kiến hoặc tâm tư của mỗi người.

    – Cuối câu kể phải ghi dấu chấm.

    – Ví dụ: Hôm nay, tôi đi học vào lúc bảy giờ sáng.

    3.2 Câu hỏi

    – Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết.

    – Cuối câu hỏi thường có dấu hỏi chấm.

    – Ví dụ: Cậu đã ăn cơm chưa?

    3.3 Câu cầu khiến

    – Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, chớ, đừng… đi, thôi, nào… hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…

    – Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

    – Ví dụ: Cháu hãy mang cho bà cốc nước!

    3.4 Câu cảm thán

    – Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào… dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hoặc ngôn ngữ văn chương.

    – Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

    – Ví dụ: Cô ấy xinh đẹp lắm!

    ……..

    Bài tập ôn luyện

    Bài 1. Tìm các từ ngữ chỉ sự vật có trong bảng sau:

    hoa hồng

    ngoan ngoãn

    bác sĩ

    hiền lành

    nhảy nhót

    vui vẻ

    con bò

    ô tô

    con đường

    lo lắng

    cười nói

    hát múa

    bức tranh

    điện thoại

    sửng sốt

    bút chì

    Đáp án:

    Các từ ngữ chỉ sự vật là: hoa hồng, con đường, bức tranh, điện thoại, bác sĩ, con bò, ô tô, bút chì.

    Bài 2. Tìm các từ chỉ đặc điểm tính cách của con người.

    Đáp án:

    Một số từ ngữ chỉ đặc điểm tính cách của con người: hiền, dữ, tốt, xấu, chăm chỉ, tốt, bụng, hiền lành, độc ác, dữ tợn, nhân hậu…

    Bài 3. Đặt câu với các từ ngữ chỉ hành động sau: đọc, viết, bay, nói.

    Đáp án:

    a. Em đang đọc cuốn sách Chuyện con mèo dạy hải âu bay.

    b. Chị Hoài đang viết thư cho mẹ.

    c. Con chim bay trên bầu trời xanh.

    d. Bạn Cường nói rất to và rõ ràng.

    Bài 4. Sắp xếp các từ sau vào nhóm từ:

    a. Sự vật

    b. Đặc điểm

    c. Hoạt động

    Các từ gồm: con gà, hiền lành, bay nhảy, múa hát, búp bê, sung sướng, tốt bụng, máy tính, học tập, chăm chỉ, rèn luyện, bông hoa, sách vở, bức tranh, làm việc, hò reo, cao lớn.

    Đáp án:

    a. Sự vật: con gà, búp bê, máy tính, bông hoa, sách vở, bức tranh

    b. Đặc điểm: hiền lành, sung sướng, tốt bụng, chăm chỉ, cao lớn

    c. Hoạt động: bay nhảy, múa hát, học tập, làm việc

    ……..Mời tham khảo chi tiết tại file tải dưới đây……….

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *