Phong cách sáng tác của các tác giả lớp 12 là tư liệu cực kì hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến các bạn học sinh tham khảo. Thông qua phong cách sáng tác giúp các em học sinh nhanh chóng nắm được các đặc trưng sáng tác để biết cách vận dụng vào các bài văn hay.
Bạn đang đọc: Tổng hợp phong cách sáng tác của các tác giả Ngữ văn 12
Phong cách sáng tác hay (Đặc trưng sáng tác) chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc. Vậy dưới đây là toàn bộ phong cách sáng tác của các nhà văn lớp 12 mời các em học sinh cùng theo dõi nhé.
Phong cách sáng tác của các tác giả lớp 12
1. Quang Dũng
– Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, soạn nhạc…
– Các tác phẩm thơ của ông có được sự hòa quyện đầy lãng mạn giữa chất thơ, chất nhạc và chất họa.
2. Tố Hữu
– Thơ Tố Hữu hướng đến lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc. Cảm hứng chủ đạo thường là cảm hứng lịch sử – dân tộc; với vấn đề liên quan đến vận mệnh cộng động; con người trong thơ là những nhân vật trữ tình mang tầm vóc lịch sử, và thời đại.
– Tố Hữu chú trọng sử dụng các thể thơ của dân tộc, ngôn ngữ dân tộc, giọng thơ mang tính chất tâm tình, tự nhiên, đằm thắm, chân thành.
3. Nguyễn Khoa Điềm
– Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người và tinh thần chiến đấu của những người Việt Nam yêu nước.
– Thơ của ông hấp dẫn bởi sự kết giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.
4. Xuân Quỳnh
– Thơ của Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết khát vọng hạnh phúc đời thường.
– Những chủ đề trong thơ Xuân Quỳnh gồm có chủ yếu là tình yêu, kỉ niệm về tuổi thơ, gia đình…
5. Thanh Thảo
– Thơ Thanh Thảo là tiếng nói giàu suy tư, trăn trở về các vấn đề của thời đại, xã hội. Ông luôn muốn cuộc sống được nhìn ở chiều sâu nên khước từ lối biểu đạt dễ dãi.
– Ông luôn nỗ lực cách tân thơ Việt theo xu hướng đào sâu vào cái tôi nội tâm, tìm kiếm cái biểu đạt qua hình thức câu thơ tự do, xóa bỏ mọi ràng buộc, khuôn sáo bằng nhịp điệu bất thường để mở đường cho cơ chế liên tưởng phóng khoáng nhằm đem đến cho thơ một mĩ cảm hiện đại với hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ.
6. Nguyễn Tuân
– Các sáng tác đều thể hiện một vốn hiểu biết uyên bác, sâu rộng. Bất cứ đề tài nào đều được sáng tác dựa trên phương diện văn hóa, thẩm mĩ.
– Nguyễn Tuân đam mê chủ nghĩa “xê dịch”, ông bị ấn tượng bởi những cái phi thường, sự tuyệt mĩ.
– Trước cách mạng, Nguyễn Tuân chủ yếu đi tìm vẻ đẹp vang bóng một thời. Sau cách mạng, tác phẩm của ông hướng đến vẻ đẹp từ những con người lao động bình dị đời thường.
– Ông có biệt tài về tùy bút, ngôn ngữ được sử dụng được đẩy lên tuyệt đối ở mức độ, màu sắc, hành động…
7. Hoàng Phủ Ngọc Tường
Các sáng tác của ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ với tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí…
8. Kim Lân
Được mệnh danh là nhà văn của nông thôn. Ông là cây bút truyện ngắn vững vàng, ông đã viết về cuộc sống và con người nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là “Con đẻ của đồng ruộng”. Tuy viết không nhiều nhưng nói đến truyện ngắn của ông đều là những tác phẩm mang đậm lòng thương người sự đồng cảm.
9. Tô Hoài
Là một người có vốn sống phong phú, những câu chữ Tô Hoài dẫn dắt vào tác phẩm luôn đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc về cuộc đời, về con người. Ông có lối viết trần thuật hóm hỉnh, sở trường của Tô Hoài là truyện phong tục và hồi kí.