Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 6 là tài liệu vô cùng hữu ích không thể thiếu đối với các em học sinh lớp 12. Tài liệu bao gồm 125 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh kiến thức bài Đất nước nhiều đồi núi với các mức độ: vận dụng, thông hiểu và vận dụng cao.
Bạn đang đọc: Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 6 (Có đáp án)
File trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 6 có đáp án sẽ giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập. Qua đó có định hướng học tập, ôn luyện đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành cùng các bạn trên con đường chinh phục 9+ môn Địa lí 12. Bên cạnh đó các em có thể tham khảo thêm cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Địa lí, sơ đồ tư duy Địa lí 12.
File Trắc nghiệm Địa 12 Bài 6 (Có đáp án)
I. Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 6
Câu 1: Điều kiện nhiệt độ để hình thành các đai rừng ôn đới núi cao ở nước ta là :
A. Nhiệt độ các tháng mùa hè xuống dưới 250C.
B. Nhiệt độ trung bình năm dưới 15 độ C, tháng lạnh nhất dưới 100C.
C. Nhiệt độ trung bình năm dưới 200C, tháng lạnh nhất dưới 150C.
D. Nhiệt độ trung bình năm dưới 150C, không có tháng nào trên 200C.
Câu 2: Đặc điểm đồng bằng ven biển Miền Trung là:
A. Hẹp ngang và bị chia cắt, đất giàu dinh dưỡng
B. Diện tích khá lớn, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành,
C. Hẹp ngang, kéo dài từ Bắc xuống Nam, đất nghèo dinh dưỡng
D. Hẹp ngang và bị chia cắt, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành, đất nghèo dinh dưỡng
Câu 3: Đặc điểm nào đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc?
A. Cao nhất nước ta
B. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích
C. Hướng Tây Bắc-Đông Nam
D. Có nhiều cao nguyên xếp tầng
Câu 4: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, đỉnh núi Ngọc Linh thuộc vùng núi nào?
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc
C. Trường Sơn Nam.
D. Trường Sơn Bắc
Câu 5: Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta là :
A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông.
B. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra.
C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu.
D. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi.
Câu 6: Đặc điểm nào không đúng với địa hình Việt Nam
A. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, phần lớn là núi cao trên 2000m
B. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, có sự phân bậc rõ rệt
C. Cao ở Tây Bắc thấp dần về Đông Nam
D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
Câu 7: Đồng bằng châu thổ sông ở nước ta đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên cơ sở
A. vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng
B. vịnh biển nông, thềm lục địa hẹp
C. vịnh biển sâu, thềm lục địa mở rộng
D. vịnh biển sâu, thềm lục địa hẹp
Câu 8: Điểm giống nhau ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là:
A. có hệ thống đê điều chạy dài.
B. có mạng lưới kênh rạch chằng chịt
C. đều là những đồng bằng châu thổ do phù sa của các con sông lớn bồi đắp.
D. bị nhiễm mặn nặng nề.
Câu 9: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là:
A. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
B. Có địa hình cao nhất nước ta.
C. Có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam.
D. Gồm các dãy núi song song và so le có hướng tây bắc – đông nam.
Câu 10: Dải đồng bằng miền Trung không liên tục bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ là do
A. thềm lục địa ở khu vực này thu hẹp
B. sông ở đây có lượng phù sa nhỏ
C. có nhiều dãy núi ăn lan ra sát biển
D. có nhiều cồn cát, đầm phá
Câu 11: thế mạnh nào dưới đây không có ở khu vực đồi núi?
A. Khoáng sản
B. nguồn thủy năng
C. nguồn hải sản
D. rừng và đất trồng
Câu 12: Vùng núi Trường Sơn Bắc được giới hạn từ:
A. Sông Mã tới dãy Hoành Sơn
B. Nam sông Cả tới dãy Hoành Sơn
C. Sông Hồng tới dãy Bạch Mã
D. Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
Câu 13: Đặc điểm nào dưới đây không phảilà đặc điểm chung của địa hình nước ta?
A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
B. Địa hình ít chịu tác động của con người
C. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
D. Cấu trúc địa hình khá đa dạng
Câu 14: thung lũng sông tạo nên ranh giới giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc là
A. thung lũng sông Đà
B. thung lũng sông Lô
C. thung lũng sông Hồng
D. thung lũng sông Gâm
Câu 15: Vùng núi Đông Bắc có vị trí
A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng
B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả
C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã
Câu 16: Dạng địa hình phổ biến ở vùng trong đê ở đồng bằng sông Hồng là:
A. Các bậc ruộng cao bạc màu.
B. Các bãi bồi được bồi đắp phù sa hàng năm.
C. Các ô trũng ngập nước.
D. Các vũng vịnh đầm phá.
Câu 17: Tỉ lệ núi cao trên 2000m so với diện tích toàn bộ lãnh thổ ở nước ta là khoảng:
A. 1 % B. 2% C. 85 % D. 60 %
Câu 18: Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện rõ rệt ở
A. sự xâm lược mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng.
B. Sự đa dạng của địa hình: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng…
C. Sự phân hóa rõ theo độ cao với nhiều bậc địa hình
D. Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc – đông nam và vòng cung
Câu 19: vùng núi Tây Bắc có vị trí
A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng
B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả
C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã
Câu 20: Đặc điểm nào đúng với vùng núi Trường Sơn Nam?
A. Cao nhất nước ta
B. Có nhiều cao nguyên xếp tầng
C. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích
D. Hướng Tây Bắc-Đông Nam
Câu 21: Vùng núi Trường Sơn Nam có đặc điểm là
A. địa hình núi thấp chiếm ưu thế
B. các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông hướng tây bắc – đông nam
C. sự tương phản về địa hình giữa hai sường đông – tây
D. các dãy núi có hình cánh cung mở ra phía Bắc
Câu 22: Việc giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi gặp khó khăn thường xuyên là do:
A. Địa hình bị chia cắt mạnh, sườn dốc.
B. Động đất.
C. Khan hiếm nước.
D. Thiên tai (lũ quét, xói mòn, trượt lở đất).
Câu 23: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Đông Bắc và Tây Bắc là:
A. Có nhiều khối núi cao đồ sộ.
B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế.
C. Nghiêng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
D. Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên
Câu 24: Địa hình bán bình nguyên ở nước ta thể hiện rõ nhất ở vùng:
A. Miền núi Bắc Bộ
B. Cực Nam Trung Bộ
C. Tây Nguyên
D. Đông Nam Bộ
Câu 25: Vùng đất được sử dụng nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng để phát triển cây lương thực là:
A. Đất ngoài đê được bồi đắp hàng năm
B. Đất ven biển
C. Đất bãi bồi ven sông
D. Đất trong đê không được bồi đắp hàng năm
Câu 26: Đặc điểm địa hình “ Gồm ba dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc – đông nam và cao nhất nước ta” là của vùng núi
A. Đông Bắc
B. Tây Bắc
C. Trường Sơn Bắc
D. Trường Sơn Nam
Câu 27: Đồng bằng châu thổ nào có diện tích lớn nhất nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Mã.
D. Đồng bằng sông Cả.
Câu 28: Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi:
A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc
C. Trường Sơn Nam.
D. Trường Sơn Bắc.
…
II. Đáp án trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6
1 | B | 22 | A | 43 | C | 64 | B | 85 | C | 106 | B |
2 | D | 23 | C | 44 | B | 65 | D | 86 | D | 107 | A |
3 | B | 24 | D | 45 | C | 66 | A | 87 | C | 108 | D |
4 | C | 25 | D | 46 | B | 67 | B | 88 | B | 109 | C |
5 | A | 26 | B | 47 | C | 68 | A | 89 | B | 110 | C |
6 | A | 27 | B | 48 | C | 69 | A | 90 | D | 111 | A |
7 | A | 28 | D | 49 | B | 70 | A | 91 | B | 112 | A |
8 | C | 29 | D | 50 | C | 71 | D | 92 | C | 113 | C |
9 | A | 30 | B | 51 | C | 72 | A | 93 | D | 114 | C |
10 | C | 31 | C | 52 | C | 73 | B | 94 | D | 115 | B |
11 | C | 32 | C | 53 | C | 74 | D | 95 | A | 116 | D |
12 | D | 33 | B | 54 | D | 75 | B | 96 | B | 117 | D |
13 | B | 34 | B | 55 | D | 76 | C | 97 | B | 118 | B |
14 | C | 35 | A | 56 | A | 77 | A | 98 | B | 119 | D |
15 | A | 36 | D | 57 | D | 78 | C | 99 | B | 120 | D |
16 | A | 37 | B | 58 | A | 79 | C | 100 | C | 121 | C |
17 | A | 38 | A | 59 | C | 80 | B | 101 | C | 122 | B |
18 | A | 39 | D | 60 | C | 81 | C | 102 | D | 123 | C |
19 | B | 40 | A | 61 | A | 82 | C | 103 | A | 124 | C |
20 | B | 41 | B | 62 | B | 83 | C | 104 | A | 125 | B |
21 | C | 42 | B | 63 | C | 84 | C | 105 | C |
…………………
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết