Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 6 (Có đáp án)

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 6 (Có đáp án)

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 6 là tài liệu vô cùng hữu ích, tổng hợp 23 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo về bài Hợp tác cùng phát triển.

Bạn đang đọc: Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 6 (Có đáp án)

Trắc nghiệm Công dân 9 Bài 6 tổng hợp các dạng bài tập trắc nghiệm về lý thuyết và các bài tập tình huống có đáp án kèm theo xoay quanh chủ đề Hợp tác cùng phát triển. Qua đó giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức để đạt kết quả cao trong kì thi học kì 1 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 6: Hợp tác cùng phát triển

    Câu hỏi trắc nghiệm GDCD 9 Bài 6

    Câu 1: Cơ sở quan trọng của hợp tác là?

    A. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.
    B. Hợp tác, hữu nghị.
    C. Giao lưu, hữu nghị.
    D. Hòa bình, ổn định.

    Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây không phải là hợp tác cùng phát triển?

    A. Cùng chung sức làm việc vì lợi ích chung.
    B. Giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc vì mục đích chung.
    C. Cùng chung sức làm việc nhằm đem lại lợi ích cho một bên.
    D. Bình đẳng, cùng có lợi, không làm ảnh hưởng đến người khác.

    Câu 3: APEC có tên gọi là?

    A. Liên minh Châu u.
    B. Liên hợp quốc.
    C. Quỹ tiền tệ thế giới.
    D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.

    Câu 4: Hợp tác cùng phát triển phải dựa trên nguyên tắc

    A. Chỉ cần hai bên cùng có lợi.
    B. Một bên làm và cùng hưởng lợi.
    C. Cùng làm và một bên được hưởng lợi.
    D. Cùng có lợi, không làm tổn hại đến người khác.

    Câu 5: Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở

    A. Tự nguyện chấp nhận thua thiệt.
    B. Bình đẳng cùng có lợi.
    C. Cá lớn nuốt cá bé.
    D. Không bên nào có lợi.

    Câu 6: Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm

    A. 2006
    B. 2007
    C. 2008
    D. 2009

    Câu 7: Tính đến tháng 9 năm 2018, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với 3 quốc gia

    A. Trung Quốc, Nga, Hoa Kì.
    B. Pháp, Hoa Kì, Nhật Bản.
    C. Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc.
    D. Trung Quốc, Nga, Ấn Độ.

    Câu 8: Công trình nào dưới đây không phải là kết quả mà nước ta có được nhờ hợp tác?

    A. Cầu Nhật Tân.
    B. Nhà máy Thuỷ điện Hòa Bình.
    C. Cầu Long Biên.
    D. Nhà máy Samsung Thái Nguyên.

    Câu 9: Hợp tác với bạn bè được thể hiện?

    A. Cùng giúp nhau giải bài toán khó.
    B. Cùng bạn nghiên cứu khoa học.
    C. Cùng bạn tổ chức các hoạt động thể thao cho lớp.
    D. Cả A, B, C.

    Câu 10: Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là

    A. Đối tác
    B. Hợp tác
    C. Giúp đỡ
    D. Chia sẻ.

    Câu 11: Ý nào dưới đây không phải chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong hợp tác quốc tế

    A. Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng vũ lực.
    B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
    C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
    D. Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.

    Câu 12: Việc làm nào dưới đây không phải là mục đích của hợp tác quốc tế?

    A. Ngăn chặn chiến tranh
    B. Hạn chế sự bùng nổ dân số.
    C. Chạy đua vũ trang
    D. Bảo vệ môi trường.

    Câu 13: FAO là tổ chức có tên gọi là?

    A. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương.
    B. Tổ chức Liên minh Châu u.
    C. Tổ chức lương thực thế giới.
    D. Tổ chức y tế thế giới.

    Câu 14: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác cùng phát triển?

    A. Cùng góp sức giải bài trong giờ kiểm tra.
    B. Cho bạn chép bài để cùng được điểm cao.
    C. Chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
    D. Sẵn sàng bảo vệ, ủng hộ bạn trong mọi cuộc tranh luận.

    Câu 15: Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á nhằm?

    A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
    B. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.
    C. Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn kỹ thuật và hành chính.
    D. Cả A, B, C.

    Câu 16: Để hợp tác có hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần

    A. Chấp nhận phần thua thiệt về mình.
    B. Thấy mâu thuẫn, căng thẳng thì tránh đi.
    C. Biết lắng nghe và tôn trọng người khác.
    D. Luôn là người đưa ra quyết định cuối cùng.

    Câu 17: Việt Nam tham gia vào diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương nhằm?

    A. Tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.
    B. Tăng cường mối quan hệ về văn hóa và giáo dục.
    C. Tăng cường mối quan hệ về quốc phòng và an ninh.
    D. Cả A, B, C.

    Câu 18: Tính đến nay, Việt Nam đã là thành viên của bao nhiêu tổ chức quốc tế?

    A. 61.
    B. 62
    C. 63.
    D. 64.

    Câu 19: Việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của hợp tác cùng phát triển?

    A. Tổ trưởng làm bài tập hộ bạn để cô không phê bình cả tổ.
    B. Cả hai lớp cùng nhau giữ vệ sinh khu vực lang chung..
    C. Thành lập đôi bạn cùng tiền, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập…
    D. Cùng làm bài tập nhóm theo sự phân công của cô giáo.

    Câu 20: Chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là?

    A. Quan hệ.
    B. Giao lưu.
    C. Đoàn kết.
    D. Hợp tác.

    Câu 21: Quan điểm nào dưới đây đúng khi nói về hợp tác?

    A. Hợp tác chỉ mang lại phiền phức, ràng buộc lẫn nhau.
    B. Chỉ những người bất tài mới cần hợp tác với người khác.
    C. Không thể có sự hợp tác bình đẳng giữa các đối tác kinh tế.
    D. Hợp tác chỉ thành công khi có sự tôn trọng, bình đẳng giữa các bên.

    Câu 22: Ý nào dưới đây đúng khi nói về sự cần thiết của hợp tác quốc tế?

    A. Hợp tác giữa các nước đã phát triển và những nước đang phát triển không thể có sự công bằng và cùng có lợi.
    B. Hợp tác quốc tế là xu hướng tất yếu trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu.
    C. Hợp tác cùng phát triển là việc sử dụng lực lượng vũ trang của liên minh các quốc gia xâm phạm chủ quyền của quốc gia khác nhắm mở rộng lãnh thổ.
    D. Hợp tác cùng phát triển là sự giúp đỡ vô điều kiện của những nước lớn đối với những nước nhỏ.

    Câu 23: Để chuẩn bị cho tiết kiểm tra tuần tới, T (ngồi cạnh) rủ em chia đôi bài ra học cho đỡ vất vả để đến giờ kiểm tra cùng làm bài vừa nhanh vừa hiệu quả. Là người hiểu về sự hợp tác cùng phát triển, em sẽ làm gì?

    A. Không nhận lời vì sợ cô giáo phát hiện.
    B. Đồng ý với ý kiến của T và cùng thực hiện việc đó.
    C. Không đồng ý với ý kiến của T nhưng cũng không nói gì.
    D. Giải thích cho T hiểu học không phải chỉ để làm bài kiểm tra.

    Đáp án trắc nghiệm GDCD 9 Bài 6

    1.A

    2.C

    3.D

    4.D

    5.B

    6.A

    7.D

    8.C

    9.D

    10.B

    11.A

    12.C

    13.C

    14.C

    15.D

    16.C

    17.A

    18.C

    19.A

    20.D

    21.D

    22. B

    23.D

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *