Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 8 (Có đáp án)

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 8 (Có đáp án)

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 8 tổng hợp 30 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án chi tiết kèm theo. Câu hỏi trắc nghiệm GDCD 9 bài 8 được biên soạn với nhiều mức độ khác nhau giúp học sinh ôn luyện kiến thức thật tốt bài Năng động và sáng tạo.

Bạn đang đọc: Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 8 (Có đáp án)

Bài tập trắc nghiệm GDCD lớp 9 Bài 8 có bảng đáp án và gợi ý giải để em không phải mất quá nhiều thời gian học mà vô cùng hiệu quả. Qua đó biết cách ôn tập để đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi giữa kì, cuối kì sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 30 câu Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 8 mời các bạn cùng đón đọc nhé.

Trắc nghiệm Công dân 9: Năng động, sáng tạo

Câu 1: Câu tục ngữ: “Phải biết lấy mềm để thắng cứng. Lấy yếu để thắng mạnh” nói về người như thế nào?

A. Lười làm, ham chơi
B. Chỉ biết lợi cho mình
C. Có tính năng động, sáng tạo
D. Dám nghĩ, dám làm.

Câu 2: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về năng động, sáng tạo?

A. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được.
B. Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài.
C. Khó có kết quả cao trong học tập nếu không năng động, sáng tạo.
D. Trong học tập chỉ cần chăm chỉ là đủ, không nhất thiết phải hoạt bát.

Câu 3: Năng động, sáng tạo chỉ có thể có ở những người

A. Ham chơi, lười biếng
B. Ỷ lại vào người khác.
C. Không có ý chí vươn lên
D. Say mê tìm tòi, thích khám phá.

Câu 4: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính sáng tạo trong công việc?

A. Vứt đồ đạc bừa bãi
B. Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý
C. Đang làm việc này, lại chạy ra làm việc khác
D. Chỉ làm theo những điều được hướng dẫn, chỉ bảo.

Câu 5: Luôn say mê nghiên cứu tìm tòi để tìm ra cái mới, cách giải quyết mới là biểu hiện của người

A.Tự tin
B. Sáng tạo
C. Dũng cảm
D. Kiên trì.

Câu 6: Người nông dân nghiên cứu, sáng chế ra máy bóc lạc phục vụ trong sản xuất được gọi là?

A. Năng động, sáng tạo.
B. Tích cực, tự giác.
C. Cần cù, tự giác.
D. Cần cù, chịu khó.

Câu 7: Câu nào dưới đây nói về tính năng động, sáng tạo?

A. Mồm miệng đỡ chân tay.
B. Năng nhặt chặt bị.
C. Dễ làm, khó bỏ.
D. Cái khó ló cái khôn.

Câu 8: Bạn học sinh A sáng chế ra máy bắt bọ xít và được ứng dụng trong thực tế đạt hiệu quả cao. Việc làm đó thể hiện?

A. A là người năng động, sáng tạo.
B. A là người tích cực.
C. A là người sáng tạo.
D. A là người cần cù.

Câu 9: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự thiếu năng động, sáng tạo của học sinh?

A. Luôn giở sách giải ra chép khi gặp bài khó.
B. Hãng hái giơ tay phát biểu trong giờ học.
C. Mạnh dạn nhờ thầy cô, bạn bè giảng lại bài khi chưa hiểu.
D. Chủ động đọc thêm sách, báo để nâng cao sự hiểu biết của bản thân.

Câu 10: Quan điểm nào dưới đây không phải biểu hiện của năng động, sáng tạo?

A. Ăn cây nào, rào cây nấy.
B. Cái khó ló cái khôn.
C. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
D. Non cao cũng có đường trèo/ Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi.

Câu 11: Đối lập với năng động và sáng tạo là?

A. Làm việc máy móc, không khoa học.
B. Đức tính ỷ lại, phó mặc.
C. Trông chờ vào người khác.
D. Cả A, B, C.

Câu 12: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm là biểu hiện của người

A. Thụ động
B. Lười biếng
C. Năng động
D. Khoan dung.

Câu 13: Biểu hiện nào dưới đây được coi là tính năng động, sáng tạo?

A. Dám làm việc khó khăn mà người khác né tránh.
B. Luôn làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo.
C. Có ý kiến riêng và bằng mọi giá bảo vệ ý kiến đó.
D. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình.

Câu 14: Năng động, sáng tạo trong học tập được biểu hiện khi

A. Chỉ học bài khi bố mẹ nhắc nhở.
B. Lười suy nghĩ khi gặp bài khó.
C. Thực hiện đúng nội quy nhà trường để khỏi bị phạt.
D. Tự lập kế hoạch học tập và rèn luyện của bản thân trong mỗi năm học.

Câu 15: Biểu hiện nào dưới đây không phải ý nghĩa của năng động, sáng tạo?

A. Giúp con người làm nên những kì tích vẻ vang.
B. Giúp mỗi người đạt được bất cứ điều gì mình mong muốn.
C. Giúp con người vượt qua những ràng buộc, khó khăn của hoàn cảnh.
D. Giúp con người đạt được mục đích đề ra nhanh chóng, tốt đẹp.

Câu 16: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm được gọi là?

A. Năng động.
B. Chủ động.
C. Sáng tạo.
D. Tích cực.

Câu 17: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về năng động, sáng tạo?

A. Rèn luyện tính năng động, sáng tạo trước hết phải có ý thức tự giác.
B. Chỉ những người trẻ tuổi mới phát huy được tính năng động, sáng tạo.
C. Siêng năng, cần cù, chăm chỉ là yếu tố tạo nên tính năng động và sáng tạo.
D. Không có động lực nào giúp ta say mê làm việc bằng tình yêu đối với công việc.

Câu 18: Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo là?

A. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là động lực để năng động.
B. Năng động là động cơ để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.
C. Năng động là mục đích để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.
D. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

Câu 19: Người có tính năng động sáng tạo

A. Luôn chờ đợi may mắn đến với mình.
B. Dễ dàng chấp nhận những cái đã có sẵn.
C. Say mê tìm kiếm những cái mới mẻ, đem lại hữu ích cho cuộc đời.
D. Nhạy bén trong việc bắt chước, học lỏm những thành tựu của người khác.

Câu 20: Bản chất của sáng tạo thể hiện ở chỗ sản phẩm của sáng tạo

A. Thường lặp lại cái đã có và có ích cho người sản xuất.
B. Không lặp lại cái đã có và có ích cho người sản xuất.
C. Không lặp lại cái đã có và có hại cho người sản xuất.
D. Lặp lại cái đã có và không đem lại lợi ích cho người sản xuất.

Câu 21: Say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có được gọi là?

A. Sáng tạo.
B. Tích cực.
C. Tự giác.
D. Năng động.

Câu 22: Trường hợp nào dưới đây thể hiện sự năng động?

A. Bạn Q học Tiếng Anh trong giờ Văn.
B. Bạn M chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
C. Bạn T luôn tìm những cách giải mới cho một bài toán.
D. Bạn P trốn học để đi làm thêm kiếm tiền.

Câu 23: Trong giờ học môn Công nghệ, cô giáo phân công mỗi nhóm lắp một bảng điện dân dụng. Bạn 1 nhóm em đưa ra sáng kiến, mỗi bạn trong nhóm đóng, tiền thuê người làm để được điểm cao. Các bạn nhất trí và khen T sáng tạo. Là người hiệu về sự sáng tạo, em sẽ làm gì?

A. Nhất trí với ý kiến của T và các bạn để cùng thực hiện.
B. Vận động các bạn không làm theo ý kiến của T và đề nghị T rời khỏi nhóm.
C. Xin cô chuyển sang nhóm khác vì không đồng tình với việc làm của T và các bạn.
D. Thuyết phục các bạn tự làm để có kinh nghiệm.

Câu 24: Những điều được cho là năng động, sáng tạo trong công việc là?

A. Biết sắp xếp công việc của mình sao cho hợp lý.
B. Suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết trong công việc hàng ngày.
C. Người năng động, sáng tạo thì càng vất vả.
D. Cả A và B.

Câu 25: Trong các hành vi dưới đây , hành vi nào thể hiện tính năng động ?

A. Tham gia các hoạt động của lớp và nhà trường đưa ra.
B. giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
C. Tự tin phát biểu trước đám đông.
D. Cả A,B,C

Câu 26: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính sáng tạo trong công việc?

A. Vứt đồ đặc bừa bãi
B. Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý
C. Đang làm việc này, lại chạy ra làm việc khác
D. Chỉ làm theo những điều được hướng đẫn, chỉ bảo.

Câu 27: Câu tục ngữ : “Phải biết lấy mềm để thắng cứng. Lấy yếu để thắng mạnh” nói về người như thế nào.

A. Lười làm , ham chơi
B. Chỉ biết lợi cho mình
C. Có tính năng động, sáng tạo
D. Dám nghĩ , dám làm.

Câu 28 Người nông dân nghiên cứu, sáng chế ra máy bóc lạc phục vụ trong sản xuất được gọi là?

A. Năng động, sáng tạo.
B. Tích cực, tự giác.
C. Cần cù, tự giác.
D. Cần cù, chịu khó.

Câu 29: Bạn học sinh A sáng chế ra máy bắt bọ xít và được ứng dụng trong thực tế đạt hiệu quả cao. Việc làm đó thể hiện?

A. A là người năng động, sáng tạo.
B. A là người tích cực.
C. A là người sáng tạo.
D. A là người cần cù.

Câu 30: Đối lập với năng động và sáng tạo là?

A. Làm việc máy móc, không khoa học.
B. Đức tính ỷ lại, phó mặc.
C. Trông chờ vào người khác.
D. Cả A,B,C.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *