Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Kết nối tri thức với cuộc sống

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Kết nối tri thức với cuộc sống

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 11 tham khảo.

Bạn đang đọc: Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Kết nối tri thức với cuộc sống

Trắc nghiệm Sử 11 bài 7 tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh kiến thức về Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam có đáp án kèm theo. Qua đó các bạn học sinh có thêm nhiều tư liệu tham khảo, củng cố kiến thức lịch sử để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới.

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Kết nối tri thức

Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng ở Việt Nam (năm 938)?

A. Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, không thông thạo địa hình.
B. Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất.
C. Quân Nam Hán lực lượng ít, khí thế chiến đấu kém cỏi, vũ khí thô sơ.
D. Tài thao lược và vai trò chỉ huy của Ngô Quyền cùng các tướng lĩnh khác.

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng là: C

– Một số nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng ở Việt Nam (năm 938):

+ Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, không thông thạo địa hình.

+ Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất.

+ Tài thao lược và vai trò chỉ huy của Ngô Quyền cùng các tướng lĩnh khác.

Câu 2. Người đã chỉ huy nhân dân Đại Cồ Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là

A. Đinh Bộ Lĩnh.
B. Lê Hoàn.
C. Ngô Quyền.
D. Lý Công Uẩn.

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng là: B

Người đã chỉ huy nhân dân Đại Cồ Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là Lê Hoàn.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?

A. Nền độc lập của đất nước Đại Cồ Việt được giữ vững.
B. Đất nước được thống nhất, thoát ra khỏi chiến tranh loạn lạc.
C. Khiến cho nhà Tống sợ hãi, từ bỏ tham vọng xâm lược nước ta.
D. Chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ cho dân tộc.

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng là: B

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (981) đã bảo vệ vững chắc nền độc lập của nhà nước Đại Cồ Việt.

Câu 4. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê kết thúc thắng lợi là bởi

A. quân dân Đại Cồ Việt đã chiến đấu anh dũng.
B. Lê Hoàn đề nghị giảng hòa để giảm bớt hao tổn.
C. nhà Tống bị hao tổn binh lực nên chủ động rút quân.
D. nhà Tống nhận thấy việc xâm lược Đại Việt là phi nghĩa.

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng là: A

Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thắng lợi là do tinh thần chiến đấu của quân và dân Đại Cồ Việt để bảo vệ nền độc lập non trẻ. Đây là nhân tố quan trọng nhất đưa đến thắng lợi.

Câu 5. Sau cuộc tập kích trên đất nhà Tống, Lý Thường Kiệt nhanh chóng rút quân về nước để

A. chuẩn bị lực lượng tiến công tiếp.
B. kêu gọi Chăm-pa cùng đánh Tống.
C. chuẩn bị phòng tuyến chặn giặc.
D. kêu gọi nhân dân rút lui, sơ tán.

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng là: C

Sau 42 ngày chiến đấu, dưới sự chỉ đạo của Lý Thường Kiệt, quân dân nhà Lý đã hạ được thành Ung Châu – căn cứ mạnh nhất của quân Tống, tiêu hủy hết kho lương dự trữ rồi nhanh chóng rút quân về chuẩn bị phòng tuyến chặn giặc.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vị trí địa lí chiến lược của Việt Nam?

A. Là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á.
B. Nằm trên các trục đường giao thông quốc tế huyết mạch.
C. Là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo.
D. Kiểm soát tuyến đường thương mại giữa Ấn Độ và Đông Nam Á.

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng là: D

– Vị trí địa lí chiến lược của Việt Nam:

+ Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á – khu vực nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối châu Á và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

+ Việt Nam cũng là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á; giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo,…

+ Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dân cư đông đúc,…

Câu 7. Việt Nam được coi là “cầu nối” giữa Trung Quốc với khu vực nào?

A. Đông Bắc Á.
B. Đông Nam Á.
C. Tây Nam Á.
D. Nam Á.

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng là: B

Việt Nam được coi là “cầu nối” giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á.

Câu 8. Trong lịch sử Việt Nam, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quyết định đối với

A. sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam.
B. chính sách đối nội, đối ngoại của đất nước.
C. chiều hướng phát triển kinh tế của đất nước.
D. tình hình văn hóa – xã hội của quóc gia.

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng là: A

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam.

Câu 9. Nhân vật lịch sử nào nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây?

“Đố ai trên Bạch Đằng giang,
Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời,
Phá quân Nam Hán tời bời,
Gươm thần độc lập giữa trời vang lên?”

A. Lê Hoàn.
B. Ngô Quyền.
C. Trần Hưng Đạo.
D. Dương Đình Nghệ.

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng là: B

Nội dung câu đố trên đề cập đến Ngô Quyền

Câu 10. Kế sách nào của Ngô Quyền đã được quân dân nhà Tiền Lê kế thừa, vận dụng để đánh đuổi quân Tống xâm lược (981)?

A. Tiên phát chế nhân.
B. Đánh thành diệt viện.
C. Vườn không nhà trống.
D. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng.

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng là: D

Kế sách đóng cọc trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền đã được quân dân nhà Tiền Lê kế thừa, vận dụng để đánh đuổi quân Tống xâm lược (981).

…………..

Tải file tài liệu để xem thêm trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 7

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *