Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 9 Chân trời sáng tạo (Có đáp án)

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 9 Chân trời sáng tạo (Có đáp án)

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 9 Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích tổng hợp 20 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh kiến thức về Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ với các mức độ: vận dụng, thông hiểu và vận dụng cao.

Bạn đang đọc: Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 9 Chân trời sáng tạo (Có đáp án)

File trắc nghiệm Sử 11 Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ có đáp án giải chi tiết kèm theo sẽ giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập. Qua đó có định hướng học tập, ôn luyện đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Vậy dưới đây là 20 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 9 CTST, mời các bạn cùng theo dõi.

Câu hỏi trắc nghiệm Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ

    Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 9

    Câu 1. Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần

    A. được thành lập.
    B. bước vào giai đoạn phát triển đỉnh cao.
    C. lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
    D. sụp đổ.

    Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh sự khủng hoảng, suy yếu về kinh tế của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?

    A. Thiên tai (hạn hán, bão, lụt,…), mất mùa thường xuyên xảy ra.
    B. Nhà nước thực hiện nghiêm ngặt chính sách “bế quan tỏa cảng”.
    C. Ruộng đất tư bị thu hẹp; diện tích ruộng đất công được mở rộng.
    D. Các đô thị (Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà,…) dần lụi tàn.

    Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?

    A. Sản xuất nông nghiệp sa sút.
    B. Thường xuyên mất mùa, đói kém.
    C. Ruộng đất công ngày càng mở rộng.
    D. Ruộng đất tư ngày càng mở rộng.

    Câu 4. Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, dưới triều Trần, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục ở nhiều vùng miền trên cả nước, tiêu biểu là

    A. khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương.
    B. khởi nghĩa của Phùng Hưng ở Đường Lâm.
    C. khởi nghĩa của Mai Thúc Loan ở Hoan Châu.
    D. khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh ở Thanh Hóa.

    Câu 5. Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, dưới triều Trần, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục ở nhiều vùng miền trên cả nước, tiêu biểu là

    A. khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai.
    B. khởi nghĩa của Phùng Hưng ở Đường Lâm.
    C. khởi nghĩa của Mai Thúc Loan ở Hoan Châu.
    D. khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh ở Thanh Hóa.…

    Câu 6. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình xã hội ở Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?

    A. Đất nước thanh bình, thịnh trị.
    B. Đời sống nhân dân ấm no, yên bình.
    C. Các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để.
    D. Diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì.

    Câu 7. Nội dung nào sau đây phản ánh sự suy yếu về chính trị của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?

    A. Chính quyền trung ương tê liệt; đất nước bị chia cắt, loạn lạc.
    B. Nhà Trần phải thần phục, cống nạp sản vật cho Chân Lạp.
    C. Nhà Trần bất lực trước các cuộc tấn công của Chămpa.
    D. Nhà Minh xâm lược và áp đặt ách đô hộ lên Đại Việt.

    Câu 8. Nội dung nào sau đây phản ánh sự suy yếu về chính trị của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?

    A. Nhà Trần bất lực trước các yêu sách ngang ngược của nhà Minh.
    B. Chính quyền trung ương tê liệt; đất nước bị chia cắt, loạn lạc.
    C. Nhà Trần phải thần phục, cống nạp sản vật cho Chân Lạp.
    D. Nhà Minh xâm lược và áp đặt ách đô hộ lên Đại Việt.

    Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình chính trị ở Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?

    A. Tầng lớp quý tộc Trần cũng suy thoái, không còn giữ kỉ cương, phép nước.
    B. Vua, quan lại sa vào ăn chơi, hưởng lạc, không quan tâm việc triều chính.
    C. Nhà Minh gây sức ép, hạch sách đòi cống nạp, đe doạ xâm lược Đại Việt.
    D. Đại Việt và Chăm-pa duy trì mối quan hệ ngoại giao hòa hảo, tốt đẹp.

    Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những yêu cầu khách quan đặt ra cho nhà nước Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?

    A. Xây dựng, củng cố đất nước về mọi mặt.
    B. Giải quyết khủng hoảng kinh tế – xã hội.
    C. Thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc Trần.
    D. Duy trì các chính sách cai trị cũ để ổn định đất nước.

    Đáp án trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 9

    Câu 1.

    Đáp án đúng là: C

    Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần lâm vào khủng hoảng, suy yếu trên nhiều lĩnh vực.

    Câu 2.

    Đáp án đúng là: A

    Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, các hiện tượng hạn hán, bão, lụt, vỡ đê,… xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước. Bên cạnh đó, do nhà Trần không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi,…. nên nhiều năm bị mất mùa, đói kém.

    Câu 3.

    Đáp án đúng là: C

    – Tình hình kinh tế của Đại Việt cuối thế kỉ XIV:

    + Sản xuất nông nghiệp sa sút.

    + Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên diễn ra.

    + Quý tộc, quan lại, địa chủ tìm cách chiếm đoạt ruộng đất trên quy mô lớn. Ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp.

    Câu 4.

    Đáp án đúng là: A

    Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, dưới triều Trần, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục, tiêu biểu là: khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương; khởi nghĩa của nhà sư Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai,…

    Câu 5.

    Đáp án đúng là: A

    Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, dưới triều Trần, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục, tiêu biểu là: khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương; khởi nghĩa của nhà sư Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai,…

    Câu 6.

    Đáp án đúng là: D

    Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, dưới triều Trần, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục, tiêu biểu là: khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương; khởi nghĩa của nhà sư Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai,…

    Câu 7.

    Đáp án đúng là: C

    Từ nửa sau thế kỉ XIV, triều Trần suy yếu đến mức không còn khả năng bảo vệ sự an toàn của đất nước, bất lực trước các cuộc tấn công của Chămpa và những yêu sách ngang ngược của nhà Minh.

    Câu 8.

    Đáp án đúng là: A

    Từ nửa sau thế kỉ XIV, triều Trần suy yếu đến mức không còn khả năng bảo vệ sự an toàn của đất nước, bất lực trước các cuộc tấn công của Chămpa và những yêu sách ngang ngược của nhà Minh.

    Câu 9

    Đáp án đúng là: D

    – Tình hình chính trị ở Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV:

    + Vua và tầng lớp quý tộc, quan lại nhà Trần ngày càng sa vào những thú ăn chơi, hưởng lạc. Trong triều, trung thần thì ít mà kẻ gian nịnh, cơ hội thì nhiều.

    + Tầng lớp quý tộc Trần cũng suy thoái, không còn giữ kỉ cương, phép nước.

    + Ở phía nam, từ nửa sau thế kỉ XIV, Chiêm Thành liên tục đưa quân tấn công Đại Việt. Ở phía bắc, từ sau khi thành lập, nhà Minh thường xuyên yêu cầu Đại Việt cống nộp thầy thuốc, giống cây, lương thực, voi, ngựa,… Quan hệ giữa Đại Việt và nhà Minh ngày càng xấu đi.

    Câu 10

    Đáp án đúng là: D

    Cuối thế kỉ XIV, Đại Việt lâm vào khủng hoảng trầm trọng trên các lĩnh vực kinh tế – chính trị – xã hội. Tình hình đó đã đặt ra yêu cầu khách quan cho nhà nước Đại Việt là phải: giải quyết khủng hoảng kinh tế – xã hội, thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc nhà Trần, xây dựng, củng cố đất nước về mọi mặt.

    …………

    Tải file tài liệu để xem thêm File trắc nghiệm Sử 11 Bài 9

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *