Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 21 (Có đáp án)

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 21 (Có đáp án)

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 21 là tài liệu vô cùng hữu ích không thể thiếu đối với các em học sinh lớp 12. Tài liệu bao gồm các dạng câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh kiến thức bài Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) với các mức độ: vận dụng, thông hiểu và vận dụng cao.

Bạn đang đọc: Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 21 (Có đáp án)

File trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 21 gồm 60 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo sẽ giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập. Qua đó có định hướng học tập, ôn luyện đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành cùng các bạn trên con đường chinh phục 9+ môn Lịch sử 12. Bên cạnh đó các em có thể tham khảo thêm cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử, sơ đồ tư duy Lịch sử 12.

Trắc nghiệm Sử 12 Bài 21 có đáp án

Câu 1. Sự kiện quan trọng nào đã xảy ra vào ngày 10/10/1954?

A. Miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng.
B. Trung ương Đảng và Chính phủ trở về Thủ đô.
C. Quân ta tiến vào tiếp quản Thủ đô.
D. Tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Việt Nam.

Đáp án: C

Câu 2. Pháp thực hiện rút quân khỏi miền Nam Việt Nam trong bối cảnh nào ?

A. Tất cả mọi điều khoản được quy định tại Hiệp định đã được hoàn tất.
B. Pháp đã hoàn tất chuyển giao mọi trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ cho chính quyền Bửu Lộc.
C. Pháp đã xúc tiến mọi việc cho công cuộc thống nhất đất nước bằng con đường tổng tuyển
cử hai miền.
D. Rất nhiều điều khoản trong Hiệp định Giơ-ne-vơ chưa được hoàn tất.

Đáp án: B

Câu 3. Điền từ còn thiếu trong câu nói sau của Ngoại trưởng Đa-lét (Mĩ): Từ nay về sau, vấn đề bức thiết không phải là than tiếc dĩ vãng, mà là lợi dụng thời cơ để việc thất thủ Bắc Việt Nam không mở đường cho ….. bành trướng ở Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương”

A. Chủ nghĩa xã hội.
B. Chủ nghĩa cộng sản.
C. Cách mạng giải phóng dân tộc.
D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Đáp án: B

“Từ nay về sau, vấn đề bức thiết không phải là than tiếc dĩ vãng, mà là lợi dụng thời cơ để việc thất thủ Bắc Việt Nam không mở đường cho chủ nghĩa cộng sản bành trướng ở Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương”.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình chung của cách mạng Việt Nam sau năm 1954?

A. Việt Nam đã hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Việt Nam đã hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc.
C. Nhà nước đã hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Một nửa đất nước đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Đáp án: D

Câu 5. Vấn đề ruộng đất cho dân cày đã được khẳng định lần đầu tiên trong văn kiện nào của Đảng ?

A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930).B. Luận cương chính trị của Đảng (10/1930).
C. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10/1930.
D. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất (3/1935).

Đáp án: A

Vấn đề ruộng đất cho dân cày đã được khẳng định lần đầu tiên trong Cương lĩnh chính trị của Đảng (2/1930). Cương lĩnh đã xác định việc thực hiện thổ địa cách mạng để chia ruộng đất cho nông dân.

Câu 6. Cho đến năm 1956, ta đã tiến hành bao nhiêu đợt cải cách ruộng đất ?

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Đáp án: D

Câu 7. Nội dung nào không phản ánh đúng thành tựu của công cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam trong những năm 1954 – 1956?

A. Đã chia được 81 vạn héc-ta ruộng đất cho các hộ nông dân.
B. Hơn 2,5 triệu hộ gia đình nông dân Việt Nam được cấp ruộng đất.
C. Thủ tiêu hoàn toàn thế lực kinh tế của giai cấp địa chủ nông thôn.
D. Góp phần hình thành tầng lớp tiểu địa chủ ở nông thôn miền Bắc.

Đáp án: D

Câu 8. Nội dung nào không phản ánh đúng sai lầm mà miền Bắc gặp phải trong công cuộc hoàn thành cải cách ruộng đất (1954 – 1956)?

A. Quy nhầm một số nông dân, cán bộ, đảng viên thành địa chủ phong kiến.
B. Không nhìn nhận chính xác những địa chủ tham gia kháng chiến, tầng lớp trên có công với cách mạng.
C. Không nắm vững phân định thành phần giai cấp, áp dụng máy móc giáo điều.
D. Phát hết ruộng đất cho nông dân nên nhà nước không còn ruộng.

Đáp án: D

Câu 9. Trong hơn hai năm tiến hành cải cách ruộng đất (1954 – 1956), miền Bắc Việt Nam đã tiến hành

A. 5 đợt giảm tô và 4 đợt cải cách ruộng đất.
B. 6 đợt giảm tô và 4 đợt cải cách ruộng đất.
C. 5 đợt giảm tô và 6 đợt cải cách ruộng đất.
D. 6 đợt giảm tô và 5 đợt cải cách ruộng đất.

Đáp án: B

Câu 10. Nhiệm vụ chính của cách mạng miền Bắc trong những năm 1958 – 1960 là:

A. hoàn thành cách mạng ruộng đất.
B. tập trung cải tạo quan hệ sản xuất.
C. cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế xã hội.
D. bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

Đáp án: C

Câu 11. Khâu chính của công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong những năm 1958 – 1960 là

A. thành lập các công ty công thương nghiệp tư bản tư doanh.

B. vận động hợp tác hoá trong sản xuất nông nghiệp.
C. phát triển thành phần kinh tế quốc doanh.
D. phát triển các ngành nghề thủ công.

Đáp án: B

Câu 12. Đến năm 1960, công cuộc phát triển kinh tế – xã hội ở miền Bắc đã đạt được thành tựu gì ?

A. Xây dựng được 172 xí nghiệp lớn do trung ương quản lí.
B. Xây dựng được 192 xí nghiệp lớn do địa phương quản lí.
C. Xây dựng 500 xí nghiệp lớn do trung ương quản lí.
D. Xây dựng 217 xí nghiệp lớn do trung ương quản lí.

Đáp án: A

Câu 13. Mô hình hợp tác xã được xây dựng trong những ngành kinh tế nào ở Miền Bắc nước ta ?

A. Nông nghiệp, giao thông vận tải.
B. Nông nghiệp, thủ công nghiệp.
C. Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
D. Thủ công, thương nghiệp, công nghiệp.

Đáp án: B

Câu 14. Nội dung nào dưới đây phản ánh đầy đủ nhất thành tựu của cách mạng miền Bắc trong những năm 1954 – 1960?

A. Căn bản xóa bỏ thành phần bóc lột trong đời sống kinh tế xã hội.
B. Hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất ở nông thôn.
C. Hoàn thành công cuộc khôi phục sản xuất, đấu tranh buộc Pháp thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.
D. Hoàn thành cải cách ruộng đất, cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế – xã hội.

Đáp án: D

Giải thích: Trong những năm 1954 – 1960, miền Bắc đã hoàn thành cải cách ruộng đất, cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế – xã hội.

Câu 15. Nhiệm vụ của cách mạng miền bắc ngay sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết là

A. đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm.
B. xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
C. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 158 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 16. Từ năm 1954, Trung ương Đảng đã khẳng định nhiệm vụ của cách mạng Miền Nam là

A. đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, bảo vệ hoà bình, giữ gìn và phát triển lục lượng cách mạng.
B. đấu tranh vũ trang chống Mĩ – Diệm, hoàn thành giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
C. đấu tranh hoà bình chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, tiến tới thống nhất đất nước bằng con đường tổng tuyển cử tự do.
D. Tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Đáp án: A

Câu 17. Trong những năm 1954 – 1958, Đảng chủ trương để nhân dân miền Nam đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm vì

A. lực lượng cách mạng Miền Nam lúc đó còn non yếu, chưa thể tiến hành đấu tranh vũ trang.
B. lúc đó kẻ thù còn chưa dám tiến công lực lượng cách mạng bằng vũ lực.
C. ta tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành Hiệp định Giơnevơ, dựa vào cơ sở pháp lí quốc tế để đấu tranh chính trị với địch là chủ yếu.
D. lúc này đấu tranh bằng quân sự sẽ không đưa lại thắng lợi như ta mong muốn.

Đáp án: C

Câu 18. Phong trào Hoà bình được bắt đầu khi nào ? Ở đâu ?

A. Tháng 8/1954, Hóc Môn – Gia Định.
B. Tháng 8/1955, Sài Gòn – Chợ Lớn.
C. Tháng 8/1954, Sài Gòn – Chợ Lớn
D. Tháng 8/1955, Huế.

Đáp án: C

Câu 19. Phong trào đấu tranh chính trị ở Miền Nam trong những năm 1954 – 1958 đã:

A. làm suy yếu hệ thống chính quyền địch ở các đô thị.
B. tập hợp nhân dân trong một mặt trận chống Mĩ – Diệm rộng lớn.
C. làm thất bại chính sách “tố cộng, diệt cộng” của Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm.
D. bước đầu làm thất bại âm mưu biến Miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

Đáp án: D

Câu 20. Hội nghị nào của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bao nhiêu đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm?

A. Hội nghị lần thứ 15 (1-1959).
B. Hội nghị lần thứ 15 (1-1960).
C. Hội nghị lần thứ 14 (12-1959).
D. Hội nghị lần thứ 14 (1-1960)

Đáp án: A

Câu 21. Hình thức khởi nghĩa chống lại ách thống trị của Mĩ – Diệm đã diễn ra đầu tiên ở đâu ?
A. Bến Tre.
B. Bình Định.
C. Quảng Ngãi.
D. Tây Ninh.

Đáp án: B

Giải thích: Trang 164 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 22. Điền tiếp từ còn thiếu trong câu sau : “Phong trào Đồng khởi đã đánh dấu bước phát triển của cách mạng Miền Nam chuyển từ thế … sang thế… “.

A. bị động … tiến công.
B. phòng ngự bị động … tiến công.
C. giữ gìn lực lượng … tiến công.
D. bị động … chủ động.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 164 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 23. Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam được thành lập vào khi nào? Ở đâu?

A. Ngày 20 /12 /1960, Tây Ninh.
B. Ngày 20/ 2/1960, Bình Định.
C. Ngày 20/12/1961, Bến Tre.
D. Ngày 20/2/1960, Sóc Trăng.

Đáp án: A

Giải thích: Trang 164 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 24. Người đầu tiên giữ chức Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là

A. Nguyễn Thị Bình.
B. Nguyễn Hữu Thọ.
C. Huỳnh Tấn Phát.
D. Lẽ Đức Thọ.

Đáp án: B

Giải thích: Trang 164 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 25. Nội dung nào phản ánh ý nghĩa lịch sử của phong trào “Đồng khởi”?

A. Làm lung lay toàn bộ hệ thống ngụy quyền Sài Gòn, mở đường cho sự phát triển liên tục của cách mạng miền Nam.
B. Là thắng lợi đánh dấu sự thất bại của chế độ thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.
C. Là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đầu tiên của cách mạng miền Nam, bước đầu lật đổ chính quyền tay sai.
D. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng Miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang tiến công cách mạng.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 164 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 26. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng được tổ chức tại

A. Hương Cảng (Trung Quốc).
B. Sài Gòn.
C. Hà Nội.
D. Tân Trào

Đáp án: C

Giải thích: Trang 165 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 27. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã khẳng định cách mạng miền Bắc

A. có vai trò quyết trực tiếp đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
B. có vai trò quyết định đối với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
C. có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
D. vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 165 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 28. Sau năm 1954, mục tiêu chung của cách mạng hai miền Bắc – Nam Việt Nam là gì ?

A. Kháng chiến chống Mĩ, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
B. Kháng chiến chống Mĩ ở miền Bắc, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Nam.
C. Hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước, thực hiện hoà bình, thống nhất đất nước.
D. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vị cả nước, thực hiện hoà bình, thống nhất đất nước.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 165 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 29. Đường lối tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc được xác định như thế nào trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III?

A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ – lấy công nghiệp nhẹ là nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
B. Ra sức phái triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ – lấy công nghiệp nhẹ là nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
C. Lấy công nghiệp nặng làm nền tảng của nền kinh tế – ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí.
D. Kết hợp phát triển công nghiệp với nông nghiệp – lấy nông nghiệp là nền tảng của nền kinh tế quốc dân.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 166 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 30. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III đã bầu ai làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng?

A. Hồ Chí Minh.
B. Lê Duẩn.
C. Trường Chinh.
D. Phạm Văn Đồng.

Đáp án: B

Giải thích: Trang 166 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 31. Nội dung nào không phản ánh thành tựu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965)?

A. Giá trị sản lượng công nghiệp nặng năm 1965 tăng 3 lần so với năm 1960.
B. Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93% trong tổng giá trị sản lượng ngành công nghiệp toàn miền Bắc.
C. Công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.
D. Thương nghiệp tư nhân được Nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh được thị trường.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 166-167 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 32. Một trong những công trình thuỷ lợi lớn được xây dựng trong thời kì miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) là

A. công trình thuỷ nông Bắc – Hưng – Hải.
B. công trình thuỷ lợi Bái Thượng.
C. công trình thuỷ lợi Đô Lương.
D. công trình thuỷ nông Thác Huống.

Đáp án: A

Giải thích: Trang 167 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 33. Một trong những phong trào thi đua sản xuất nông nghiệp được phát động trong những năm thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) ở miền Bắc là

A. “thi đua với Thành Công”.
B. “thi đua với Đại Phong”.
C. thi đua hai “tốt”.
D. thi đua ba “nhất”.

Đáp án: B

Giải thích: Một trong những phong trào thi đua sản xuất nông nghiệp được phát động trong những năm thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) ở miền Bắc là “thi đua với Đại Phong”.

Câu 34.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) được tổ chức trong hoàn cảnh nào?

A. Miền Bắc đã hoàn thành công cuộc xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa, nhân dân đang phấn khởi tin tưởng bắt tay xây dựng chế độ mới.
B. Cách mạng miền Nam đang đứng trước những khó khăn lớn, chính sách “tố cộng, diệt cộng” của Mĩ – Diệm đã làm cho lực lượng cách mạng tổn thất nặng nề.
C. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đang gặp khó khăn, chưa có sự ủng hộ của các lực lượng hòa bình trên thế giới.
D. Cách mạng hai miền Nam đang chuyển sang thế tiến công, miền Bắc đã hoàn thành cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế.

Đáp án: B

Giải thích: Trang 165 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 35. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960)có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?

A. Đại hội đã đề ra con đường phát triển của cách mạng Việt Nam: từ cách mạng tư sản dân quyền tiến lên chủ nghĩa xã hội, mở ra thời kỳ mới cho lịch sử dân tộc.
B. Đại hội đã đem lại “nguồn ánh sáng” mới cho dân tộc Việt Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
C. Đại hội đã mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử Việt Nam – thời kỳ cả nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.
D. Đại hội đã tiếp sức, chỉ đường cho cách mạng miền Nam, để nhân dân miền Nam tiến hành cuộc “Đồng khởi” thành công.

Đáp án: B

Giải thích: Trang 165 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 36. Hệ thống đường Trường Sơn được gọi là đường 559 vì

A. con đường này có tổng chiều dài là 559 km.
B. quyết định mở con đường này của Thủ tướng là quyết định mang số 559.
C. tên con đường được đặt vào thời gian mà Đảng quyết định mở đường (5 – 1959).
D. đơn vị đầu tiên tiến hành mở đường có 559 đội viên.

Đáp án: C

Giải thích: Hệ thống đường Trường Sơn được gọi là đường 559 vì tên con đường được đặt vào thời gian mà Đảng quyết định mở đường (5 – 1959).

Câu 37. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là

A. một hình thức mới của chủ nghĩa thực dân cũ, dựa trên nền tảng lực lượng quân ngụy, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, bằng phương tiện chiến tranh Mĩ.
B. một hình thức chiến tranh của chủ nghĩa thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội viễn chinh Mĩ và quân chư hầu.
C. một hình thức chiến tranh của chủ nghĩa thực dân cũ, được tiến hành bằng Quân đội lính đánh thuê, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, phương tiện chiến tranh Mĩ.
D. một hình thức chiến tranh của chủ nghĩa thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, bằng phương tiện chiến tranh Mĩ.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 168-169 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 38. “Ấp chiến lược” – xương sống của chiến tranh đặc biệt – là

A. nơi tập trung quản lí hoạt động kinh tế của nhân dân miền Nam.
B. một loại trại tập trung trá hình được dựng lên để kiểm soát, kìm kẹp nhân dân, thực hiện “tát nước bắt cá”, đánh phá tận gốc phong trào đấu tranh cách mạng miền Nam.
C. một mô hình xây dựng kinh tế – xã hội do Mĩ trực tiếp quản lí ở vùng đô thị miền Nam.
D. một chính sách nhằm cướp lại ruộng đất của nhân dân ta, tạo điều kiện cho các thế lực địa chủ – tư sản hoá ở miền Nam phát triển làm chỗ dựa xã hội cho chính quyền Diệm.

Đáp án: B

Giải thích: “Ấp chiến lược” – xương sống của chiến tranh đặc biệt – là một loại trại tập trung trá hình được dựng lên để kiểm soát, kìm kẹp nhân dân, thực hiện “tát nước bắt cá”, đánh phá tận gốc phong trào đấu tranh cách mạng miền Nam.

Câu 39. Biện pháp nào không được Mĩ – Diệm áp dụng trong quá trình thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ?

A. Tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng hải quân và không quân ra miền Bắc.
B. Trang bị phương tiện chiến tranh hiện đại, phổ biến chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” cho quân nguỵ.
C. Tiến hành các cuộc hành quân càn quét quy mô lớn vào các căn cứ cách mạng.
D. Tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Diệm, xây dựng và phát triển lực lượng ngụy quân.

Đáp án: A

Giải thích: Trang 169 SGK Lịch sử 12 cơ bản

Câu 40. Tại sao Đảng ta đưa chủ trương binh vận là một trong “ba mũi giáp công” để chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

A. Vì cuộc kháng chiến của dân tộc ta là cuộc chiến đấu không cân sức giữa một đế quốc hùng mạnh và một nước nhược tiểu.
B. Vì cuộc kháng chiến của dân tộc ta là một cuộc kháng chiến chống lại chủ nghĩa thực dân mới, phải tích cực binh vận để làm tan rã, sụp đổ ngụy quân, ngụy quyền – chỗ dựa của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
C. Vì lực lượng cách mạng miền Nam còn yếu, dùng binh vận là một mũi giáp công để thực hiện phương châm “lấy vũ khí địch để đánh địch”.
D. Vì cách mạng miền Nam là đi từ phong trào đấu tranh chính trị tiến lên phát động nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng, binh vận cũng là một hình thức đấu tranh chính trị có hiệu quả.

Đáp án: D

Giải thích: Đảng ta đưa chủ trương binh vận là một trong “ba mũi giáp công” để chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ vì cách mạng miền Nam là đi từ phong trào đấu tranh chính trị tiến lên phát động nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng, binh vận cũng là một hình thức đấu tranh chính trị có hiệu quả.

……………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *