Trắc nghiệm Sinh 12 bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến bạn đọc cùng tham khảo.
Bạn đang đọc: Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 39 (Có đáp án)
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 39 bao gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh kiến thức về Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật. Thông qua tài liệu này giúp các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức để đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia 2022 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết trắc nghiệm Sinh 12 bài 39, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Trắc nghiệm Sinh 12 bài 39 Có đáp án
Câu 1: Nhân tố nào gây ra sự biến động kích thước quần thể?
A. Mức sinh sản
B. Mức tử vong
C. Mức xuất cư và nhập cư
D. Cả A, B và C
Câu 2: Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định do
A. Sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm
B. Sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng
C. Sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm
D. Sự thống nhất tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong của quần thể
Câu 3: Trạng thái cân bằng của quần thể đạt được khi
A. Có hiện tượng ăn lẫn nhau.
B. Số lượng cá thể nhiều thì tự chết.
C. Số lượng cá thể ổn định và cân bằng với nguồn sống của môi trường.
D. Tự điều chỉnh.
Câu 4: Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện
A. Biến động theo chu kì ngày đêm.
B. Biến động theo chu kì mùa.
C. Biến động theo chu kì nhiều năm.
D. Biến động theo chu kì tuần trăng.
Câu 5: Điều không đúng về cơ chế tham gia điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là
A. Sự thay đổi mức sinh sản và tử vong dưới tác động của các nhân tố vô sinh và hữu sinh
B. Sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của 1 bộ phận hay cả quần thể
C. Sự điều chỉnh vật ăn thịt và vật kí sinh
D. Tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử cũng tăng trong quần thể
Câu 6: Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể về mức ổn định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường được gọi là
A. Khống chế sinh học
B. Ức chế – cảm nhiễm
C. Cân bằng quần thể
D. Nhịp sinh học
Câu 7: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện?
A. Biến động tuần trăng.
B. Biến động theo mùa
C. Biến động nhiều năm.
D. Biến động không theo chu kì
Câu 8: Các dạng biến động số lượng?
1. Biến động không theo chu kì.
2. Biến động theo chu kì.
3. Biến động đột ngột (do sự cố môi trường)
4. Biến động theo mùa vụ.
Phương án đúng là:
A. 1, 2.
B. 1, 3, 4.
C. 2, 3.
D. 2, 3, 4
Câu 9: Điều không đúng về cơ chế tham gia điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là?
A. Sự thay đổi mức độ sinh sản và tử vong dưới tác động của nhân tố vô sinh và hữu sinh.
B. Sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của một bộ phận hay cả quần thể.
C. Sự điều chỉnh vật ăn thịt và vật kí sinh.
D. Tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử giảm trong quần thể.
Câu 10: Quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào 1 khoảng thời gian nhất định trong năm (thường là mùa hè), còn vào thời gian khác nhau thì hầu như giảm hẳn. Như vậy quần thể này
A. Biến động số lượng theo chu kì năm
B. Biến động số lượng theo chu kì mùa
C. Biến động số lượng không theo chu kì
D. Không biến động số lượng
Câu 11: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là?
A. Sức sinh sản.
B. Sự tử vong.
C. Sức tăng trưởng của cá thể.
D. Nguồn thức ăn từ môi trường.
Câu 12: Ở Việt Nam, sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa nào? Vì sao?
A. Mùa xuân và mùa hè do khí hậu ấm áp, thức ăn dồi dào
B. Mùa mưa do cây cối xanh tốt, sâu hại có nhiều thức ăn
C. Mùa khô do sâu hại thích nghi với khí hậu khô nóng nên sinh sản mạnh
D. Mùa xuân do nhiệt độ thích hợp, thức ăn phong phú
Câu 13: Sự tương quan giữa số lượng thỏ và mèo rừng Canada theo chu kỳ là
A. Số lượng mèo rừng tăng => số lượng thỏ tăng theo.
B. Số lượng mèo rừng giảm => số lượng thỏ giảm theo.
C. Số lượng thỏ tăng => số lượng mèo rừng tăng theo
D. Số lượng thỏ và mèo rừng sẽ cùng tăng vào một thời điểm.
Câu 14: Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là
A. Do các hiện tượng thiên tai xảy ra bằng nhau
B. Do những thay đổi có tính chu kì của dịch bệnh hằng năm
C. Do những thay đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường
D. Do mỗi năm đều có 1 loại dịch bệnh tấn công quần thể
Câu 15: Quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng khi
A. Mật độ cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao
B. Môi trường sống thuận lợi, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù.
C. Mật độ cá thể tăng lên quá cao dẫn đến thiếu thức ăn, nơi ở.
D. Mật độ cá thể giảm xuống quá thấp đe dọa sự tồn tại của quần thể.
Câu 16: Sự tương quan giữa số lượng thỏ và mèo rừng Canada theo chu kì là:
A. Số lượng mèo rừng tăng → số lượng thỏ tăng theo
B. Số lượng mèo rừng giảm → số lượng thỏ giảm theo
C. Số lượng thỏ tăng → số lượng mèo rừng tăng theo
D. Số lượng thỏ và mèo rừng sẽ cùng tăng vào 1 thời điểm
Câu 17: Nhân tố nào là nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể?
A. Khí hậu.
B. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn.
C. Lũ lụt.
D. Nhiệt độ xuống quá thấp.
Câu 18: Quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng khi
A. Mật độ cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao
B. Môi trường sống thuận lợi, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù
C. Mật độ cá thể tăng lên quá cao dẫn đến thiếu thức ăn, nơi ở
D. Mật độ cá thể giảm xuống quá thấp đe dọa sự tồn tại của quần thể
Câu 19: Trong quá trình tiến hóa, các loài đều hướng tới việc tăng mức sống sót bằng cách, trừ
A. Chăm sóc trứng và con non.
B. Tăng tần số giao phối giữa cá thể đực và cá thể cái
C. Chuyển từ thụ tình ngoài sang thụ tinh trong.
D. Đẻ con và nuôi con bằng sữa.
…………….
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm Trắc nghiệm Sinh 12 bài 39