Trong khổ thơ đầu của Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh nào?

Trong khổ thơ đầu của Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh nào?

Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận gì về mùa xuân? là câu hỏi 1 thuộc trang 91 SGK Ngữ văn 7 tập 1. Các lời giải dưới đây giúp các em học sinh củng cố phần Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bạn đang đọc: Trong khổ thơ đầu của Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh nào?

Đề bài: Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận gì về mùa xuân?

Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh nào?

    Hình ảnh miêu tả mùa xuân – Mẫu 1

    • Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh : sông xanh, hoa tím biếc, bầu trời cao rộng.
    • Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận mùa xuân hiện lên đầy yên bình, tươi đẹp và tràn đầy sức sống. Và tác giả đang say sưa cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân.

    Hình ảnh miêu tả mùa xuân – Mẫu 2

    – Trong khổ thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh:

    • “Dòng sông xanh”: Dòng sông xanh thanh bình yên ả – đó là tín hiệu của mùa xuân đã về.
    • “Hoa tím biếc”: Giữa dòng sông xanh đó là màu tím biếc của bông hoa.
    • “Ơi con chim chiền chiện/Hót chi mà vang trời”: Tiếng hót của con chim chiền chiện trong trẻo, vang vọng khắp trời xanh.

    – Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận mùa xuân hiện lên với vẻ tươi mới, thanh bình.

    Hình ảnh miêu tả mùa xuân – Mẫu 3

    Trong khổ thơ đầu của bài thơ “Mùa xuân của tôi”, Thanh Hải đã miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh:

    “Mọc giữa dòng sông xanh
    Một bông hoa tím biếc”

    Dòng sông xanh thanh bình yên ả – đó là tín hiệu của mùa xuân đã về. Giữa dòng sông xanh đó là màu tím biếc của bông hoa. Mùa xuân ở đây thật hào phóng nên sẵn sàng trao tặng cho ai biết trải rộng lòng mình:

    “Ơi con chim chiền chiện
    Hót chi mà vang trời
    Từng giọt long lanh rơi
    Tôi đưa tay tôi hứng”

    Tiếng gọi “ơi” nghe sôi nổi và tha thiết biết bao. Nhà thơ đã đón nhận mùa xuân với tất cả sự thăng hoa của tâm hồn, điêu luyện trong ngòi bút. Câu thơ cứ như câu nói tự nhiên không trau chuốt từ ngữ nhưng vẫn mang âm hưởng thi ca. Câu hỏi tu từ hót “Hót chi mà vang trời” gợi ra tiếng chim hót trong trẻo, vang lừng xa như gần lại rõ ràng, tròn trịa kết thành những giọt sương óng ánh sắc màu đọng lại thành giọt long lanh rơi, rơi mãi. Nhà thơ đã tưởng tượng bằng tất cả rung động của tâm hồn “tôi đưa tay tôi hứng” – người đang hứng tiếng hót hay là hạt mưa rơi. Khổ thơ đầu của “Mùa xuân nho nhỏ” đã khắc họa hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên hiện lên với vẻ bình yên, vui tươi và tràn đầy sức sống.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *