Tuyển tập 22 đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh lớp 9 luyện giải đề thật nhuần nhuyễn, rồi so sánh với kết quả bài làm của mình vô cùng thuận tiện.
Bạn đang đọc: Tuyển tập 22 đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10
Với 22 đề ôn thi vào 10 môn Văn 9, các em còn nắm chắc cấu trúc, các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi vào lớp 10. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm Hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề của các tác phẩm Ngữ văn 9, để ôn thi vào 10 năm 2023 – 2024 hiệu quả. Mời các em cùng tải miễn phí:
Đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn – Đề 1
Câu 1 (2,0 điểm). Cho đoạn văn:
“… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”.
(Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD – 2006)
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?
b. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?
c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?
d. Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì ?
Câu 2 (3,0 điểm).
Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
a. Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo hai câu thơ trên.
b. Những câu thơ vừa chép nằm trong đoạn trích nào của Truyện Kiều? Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích đó.
c. Em hiểu từ “chén đồng” trong đoạn thơ trên như thế nào?
Câu 3 (5,0 điểm).
Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con trong trích đoạn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
Câu 1 (2,0 điểm).
a. | Đoạn văn được trích từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan. | 0,5 đ |
b. | Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn. | 0,5 đ |
c. | Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết chủ yếu là: phép lặp. | 0,5 đ |
d. | Có lẽ là thành phần biệt lập tình thái trong câu. | 0,5 đ |
Câu 2 (3,0 điểm).
a. Chép tiếp 6 câu thơ (1,0 điểm):
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
* Cho điểm:
– Chép đúng (không kể dấu câu):
+ Đúng cả 6 câu: 0,75 điểm.
+ Đúng 4 – 5 câu: 0,5 điểm.
+ Đúng 2 – 3 câu: 0,25 điểm.
– Dấu câu:
+ Đúng 4 dấu câu trở lên: 0,25 điểm.
+ Sai hoặc thiếu từ 3 dấu câu trở lên: không cho điểm.
b. (1,5 điểm).
– Những câu thơ trên nằm trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. (0,5 điểm).
– Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích:
+ Về nội dung (0,5 điểm):
Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.
+ Về nghệ thuật (0,5 điểm):
Nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
c. (0,5 điểm).
Chén đồng: Chén rượu thề nguyền cùng lòng cùng dạ (đồng tâm) với nhau.
Lưu ý: Thí sinh có thể diễn đạt theo cách khác nhưng đúng tinh thần thì vẫn cho điểm tối đa.
Câu 3 (5,0 điểm).
* Yêu cầu về kỹ năng
Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phong phú, tiêu biểu; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo.
* Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tuỳ tiện. Bài viết phải làm nổi bật được tình yêu con sâu nặng của nhân vật ông Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
– Tình cảm của ông Sáu dành cho con trong 3 ngày phép:
+ Tình huống: Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách nhưng thật trớ trêu là bé Thu lại không chịu nhận ông là cha. Đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi.
+ Nỗi nhớ cồn cào mãnh liệt thôi thúc ông Sáu về thăm con. Gặp con, cảm xúc hồi hộp, vui sướng trào dâng trong lòng ông. Nhưng vừa gặp, bé Thu đã hoảng sợ bỏ chạy khiến ông hụt hẫng “… mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”.
+ Trong 3 ngày ở nhà, ông Sáu dành cho con tình cảm sâu sắc và mong chờ tiếng gọi “ba” của con bé. Nhưng bé Thu bướng bỉnh không chịu nhận ba khiến ông rất đau khổ. “Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.”
+ Trong bữa ăn, ông gắp thức ăn cho Thu “miếng trứng cá to vàng để vào chén nó” thể hiện tình yêu thương, chăm chút, muốn bù đắp cho con. Khi con bé hất bỏ miếng trứng cá, ông Sáu rất tức giận đánh vào mông nó một cái và hét lên: “Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?”
+ Khi bé Thu nhận ông là ba, ông sung sướng, nghẹn ngào đến trào nước mắt.
– Trong những ngày ở khu căn cứ:
+ Sau buổi chia tay con, ông Sáu luôn nhớ con da diết xen lẫn với sự ân hận vì đã đánh mắng con.
+ Thái độ vui mừng, sung sướng “Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà” khi nhặt được khúc ngà voi, vì ông sẽ thực hiện được tâm nguyện làm cây lược cho con như đã hứa.
+ Ông Sáu làm cây lược với tất cả sự công phu, kĩ lưỡng, khéo léo. Việc làm đó vừa làm dịu đi nỗi nhớ thương, ân hận vì đã đánh con vừa đốt cháy thêm khao khát được gặp con. “Có cây lược, anh càng mong gặp lại con”.
+ Ông Sáu hi sinh khi chưa kịp trao tận tay món quà cho con gái, nhưng ánh mắt ông, cái nhìn “không đủ lời lẽ để tả lại” của ông đã nói lên tất cả tình yêu ông dành cho con.
– Đánh giá:
+ Đó là tình cảm cao đẹp, sâu nặng, cảm động trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Qua đó người đọc thấm thía những mất mát không gì bù đắp được của con người Việt Nam trong chiến tranh vừa trân trọng tình cảm cao đẹp trong tâm hồn họ.
+ Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất, tạo tình huống độc đáo, đặc biệt thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật góp phần thể hiện chân thực, cảm động tình cảm cao đẹp đó.
* Thang điểm:
Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt tốt, dẫn chứng chọn lọc, phong phú. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
Điểm 4: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, diễn đạt lưu loát, bố cục rõ ràng, dẫn chứng hợp lí. Có thể mắc một số lỗi chính tả, dùng từ.
Điểm 3 : Đáp ứng được khoảng nửa số ý, diễn đạt được, làm rõ trọng tâm. Có thể mắc một số lỗi.
Điểm 1, 2 : Nắm chưa chắc tác phẩm, dẫn chứng nghèo nàn. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 0 : Không hiểu đề, sai lạc cả nội dung và phương pháp.
Các điểm còn lại giám khảo tự cân nhắc.
Lưu ý:
– Phần mở bài và phần kết bài cho điểm tối đa là 1,0 điểm.
– Tổng điểm phần thân bài là 4,0 điểm.
– Việc chi tiết hoá điểm số trong phần thân bài được thống nhất trong hội đồng chấm.
– Điểm của bài thi là tổng điểm các câu cộng lại; cho điểm từ 0 đến 10.
– Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,25 điểm .
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn – Đề 2
Câu 1. (2,0 điểm)
Chỉ ra các phép liên kết và những từ ngữ dùng để liên kết câu trong đoạn văn sau:
“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.”
(Nguyễn Đình Thi – “Tiếng nói của văn nghệ”, SGK Ngữ văn 9, Tập hai – NXB Giáo dục – 2009)
Câu 2. (3,0 điểm)
Bằng kiến thức đã được học, em hãy viết bài thuyết minh (khoảng 300 từ) về tác giả Bằng Việt và bài thơ “Bếp lửa”.
Câu 3. (5,0 điểm)
Hãy phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng (phần trích trong SGK Ngữ văn 9, Tập một – NXB Giáo dục) để thấy được tình cảm sâu nặng mà người cha dành cho con.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
– Do đặc trưng bộ môn, giám khảo cần vận dụng biểu điểm một cách linh hoạt, chủ động; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo, diễn đạt tốt.
– Không hạ thấp yêu cầu của biểu điểm.
– Điểm bài thi là tổng điểm thành phần (có thể lẻ đến 0,25 điểm), không làm tròn.
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
Câu 1. (2 điểm)
Ý |
Nội dung cần đạt |
Điểm |
1. Các phép liên kết |
– Phép lặp từ ngữ – Phép dùng từ ngữ đồng nghĩa, cùng trường liên tưởng – Phép thế – Phép nối |
0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ |
2. Từ ngữ dùng để liên kết câu |
– Trong phép lặp: tác phẩm – Trong phép dùng từ ngữ đồng nghĩa, cùng trường liên tưởng: (những vật liệu mượn ở thực tại) cái đã có rồi; (tác phẩm) nghệ sĩ – Trong phép thế: Anh – Trong phép nối: Nhưng |
0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ |
Câu 2. (3 điểm)
I. Yêu cầu chung:
– Học sinh biết viết một bài văn thuyết minh.
– Bố cục rõ ràng, chữ viết đủ nét, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
II. Yêu cầu cụ thể và cách cho điểm:
Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng bài viết cần có các ý cơ bản sau:
Ý |
Nội dung cần đạt |
Điểm |
1. |
Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh: tác giả Bằng Việt và bài thơ “Bếp lửa”. |
0,25đ |
2. |
Thuyết minh về tác giả: |
0,75đ |
– Tên khai sinh: Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). |
0,25đ |
|
– Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 60, thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. |
0,25đ |
|
– Hiện nay ông là Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội. |
0,25đ |
|
3. |
Thuyết minh về bài thơ “Bếp lửa”: |
1,75đ |
– Xuất xứ: Sáng tác năm 1963, khi tác giả đang học ở Liên Xô cũ, sau được đưa vào tập “Hương cây – Bếp lửa của Bằng Việt – Lưu Quang Vũ |
0,25đ |
|
– Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. – Bố cục: + Khổ 1: hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về bà + 4 khổ tiếp: hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa + Khổ 6: suy ngẫm về bà và cuộc đời bà + Khổ cuối: nỗi nhớ bà khôn nguôi của người cháu đã trưởng thành |
0,25đ |
|
– Giá trị nội dung: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu (…), đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước (…). |
0,75đ |
|
– Giá trị nghệ thuật: Bài thơ đã kết hợp hài hoà nhiều phương thức biểu đạt (…), sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng (…),… |
0,5đ |
|
4. |
Đánh giá chung: |
0,25đ |
“Bếp lửa” là bài thơ hay, xúc động về tình bà cháu, bồi dưỡng cho người đọc tình yêu đối với gia đình, quê hương, đất nước. |
Câu 3. (5,0 điểm)
I. Yêu cầu chung:
– Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (kiểu bài phân tích nhân vật). Qua phân tích biết khái quát, đánh giá ý nghĩa tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
– Bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và diễn đạt.
II. Yêu cầu cụ thể và cách cho điểm:
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (phần trích trong SGK Ngữ văn 9, Tập một), học sinh có thể có nhiều cách sắp xếp ý và diễn đạt khác nhau nhưng cần phải hướng đến các ý cơ bản sau:
Ý |
Nội dung cần đạt |
Điểm |
1. |
Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Quang Sáng, truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, nhân vật ông Sáu – người cha yêu thương con sâu nặng. |
0,5đ |
2. |
Phân tích nhân vật ông Sáu để thấy được tình yêu thương sâu nặng mà người cha dành cho con. Học sinh cần bám vào tình huống truyện, chọn chi tiết nghệ thuật đặc sắc để làm rõ điều đó. |
3,5đ |
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn – Đề 3
Câu 1 (2,0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
(Ngữ văn 8, tập hai, trang 49, NXBGD 2004)
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?
b) Em hiểu từ “thắng địa” trong đoạn văn đã cho như thế nào?
c) Hãy xác định thành phần biệt lập trong câu sau và cho biết đó là thành phần biệt lập gì?
Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi.
d) Hãy chỉ rõ phép thế liên kết câu trong đoạn văn trên.
Câu 2 (2,0 điểm)
Khổ cuối bài thơ “Bếp lửa”, Bằng Việt viết:
“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu”
a) Chép chính xác 3 câu thơ còn lại của khổ thơ.
b) Những câu thơ vừa chép nói lên nội dung gì?
c) Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bếp lửa”.
Câu 3 (6,0 điểm)
Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ LẦN 1 VÀO LỚP 10 THPT
Câu | Nội dung | Điểm |
1 |
a) Đoạn văn đã cho được trích từ văn bản “Chiếu dời đô” (“Thiên đô chiếu”) của tác giả Lí Công Uẩn. Tiêu chí cho điểm: – Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời được yêu cầu trên; – Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Chỉ trả lời đúng tên văn bản hoặc tên tác giả; – Mức không đạt (0 điểm): Trả lời sai hoàn toàn hoặc không làm bài. |
0,5 |
b) “Thắng địa”: chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp. Tiêu chí cho điểm: – Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời được yêu cầu trên; – Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Chỉ trả lời đúng “phong cảnh đẹp” hoặc “địa thế đẹp”; – Mức không đạt (0 điểm): Trả lời sai hoàn toàn hoặc không làm bài. |
0,5 |
|
c) Thành phần biệt lập: “kinh đô cũ của Cao Vương”. Đây là thành phần phụ chú. Tiêu chí cho điểm: – Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời được yêu cầu trên; – Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Chỉ trả lời đúng “kinh đô cũ của Cao Vương” hoặc “thành phần phụ chú”; – Mức không đạt (0 điểm): Trả lời sai hoàn toàn hoặc không làm bài. |
0,5 |
|
d) Phép thế liên kết câu trong đoạn văn: “nơi này” (câu 5) thay thế cho “thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương” (câu 1). Tiêu chí cho điểm: – Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời được yêu cầu trên; – Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Chỉ trả lời đúng “nơi này” (câu 5) thay thế cho “thành Đại La” (câu 1) hoặc “kinh đô cũ của Cao Vương” (câu 1); – Mức không đạt (0 điểm): Trả lời sai hoàn toàn hoặc không làm bài. |
0,5 |
|
2 |
a) Chép chính xác 3 câu thơ còn lại của khổ thơ: “Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: – Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…” Tiêu chí cho điểm: – Mức tối đa (0,75 điểm): Chép chính xác theo yêu cầu trên (lưu ý dấu câu chính xác vì đó là dấu hiệu nghệ thuật); – Mức chưa tối đa: + Cho 0,5 điểm: Chép chính xác được 2 câu thơ trong 3 câu thơ trên; + Cho 0,25 điểm: Chép chính xác được 1 câu thơ trong 3 câu thơ trên; – Mức không đạt (0 điểm): Chép không chính xác 3 câu thơ trên hoặc không làm bài. |
0,75 |
b) Nội dung của đoạn thơ: Những thành quả ngày hôm nay cháu có được là nhờ tình yêu thương, sự chăm sóc của bà. Cháu đã lớn khôn, được hưởng cuộc sống với niềm vui rộng mở nhưng vẫn nhớ về bà với niềm thương nhớ khôn nguôi và lòng biết ơn sâu nặng. Tiêu chí cho điểm: – Mức tối đa (0,25 điểm): Trả lời được yêu cầu trên; – Mức không đạt (0 điểm): Trả lời sai hoàn toàn hoặc không làm bài. |
0,25 |
|
c) Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bếp lửa”: – Nội dung: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước. (0,5 điểm) – Nghệ thuật: Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu. (0,5 điểm) Tiêu chí cho điểm: – Mức tối đa (1,0 điểm): Trả lời được yêu cầu trên; – Mức chưa tối đa: + Cho 0,75 điểm: Cơ bản trả lời được yêu cầu trên nhưng còn mắc các lỗi nhỏ; + Cho 0,5 điểm: Trả lời được 1/2 yêu cầu trên, có thể mắc các lỗi nhỏ; + Cho 0,25 điểm: Trả lời được một vài nội dung theo yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chưa thể hiện rõ ràng; – Mức không đạt (0 điểm): Trả lời sai hoàn toàn hoặc không làm bài. |
1,0 |
|
3 |
* Yêu cầu về hình thức: Viết đúng kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (nhân vật văn học); bố cục ba phần đảm bảo rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp. * Yêu cầu về nội dung: Thí sinh có thể kết cấu bài viết theo nhiều cách khác nhau, hoặc có thể phát biểu cảm nhận theo cách riêng của mình về nhân vật Phương Định, miễn là làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật, nhưng nhìn chung phải đảm bảo được các nội dung chính sau đây: a) Mở bài: Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, nội dung chủ đề của tác phẩm; giới thiệu được khái quát vẻ đẹp của nhân vật: Vẻ đẹp của Phương Định là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. b) Thân bài: – Là một cô gái Hà Nội vào chiến trường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc (từng có thời học sinh vô tư ở bên mẹ; vào chiến trường đã ba năm, quen với bom đạn và nguy hiểm, giáp mặt với cái chết nhưng vẫn hồn nhiên, trong sáng, đầy khát khao mơ ước); – Vẻ đẹp của Phương Định qua sự tự nhận xét, đánh giá về cuộc sống của mình: + Là cô gái trẻ với nhiều ấn tượng sâu sắc về ngoại hình rất nữ tính (một cô gái khá, hai bím tóc dày, mềm; cổ cao kiêu hãnh, đôi mắt đẹp; được nhiều người để ý nhưng chưa dành tình cảm riêng cho ai…); + Hồn nhiên, yêu đời, giàu cá tính, nhiều sở thích (hay mơ mộng, thích làm duyên, mê hát, thích mưa đá, hướng về những kỉ niệm đẹp ở thành phố và thời thiếu nữ…); + Giàu tình cảm yêu mến đồng đội trong tổ và trong đơn vị (lo lắng và đỡ chị Thao bị ngã; cứu chữa, chăm sóc khi Nho bị thương; dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả các chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp…); – Vẻ đẹp của Phương Định trong chiến đấu: là một nữ chiến sĩ cẩn thận, thông minh, can đảm và vô cùng anh dũng (một khí phách lẫm liệt được thể hiện trong hoàn cảnh phá bom); – Vẻ đẹp Phương Định được hiện lên qua nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc của nhà văn: Chọn ngôi kể thứ nhất (nhân vật chính là người kể chuyện), tạo điều kiện để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ (tâm lí) của nhân vật; – Đánh giá nhân vật: Vẻ đẹp của Phương Định cũng là vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. c) Kết bài: – Nhận định khái quát thành công xây dựng nhân vật Phương Định; một cô gái có nhiều cá tính, tâm hồn trong sáng, giàu tình cảm, hồn nhiên nhưng can đảm, anh dũng, giàu tình yêu nước; – Phát biểu cảm nghĩ, liên hệ. Tiêu chí cho điểm: * Mức tối đa (6 điểm): Bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng; bố cục chặt chẽ, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng hợp lí; trình bày đầy đủ, khai thác nhân vật sâu sắc theo hướng đề bài yêu cầu; nhận biết được những vẻ đẹp tiêu biểu của nhân vật trong đoạn trích; biết chọn lọc dẫn chứng hợp lí; diễn đạt lưu loát, trình bày sạch đẹp. * Mức chưa tối đa: – Từ 4,25 đến 5,75 điểm: Trình bày tương đối đầy đủ các yêu cầu, khai thác nhân vật sâu sắc; nhận biết được những vẻ đẹp của nhân vật; biết đặt nhân vật trong tác phẩm để xem xét; biết chọn lọc dẫn chứng hợp lí; diễn đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ; trình bày sạch đẹp, có thể mắc một vài lỗi diễn đạt nhưng không nghiêm trọng; – Từ 3,25 đến 4 điểm: Hiểu tác phẩm và nhân vật, lập luận chặt chẽ nhưng chưa biết vận dụng kiến thức vào yêu cầu cụ thể của bài viết, chưa biết đặt nhân vật trong tác phẩm để xem xét; trình bày sạch đẹp; – Từ 2,25 đến 3 điểm: Có kiến thức về tác phẩm và nhân vật, diễn đạt chưa rõ ý, còn chung chung; biết tổ chức bài văn, không mắc những lỗi nghiêm trọng về ngữ pháp và chính tả, nhớ được văn bản và dẫn chứng; – Từ 1,25 đến 2 điểm: Kiến thức tác phẩm và nhân vật sơ sài, không nhớ văn bản, dẫn chứng tiêu biểu; hiểu đề không rõ ràng hoặc diễn đạt không rõ nghĩa, mắc nhiều lỗi ngữ pháp, trình bày; – Từ 0,25 đến 1 điểm: Không có kiến thức về tác phẩm và nhân vật, không hiểu đề nhưng vẫn viết được một số ý có liên quan đến tác phẩm và nhân vật; hoặc diễn đạt quá kém, viết không rõ câu, đoạn, bài văn. * Mức không đạt (0 điểm): Bỏ giấy trắng, hoặc bài viết hoàn toàn lạc đề, kĩ năng diễn đạt và ngữ pháp đều kém. |
6,0 |
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn – Đề 4
Câu 1. (1, 0 điểm)
Trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
(Ngữ văn 9, tập một, NXB giáo dục – 2005)
Từ mặt trời ở câu thứ hai là biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của nó?
Câu 2 (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn ( khoảng 5-7 dòng) giới thiệu về tác giả Hữu Thỉnh, trong đó có sử dụng phép thế và phép nối. Chỉ ra những từ ngữ liên kết thuộc liên kết nào?
Câu 3. (3,0 điểm)
Trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào trang vào thế kỉ mới (Ngữ văn 9, tập hai, NXB giáo dục- 2005), tác giả Vũ Khoan chỉ ra một trong những cái mạnh của con người Việt Nam là “Thông minh nhạy bén với cái mới” còn cái yếu là “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế dom lối học chay, học vẹt nặng nề”.
Hãy viết một bài văn nghị luận (Khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên?
Câu 4. (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê (Phần trích trong ngữ văn 9, tập hai, NXB giáo dục-2005)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát làm bài của thí sinh, chấm tránh lối đếm ý cho điểm.
– Do đặc trưng của môn ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài hát có cảm xúc, sáng tạo, trình bày mạch lạc, chữ đẹp; không cho điểm tối đa (từng câu, toàn bài) đối với những bài phạm nhiều lỗi chính tả, chữ viết trình bày cẩu thả.
– Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm thi.
– Sau khi cộng điểm toàn bài, để nguyên tổng điểm, không làm tròn.
II. Đáp án và thang điểm
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 (1,0 điểm) |
– Từ mặt trời trong câu thơ trên là biện pháp tu từ ẩn dụ |
0.5 điểm |
– Tác dụng: Thể hiện tình cảm của người mẹ đối với con. Con là mặt trời của mẹ; là nguồn hạnh phúc ấm áp vừa gần gũi, vừa thiêng liêng của đời mẹ. Con đã góp phần sưởi ấm lòng tin yêu, ý chí của mẹ trong cuộc sống… |
0.5 điểm |
|
2 (2,0 điểm)
|
– Đoạn văn trên trình bày nét cơ bản về tác giả Hữu Thỉnh (Năm sinh-năm mất, quê quán, đặc điểm thơ, tác phẩm chính…) |
0.5 điểm |
– Đoạn văn phải có sử dụng các phép liên kết: Phép thế và phép nối. Chỉ ra từ ngữ liên kết thuộc các phép liên kết đó (Nếu đúng một phép liên kết cho 0.75 điểm) |
1.5 điểm |
|
3 (3 điểm) |
a, Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. |
|
b, Yêu cầu về hình thức: Thí sinh cần làm rõ các nội dung sau: |
||
-Nêu được vấn đề cần nghị luận |
0.5 điểm |
|
– Suy nghĩ về cái mạnh của con người Việt nam: Thông minh, nhạy bén với cái mới (Vận dụng các thao tác nghị luận để làm rõ cái mạnh của con người Việt Nam; ý nghĩa, tác dụng của nó) |
1.0 điểm |
|
– Suy nghĩ về cái yếu của con người Việt nam: Khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề (Vận dụng các thao tác nghị luận để làm rõ cái yếu của con người Việt Nam; ý nghĩa, tác dụng của nó) |
1.0 điểm |
|
– liên hệ bản thân: Thấy được cái mạnh của bản thân để từ đó có hướng phát huy; Khắc phục những cái yếu, nhất là lối học chay, học vẹt; tăng cường kĩ năng thực hành và vận dụng… |
0.5 điểm |
|
4 (4 điểm) |
a, Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. |
|
b, Yêu cầu về hình thức: Trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm” Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê ( Phần trích trong ngữ văn 9, tập hai), thí sinh trình bày được những cảm nhận của mình về nhân vật Phương Định trong đoạn trích. Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: |
||
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nhân vật Phương Định |
0.5 điểm |
|
|
– Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định không tách rời vẻ đẹp của tập thể nữ tổ trinh sát mặt đường và được đặt trong tình huống thử thách của một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. |
0.5 điểm |
– Nhân vật Phương Định là cô gái Hà Nội vô tư, hồn nhiên, nhạy cảm, hay mơ mộng, thích hát, quan tâm đến hình thức… |
1.0 điểm |
|
– Nhân vật Phương Định là một nữ thanh niên xung phong dũng cảm, không sợ hi sinh, trách nhiệm cao với nhiệm vụ, có tinh thần đồng đội, tinh thần lạc quan… |
1.0 điểm |
|
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật (chủ yếu là miêu tả tâm lí): Truyện kể ở ngôi thứ nhất, cũng là nhân vật chính nên tác giả có điều kiện tập trung miêu tả làm nổi bật thế giới nội tâm phong phú, cao đẹp của nhân vật… |
0.5 điểm |
|
– Đánh giá: Nhân vật Phương Định tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. |
0.5 điểm |
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn – Đề 5
Câu 1: (1 điểm)
Trong truyện ngắn Làng, Kim Lân đã xây dựng một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?
Câu 2: (1 điểm)
Kim vàng ai nỡ uốn câu,
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
Câu ca dao trên khuyên chúng ta điều gì? Điều đó liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 3: (3 điểm)
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con,…”
(Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra)
Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về tính tự lập.
Câu 4: (5 điểm)
Cảm nhận về cảnh mùa xuân trong bốn câu thơ đầu và sáu câu thơ cuối của đoạn trích Cảnh ngày xuân:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
[…]
Tà tà bóng ngà về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
Câu 1:
Trong truyện ngắn Làng, Kim Lân đã xây dựng một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai: Trong lúc đang sống ở vùng tự do, ông Hai được biết tin làng của ông đã trở thành một làng Việt gian. Tin đó đã mang lại rất nhiều xúc động cho ông. Nó khiến ông có nhiều tâm trạng, suy nghĩ và hành động. Qua đó, nó thể hiện lòng yêu làng, yêu nước của ông Hai.
Câu 2: Câu ca dao trên với một số hình ảnh ẩn dụ, kết cấu so sánh đặc sắc: Kim vàng – uốn câu // Người khôn – nặng lời đã đưa ra lời khuyên: chúng ta cần phải có thái độ tế nhị, lịch sự khi nói năng, hội thoại với nhau trong giao tiếp. Điều này liên quan đến phương châm hội thoại lịch sự: khi giao tiếp cần chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác.
Câu 3:
Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau miễn là có đủ một số ý theo quy định. Sau đây là một cách làm cụ thể:
Mở bài: Nêu lại câu văn trên đề bài để dẫn đến tính tự lập
Khi còn nhỏ, chúng ta sống trong sự bảo bọc của ông bà, cha mẹ nhưng không phải lúc nào người thân yêu cũng ở bên cạnh chúng ta. Bàn tay dìu dắt của cha mẹ, đến một lúc nào đó cũng phải buông ra để chúng ta độc lập bước vào đời. Hai chữ “buông tay” trong câu văn của Lý Lan như một bước ngoặt của hai trạng thái được bảo bọc, chở che và phải một mình bước đi. Việc phải bước đi một mình trên đoạn đường còn lại chính là một cách thể hiện tính tự lập.
Thân bài:
+ Giải thích: tự lập là gì? ( nghĩa đen: tự đứng một mình, không có sự giúp đỡ của người khác. Tự lập là tự mình làm lấy mọi việc, không dựa vào người khác).
Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình mà không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh.
+ Phân tích:
Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời.
_ Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở bên để dìu dắt, giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải tập tính tự lập để có thể tự mình lo liệu cuộc đời bản thân.
_ Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng.
_ Dẫn chứng.
+ Phê phán: _ Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. Chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành một gánh nặng cho người thân và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Những người không có tính tự lập, cứ dựa vào người khác thì khó có được thành công thật sự. Cho nên ngay cả trong thế giới động vật, có những con thú đã biết sống tự lập sau vài tháng tuổi.
+ Mở rộng: tự lập không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết và dựa vào đồng loại để tạo nên sức mạnh tổng hợp.
+ Liên hệ bản thân: cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để có thể tự lập, bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất.
Kết bài: Nếu mọi người đều biết sống tự lập kết hợp với tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cuộc sống mỗi người sẽ được hạnh phúc.
Câu 4:
Đây là câu nghị luận văn học yêu cầu trình bày cảm nhận về một nội dung trong một đoạn thơ. Bài viết cần đáp ứng yêu cầu của việc viết một bài văn nghị luận văn học với đầy đủ bố cục có 3 phần. Bài viết cũng cần thể hiện kỹ năng cảm thụ và phân tích một đoạn thơ để nói lên cảm nhận của mình về đoạn thơ ấy. Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau. Sau đây là một số gợi ý:
– Giới thiệu vài nét về Nguyễn Du và tác phẩm Đoạn trường tân thanh (truyện Kiều).
– Giới thiệu đoạn thơ được dẫn trong đề bài.
– Giới thiệu vị trí của đoạn thơ: 10 câu không liên tiếp trong đoạn trích Cảnh ngày xuân thuộc phần đầu của tác phẩm truyện Kiều. Đoạn thơ miêu tả cảnh mùa xuân trong ngày hội Đạp Thanh.
– Phân tích để trình bày cảm nhận về cảnh mùa xuân trong 4 câu thơ đầu: đó là quang cảnh tháng thứ ba của mùa xuân với nét đẹp xanh tươi, thanh khiết và phóng khoáng của: cỏ non xanh tận chân trời, cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Chú ý các chi tiết: hình ảnh con én gợi đến mùa xuân; hình ảnh cỏ non xanh tận chân trời, cành lê trắng, từ “điểm” mang lại sức sống cho bức tranh cảnh mùa xuân. Thí sinh có thể liên hệ so sánh với một vài câu thơ miêu tả về mùa xuân (sóng cỏ tươi xanh gợn đến trời – Hàn Mặc Tử; Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc – Thanh Hải) để làm nổi bật nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du.
– Phân tích để trình bày cảm nhận về cảnh mùa xuân trong 6 câu thơ cuối của đoạn thơ: đó là cảnh buổi chiều lúc chị em Thúy Kiều trở về. Bức tranh buổi chiều được miêu tả với nét đẹp dịu dàng, thanh nhẹ, nhuốm màu tâm trạng, bâng khuâng, xao xuyến mà con người thường có sau một cuộc vui và trong một buổi chiều tà. Cảnh được miêu tả bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Thí sinh cần khai thác những từ láy được sử dụng một cách khéo léo trong đoạn thơ: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ. Những từ láy nói trên vừa có tác dụng miêu tả cảnh vật, vừa gợi tới tâm trạng của con người trong cảnh vật. Thí sinh cũng có thể liên hệ so sánh với một vài câu thơ khác (Trước xóm sau thôn tựa khói lồng / Bóng chiều man mác có dường không / Theo hồi còi mục trâu về hết / Cỏ trắng từng đôi liệng xuống đồng – Trần Nhân Tông) để làm nổi bật nét riêng của buổi chiều mùa xuân trong 6 câu thơ này.
– Nhận xét đánh giá chung về đoạn thơ ở nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa: nghệ thuật miêu tả đặc sắc, hệ thống từ giàu chất tạo hình; bức tranh mùa xuân đẹp, thanh khiết, dịu nhẹ và đầy tâm trạng; thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du.
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.