Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Đi trong hương tràm gồm 2 mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh nắm vững được kiến thức biết cách viết bài văn hay sáng tạo, đầy đủ các ý để phân bổ thời gian cho hợp lí.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Đi trong hương tràm
Phân tích bài thơ Đi trong hương tràm giúp chúng ta cảm nhận được nỗi nhớ cùng tình cảm chân thành của mình đến em. Thứ tình yêu giản dị nhưng thủy chung này luôn là thứ mà chúng ta hàng ao ước. Mong rằng, qua bài thơ, ai cũng tìm được cho mình một người như nhân vật “anh” và có được thứ tình cảm tốt đẹp ấy. Vậy sau đây là 2 dàn ý phân tích Đi trong hương tràm chi tiết mời các bạn đón đọc.
Dàn ý phân tích bài thơ Đi trong hương tràm
Dàn ý phân tích Đi trong hương tràm
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu cảm nhận chung về bài thơ.
2. Thân bài:
* Chủ đề và cảm hứng chủ đạo: thông qua hình ảnh hoa tràm, chủ thể trữ tình khéo léo bày tỏ tình cảm nhớ thương da diết với “em”.
2.1. Phân tích, đánh giá nội dung bài thơ:
* Các hình ảnh thiên nhiên:
- Hoa tràm: e ấp sau những lớp lá xanh tươi -> gợi ra vẻ đẹp thanh khiết, tinh khôi.
- Vòm lá: tươi tốt, bao học lấy hoa tràm.
- Hương tràm: hòa trong làn gió, bay khắp trời mây.
-> Hương tràm là hình ảnh xuất hiện xuyên suốt bài thơ, là hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của chủ thể trữ tình khi thiếu vắng hình bóng “em”.
* Cảm xúc của nhân vật trữ tình: nhớ thương “em” da diết:
– Tình cảm của nhân vật trữ tình được gợi lên thông qua hình ảnh “hương tràm”:
- “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”: hương hoa thoáng qua làm con người không khỏi nhớ tới những ngày bên nhau.
- Hương tràm bên anh, mà em đi đâu”: sự cô đơn, lạc lõng khi đứng giữa thế gian rộng lớn và khi “em” không còn cạnh bên.
- Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao”: nhân vật trữ tình luôn cảm nhận được tình cảm của “em” thông qua hương tràm -> tình yêu cao đẹp vẫn hiển hiện trong trái tim “anh” và “em”, trong cuộc sống dung dị.
– Tác giả sử dụng biện pháp điệp ngữ “dù”, “anh vẫn” để nhấn mạnh và khẳng định vào tấm lòng chân thành, thủy chung trong tình yêu của nhân vật trữ tình.
2.2. Phân tích, đánh giá đặc sắc nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc.
- Ngôn từ trong sáng, mộc mạc.
- Sử dụng thành công biện pháp điệp từ “dù”, “anh vẫn”.
3. Kết bài:
– Khẳng định lại giá trị tác phẩm.
Lập dàn ý phân tích Đi trong hương tràm
I. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
II. Thân bài
* Khổ 1: Thiên nhiên khắc họa nỗi nhớ
– Câu hỏi tu từ ở câu đầu tiên, xưng “em” gợi cảm giác ngọt ngào, trữ tình.
– Tác giả cảm nhận thiên nhiên bằng nhiều giác quan: thị giác, khướu giác.
* Khổ 2: Tình cảm cùng nỗi nhớ của tác giả gửi đến “Em”
– Điệp từ “dù” lặp lặp ba lần như một lời khẳng định về nỗi nhớ cùng sự thủy chung của tác giả.
– Khẳng định tầm quan trọng của hương tràm trong tình cảm của hai người.
* Khổ 3: Nỗi lòng của con người trong tình yêu
– Nỗi thương đau cùng niềm hi vọng trong tình yêu của con người.
– Sự tìm kiếm tình yêu vô vọng của “Anh”.
* Khổ 4: Tiếp tục nhấn mạnh vào sự chung thủy cùng tình yêu sâu nặng của nhân vật “Anh” giành cho “Em”.
– Câu thơ “Dù đi đâu và xa cách bao lâu” được lặp lại lần hai.
– Điệp từ “Anh vẫn” như một lời hứa cho tình yêu đôi lứa.
III. Kết bài
– Nêu lên những cảm cúc của mình giành cho bài thơ.