Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Dục Thuý sơn

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Dục Thuý sơn

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Dục Thuý Sơn của Nguyễn Trãi mang đến mẫu dàn ý chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua dàn ý phân tích Dục Thuý Sơn giúp các bạn lớp 10 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức từ đó nhanh chóng biết cách viết bài văn phân tích ngày một hay hơn.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Dục Thuý sơn

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Dục Thuý sơn

Dục Thúy sơn là bài thơ hay được viết bằng chữ Hán, theo thể ngũ ngôn luật thi đã để lại nhiều ấn tượng sâu đậm cho bạn đọc bởi cảnh sắc nên thơ, trữ tình. Để hiểu rõ hơn về bài thơ, mời các bạn cùng theo dõi dàn ý phân tích Dục Thúy sơn trong bài viết dưới đây.

Dàn ý phân tích Dục Thúy sơn hay nhất

I. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

II. Thân bài:

1. Vẻ đẹp núi Dục Thúy:

– “Tiên san”: khẳng định núi Dục Thúy chính là ngọn núi tiên.

– Hình ảnh ẩn dụ “liên hoa phù thủy thượng” độc đáo: ví dáng núi ngọn núi giống như đóa hoa sen thanh cao nổi trên mặt nước.

– Từ “tiên cảnh”: gợi tả vẻ đẹp huyền diệu, lung linh nơi cõi tiên, “trụy trần gian”: rơi xuống dương thế. -> khéo léo nhấn mạnh cảnh sắc ở Dục Thúy giống như cõi tiên từ trời cao rơi xuống trần gian.

– “Tháp ảnh”: bóng của ngọn tháp trên núi phản chiếu xuống mặt nước, “trâm thanh ngọc”: chiếc trâm ngọc xanh. -> So sánh bóng tháp soi xuống sóng nước giống như chiếc trâm cài tóc của người thiếu nữ. -> cách liên tưởng mới lạ.

– “Ba quang”: ánh sáng của dòng nước, “thúy hoàn”: mái tóc xanh -> Ví hình ảnh phản chiếu của ngọn núi trên sóng nước như đang soi chiếu mái tóc biếc.

2. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi:

– “Hữu hoài”: tấm lòng nhớ thương, hoài niệm tới cố nhân – Trương Thiếu bảo.

– “Bi khắc”: bia khắc văn thơ, “tiển hoa ban”: lốm đốm rêu -> nhìn tấm bia khắc chữ của người xưa nay đã lốm đốm rêu, thi sĩ lại bùi ngùi nhớ về vị danh sĩ đời Trần.

-> Tâm trạng hoài cổ cùng tấm lòng “uống nước nhớ nguồn” của thi nhân.

3. Đặc sắc nghệ thuật:

– Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh.

– Giọng thơ nhịp nhàng.

– Hình ảnh thơ mĩ lệ.

3. Kết bài:

– Khẳng định giá trị bài thơ, vẻ đẹp tâm hồn và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Trãi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *