Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích nhân vật An Dương Vương

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích nhân vật An Dương Vương

Phân tích nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy để thấy được công lao to lớn trong việc xây dựng đất nước và cả những sai lầm của An Dương Vương khi chủ quan, khinh địch dẫn đến nước mất nhà tan.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích nhân vật An Dương Vương

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích nhân vật An Dương Vương

Trong bài viết dưới đây Download.vn sẽ giới thiệu đến các bạn 2 mẫu dàn ý Phân tích nhân vật An Dương Vương. Qua tài liệu này giúp các bạn lớp 10 có thêm nhiều gợi ý để nhanh chóng biết cách viết bài văn hay, hoàn chỉnh. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 10. Chúc các bạn học tốt.

Dàn ý chi tiết nhân vật An Dương Vương

    Dàn ý phân tích nhân vật An Dương Vương

    I. Mở bài

    – Giới thiệu truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

    – Giới thiệu và nêu một số nhận định của mình về nhân vật An Dương Vương: Là nhân vật trung tâm của truyện, một vị minh quân có công lao xây dựng và bảo vệ đất nước, nhưng sau đó có những sai lầm to lớn dẫn đến việc mất nước

    II. Thân bài

    1. An Dương Vương với công lao dựng nước: Xây thành, chế nỏ, đánh giặc

    – Rời đô:

    Kế tục sự nghiệp của các vua Hùng, An Dương Vương quyết định rời đô về vùng đồng để ổn định cuộc sống nhân dân.

    → Là quyết định sáng suốt có ý nghĩa chiến lược với tầm nhìn xa trông rộng

    – Quá trình xây thành.

    • Ban đầu rất khó khăn, đắp tới đâu lo tới đó.
    • Nhà vua lập đàn trai giới, tiếp đón cụ già, chờ đợi và đón rước Rùa Vàng. Nhờ Rùa vàng giúp đỡ đã xây xong thành trong nửa tháng.
    • Xây thành cao, đào hào sâu để chống giặc

    → Quá trình xây thành gian nan, khó nhọc nhưng cho thấy sự kiên trì, tài năng và tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua, biết trọng hiền tài, xây dựng loa thành vừa hợp ý trời vừa hợp lòng dân.

    – Chế nỏ

    • Khi Rùa Vàng từ biệt ra đi, nhà vua đã bày tỏ băn khoăn “nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”
    • Được Rùa Vàng giúp đỡ lấy vuốt rùa làm lẫy.

    → Ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác cao độ của nhà vua.

    – Đánh giặc: An Dương Vương đánh thắng quân Triệu Đà nhờ: Thành ốc kiên cố, có nỏ thần kì diệu, có tinh thần cảnh giác cao độ.

    → Bài học về dựng nước và giữ nước.

    ⇒ Tiểu kết:

    – Nội dung:

    • Nhân vật An Dương Vương: vị vua anh minh, sáng suốt, luôn suy nghĩ cho vận mệnh của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân, biết trọng người tài, có tinh thần cảnh giác cao độ.
    • Là cách để nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng quân xâm lược.

    – Nghệ thuật:

    • Kết hợp sự thật lịch sử và các chi tiết hư cấu
    • Sử dụng các hư cấu nghệ thuật: Cụ già xuất hiện, Rùa Vàng giúp đỡ xây thành, chế nỏ.

    2. An Dương Vương và những sai lầm

    – Những sai lầm của An Dương Vương

    • Không nhìn thấu được hành động cầu hòa của giặc, bằng lòng gả con gái cho giặc, cho ở rể.
    • Không quan tâm đến củng cố lực lượng, ỷ vào sức mạnh của nỏ thần.
    • Cậy có nỏ thần, khi quân Triệu Đà tiến vào vẫn điềm nhiên đánh cờ.

    → Chủ quan, khinh địch, lơ là, mất cảnh giác, ngủ quên trong chiến thắng.

    – Hành động sửa sai: Tự tay chém chết Mị Châu

    → Thể hiện sự dứt khoát đứng về phía công lí, sự tỉnh ngộ một cách muộn màng của An Dương Vương.

    – Cái chết của An Dương Vương: Nhà vua sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng xuống biển.

    → Thể hiện sự bất tử của An Dương Vương, tấm lòng bao dung, biết ơn của nhân dân đối với vị vua một thời có công lao to lớn với dân tộc.

    ⇒ Tiểu kết:

    – Nội dung: Những sai lầm của An Dương Vương gắn với bài học mất nước, thái độ bao dung của nhân trước những sai lầm của nhà vua.

    – Nghệ thuật: Sử dụng những chi tiết hư cấu kết hợp với các yếu tố lịch sử.

    III. Kết bài

    • Khái quát lại về nhân vật An Dương Vương
    • Thể hiện thái độ của bản thân với nhân vật này.

    Xem thêm: Phân tích nhân vật An Dương Vương

    Dàn ý phân tích về nhân vật An Dương Vương

    I. Mở bài

    Giới thiệu nhân vật cần phân tích.

    Đất nước ta đã có từ bao giờ, mảnh đất quê hương đã chứng kiến bao lớp thế hệ ngã xuống rồi lại ươm mầm cho những thế hệ hệ tương lai. Trang sử dân tộc bắt đầu bằng mười tám vị vua Hùng và được viết tiếp bởi bao thế hệ mai sau. An Dương Vương chính là người kế tục công cuộc dựng xây đất nước ấy, một vị vua lập nhiều công lao to lớn, cũng có những sai lầm nhưng luôn sống trọn vẹn trong tâm tưởng của nhân dân.

    II.Thân bài

    1. An Dương Vương có công dựng nước và giữ nước

    a. Rời đô

    An Dương Vương là người kế tục sự nghiệp dựng nước của các vua Hùng.

    Cho rời đô về vùng đồng bằng để ổn định cuộc sống con dân.

    Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, trí tuệ sáng suốt của vị vua anh minh.

    b. Xây thành Cổ Loa

    • Ban đầu: nhiều khó khăn, thành đắp đến đâu lở đến đấy.
    • Nhà vua cho lập đàn trai giới, nhờ thần Kim Quy giúp đỡ nên đã xây được tòa thành vững chắc trong nửa tháng.
    • Thành cao hào sâu, giúp bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm.
    • Quá trình xây thành nhiều gian nan thử thách nhưng nhà vua lại không hề từ bỏ, cho thấy đức tính kiên trì, đồng thời cũng thể hiện lên trang giấy một vị vua tài năng với tầm nhìn xa trông rộng, biết quý trọng hiền tài.
    • Thành xây được thần giúp đỡ cho thấy việc xây thành vừa hợp ý trời lại vừa lòng dân.

    c. Chế nỏ thần

    • Nỏ thần được chế tạo theo sự giúp đỡ của thần Kim Quy trước khi từ biệt.
    • Nhà vua khi thần Kim Quy từ biệt đã băn khoăn: “Nếu có giặc ngoại xâm thì lấy gì mà chống ?”, thần Kim Quy đã rút móng vuốt giúp vua làm lẫy.
    • Câu hỏi cho ta thấy An Dương Vương là người biết lo xa, một vị vua luôn mang tinh thần cảnh giác cao độ trước mối nguy ngoại xâm.

    d. Đánh giặc

    Nhờ thành ốc kiên cố, có nỏ thần, tinh thần cảnh giác, nhà vua đã đánh thắng quân Triệu Đà.

    An Dương Vương trở thành tấm gương cho công cuộc dựng nước và giữ nước.

    2. An Dương Vương và những sai lầm

    a. Nhưng sai lầm của An Dương Vương

    • Bằng lòng gả con gái cho giặc, để Trọng Thủy ở rể, không nhận ra âm mưu đằng sau hành động cầu hòa của giặc.
    • Ỷ vào sức mạnh của nỏ thần, vẫn điềm nhiên đánh cờ khi quân Triệu Đà tiến vào.
    • Chủ quan, khinh địch, mất cảnh giác, ngủ quên trên chiến thắng và quên đi hiện tại.

    b. An Dương Vương sửa sai

    • Tự tay chém chết con gái Mị Châu.
    • Chi tiết thể hiện sự dứt khoát của người làm vua, làm việc lớn, đặt đất nước nhân dân lên trên tình thân gia đình, tình phụ tử.
    • Đồng thời còn là sự thức tỉnh muộn màng của An Dương Vương.

    3. Cái chết của An Dương Vương

    • Thần Kim Quy rẽ nước cho An Dương Vương đi xuống biển cả.
    • Thể hiện sự bất tử của An Dương Vương.
    • Là tấm lòng biết ơn đời đời của nhân dân với người có công lao to lớn với đất nước.

    4. Đánh giá

    • An Dương Vương là vị vua vừa có công vừa có lỗi, là hình tượng lịch sử gắn liền với bài học dựng nước giữ nước và bài học mất nước.
    • Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Kết hợp giữa yếu tố lịch sử và chi tiết hư cấu, tạo màu sắc huyền ảo cho câu chuyện.
    • Thể hiện tấm lòng ngợi ca của nhân dân với vua An Dương Vương.

    III.Kết bài

    • Nêu cảm nhận về nhân vật.
    • Nhân vật An Dương Vương là hình tượng ẩn chứa nhiều thông điệp mà ông cha ta muốn gửi gắm cho thế hệ sau này, là những bài học sâu sắc và muôn thuở cho đất nước và nhân dân. Đồng thời, dân gian cũng gửi gắm mơ ước về một đất nước hùng mạnh, độc lập, tự cường.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *