Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích nhân vật Dì Mây trong Người ở bến sông Châu của Sương Nguyệt Minh mang đến 3 mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh nắm vững được kiến thức biết cách viết bài văn hay sáng tạo, đầy đủ các ý để phân bổ thời gian cho hợp lí.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích nhân vật Dì Mây (3 Mẫu)
Phân tích dì Mây chúng ta càng thêm xót thương, cảm phục trước ý chí và nghị lực phi thường của những người lính. Dì Mây cũng giống biết bao người đi ra từ đống hoang tàn, đổ nát của chiến tranh, cũng mang trong mình những nỗi đau không thể xóa mờ. Tác phẩm chính là lời nhắc nhở nhẹ nhàng đến thế hệ trẻ về lòng biết ơn đối với thế hệ đi trước. Vậy sau đây là 3 dàn ý phân tích nhân vật Dì Mây mời các bạn cùng theo dõi.
Lập dàn ý phân tích nhân vật Dì Mây hay nhất
Dàn ý phân tích nhân vật Dì Mây
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về nhân vật và vấn đề sẽ phân tích.
– Đối tượng phân tích: dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu của tác giả Sương Nguyệt Minh.
2. Thân bài
– Tóm tắt về cuộc đời của dì Mây: hoàn cảnh gia đình, tình yêu tươi đẹp của dì với chú San trước khi chia xa, công việc của dì nơi chiến trường.
– Phân tích nhân vật dì Mây khi được đặt trong các hoàn cảnh trớ trêu. Từ đó, làm nổi bật tính cách, con người dì Mây:
- Ngày dì Mây trở về làng cũng là ngày chú San đi lấy vợ.
- Chú San gặp dì Mây để xin lỗi và mong được quay lại trong khi chú San đã có vợ à cách xử lí khéo léo của dì Mây.
- Dì Mây chính là người đỡ đẻ cho vợ của chú San. Chú ý làm rõ hoàn cảnh, không gian dì Mây đến giúp vợ chú San.
– Đưa ra lời nhận xét, đánh giá về nhân vật dì Mây qua những điều đã phân tích ở phía trên.
3. Kết bài
– Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả.
– Nêu lên thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật dì Mây.
Dàn ý phân tích nhân vật Dì Mây chi tiết
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật.
2. Thân bài:
2.1. Phân tích nhân vật:
a. Ngoại hình:
– Trước khi tham gia chiến tranh:
- Tóc dì dài, đen óng mượt, phải lấy ghế đứng lên để chải.
- Mái tóc của dì khiến chú San bên nhà nhìn trộm cũng phải giật mình.
- Khi đi trước gió, tóc dì bồng bềnh.
=> Nét đẹp dịu dàng.
Lúc tắm với Mai ở sông, dì Mây để lộ ra chiếc cổ trắng ngần, ngực căng đầy, mắt sáng, lung linh.
=> Vẻ đẹp thuần khiết, trong trẻo.
– Sau khi tham gia chiến tranh:
- Tóc dì xơ, rụng nhiều.
- Bị mất một bên chân do mảnh đạn phạt vào.
=> Chiến tranh đã cướp đi tuổi trẻ, sắc đẹp của dì Mây.
b. Vẻ đẹp phẩm chất, tính cách:
– Dì Mây là người con gái chung thủy:
Suốt thời gian dài làm nhiệm vụ cứu chữa người bệnh ở rừng Trường Sơn, dì Mây không lúc nào là không nhớ đến chú San, “Ngày ở Trường Sơn, trang nhật kí nào em cũng viết tên anh.”.
=> Dù xa nhau nhưng lúc nào dì cũng mang nặng tình yêu thương đối với chú San.
– Kiên quyết, dứt khoát:
- Thái độ dì Mây vô cùng dứt khoát. Dù lòng còn yêu nhưng khi thấy chú San đã cưới vợ, dì Mây chấp nhận phần thiệt về mình.
- Dì cương quyết từ chối lời đề nghị của chú San “Mây à! Chúng ta sẽ làm lại”, khuyên chú nên về sống hạnh phúc với vợ.
=> Dì Mây rất rạch ròi, dứt khoát, suy nghĩ thấu đáo trong mọi việc.
– Nghị lực, mạnh mẽ:
- Chịu nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần nhưng dì Mây vẫn tiếp tục sống.
- Dì bị mất một chân nhưng hàng ngày vẫn giúp ông chèo đò.
– Tấm lòng nhân hậu, giàu lòng bao dung:
- Dì Mây không bao giờ lấy tiền đi đò của lũ trẻ cấp 3.
- Trạm xá không có người, dì đảm đương công việc. Nhiều đêm mưa, dì đi đến nhà cứu chữa cho bệnh nhân.
- Dì luôn đặt lợi ích của mọi người lên trên lợi ích của bản thân, chấp nhận đi bộ coi như tập thể dục.
- Vợ chú San sinh khó, dì sẵn lòng giúp đỡ, không mảy may đến lời cảnh báo của thím Ba.
- Khi thím Ba mất, dì dang rộng vòng tay, yêu thương, chăm sóc thằng Cún như con đẻ của mình.
– Dũng cảm, kiên cường, không sợ hiểm nguy: Là một y sĩ Trường Sơn, dì không ngại gian lao, vất vả. Dì chắn cửa hầm che chở thương binh. Cô y sĩ bị phạt vào chân còn người lính công binh vẫn lành lặn.
=> Tinh thần quật cường của người lính cụ Hồ.
2.2. Đánh giá nhân vật:
– Dì Mây vừa mang vẻ đẹp của người lính cụ Hồ vừa mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
– Số phận của dì Mây cũng chính là hoàn cảnh của những người bước ra từ chiến tranh.
– Tính cách, phẩm chất của nhân vật được khắc họa thông qua lời nói, hành động cùng nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình.
3. Kết bài:
– Khẳng định vai trò của nhân vật đối với tác phẩm.
Lập dàn ý phân tích nhân vật Dì Mây
Mở bài |
Giới thiệu khái quát về nhân vật và vấn đề sẽ phân tích. |
Thân bài |
– Nêu bối cảnh lịch sử – xã hội của truyện Người ở bến sông Châu Tóm tắt về cuộc đời dì Mây: Hoàn cảnh gia đình, tình yêu của dì Mây với chú San trước chiến tranh; cuộc sống chiến đấu của dì Mây ở chiến trường, cuộc sống của dì Mây ngày trở về quê hương, … Phân tích nhân vật dì Mây thông qua các tình huống trớ trêu, đau khổ; những lựa chọn khó khăn và lòng can đảm khi đối mặt với những thứ thách của tác giả. Nêu cảm nhận, suy nghĩ của em về nhân vật dì Mây. |
Kết bài |
– Nêu khái quát thành công của tác giả của tác giả qua việc xây dựng nhân vật. – Từ nhân vật dì Mây, liên hệ và nêu cảm nghĩ của em về thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm. |