Văn mẫu lớp 10: Dàn ý thuyết phục bạn của em từ bỏ nghiện điện tử (3 Mẫu)

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý thuyết phục bạn của em từ bỏ nghiện điện tử (3 Mẫu)

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý thuyết phục bạn của em từ bỏ nghiện điện tử bao gồm 3 mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ nhất. Thông qua 3 dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ thói quen nghiện điện tử các bạn biết cách nắm được các luận điểm luận cứ quan trọng để triển khai bài văn của mình thật hay.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 10: Dàn ý thuyết phục bạn của em từ bỏ nghiện điện tử (3 Mẫu)

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý thuyết phục bạn của em từ bỏ nghiện điện tử (3 Mẫu)

Nghiện điện tử là tình trạng không thể kiểm soát ham muốn chơi game, chơi liên tục và ưu tiên việc chơi game là hàng đầu trong cuộc sống của người chơi đến mức lệ thuộc vào game. Đây là một trong những thói quen xấu cần phải thay đổi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn.

Dàn ý thuyết phục bạn của em từ bỏ nghiện điện tử hay nhất

    Dàn ý thuyết phục bạn của em từ bỏ nghiện điện tử

    1. Mở bài

    – Giới thiệu khái quát về trò chơi điện tử và tác hại của chúng

    2. Thân bài

    – Khái niệm của trò chơi điện tử và khẳng định điện tử là con dao hai lưỡi

    – Hiện trạng sử dụng trò chơi điện tử của giới trẻ

    – Lợi ích mà trò chơi điện tử mang lại

    – Bên cạnh đó, nếu không sử dụng đúng mục đích sẽ để lại rất nhiều tác hại không thể lường trước

    – Một số biện pháp để từ bỏ nghiện điện tử

    3. Kết bài

    – Hãy sử dụng trò chơi điện tử một cách thông minh, đúng với mục đích ban đầu nó mang lại.

    Lập dàn ý thuyết phục bạn bỏ nghiện điện tử

    I. Mở bài

    Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng nghiện game của học sinh trong xã hội hiện nay. Khái quát suy nghĩ, nhận định của bản thân về vấn đề này (nghiêm trọng, cấp thiết, mang tính xã hội,…).

    II. Thân bài

    1. Giải thích khái niệm

    • Game: là cách gọi chung của các trò chơi điện tử có thể tìm thấy trên các thiết bị như máy tính, điện thoại di động,… được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của con người ngày nay.
    • Nghiện: là trạng thái tâm lý tiêu cực gây ra do việc quá phụ thuộc hoặc sa đà quá mức vào một thứ gì đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng hoặc thường xuyên tiếp xúc nó.
    • Nghiện game: là hiện tượng đầu nhập quá mức vào trò chơi điện tử dẫn đến những tác hại không mong muốn.

    2. Nêu thực trạng

    • Nhiều học sinh, sinh viên dành trên 4 giờ mỗi ngày cho việc chơi game
    • Nhiều tiệm Internet vẫn hoạt động ngoài giờ cho phép do nhu cầu chơi game về đêm của học sinh
    • Ngày càng nhiều hậu quả tiêu cực xảy ra trong xã hội có liên quan đến nghiện game…

    3. Nguyên nhân

    • Các trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú và nhiều tính năng thu hút giới trẻ
    • Lứa tuổi học sinh chưa được trang bị tâm lý vững vàng, dễ bị lạc mình trong thế giới ảo
    • Nhu cầu chứng tỏ bản thân và ganh đua với bè bạn do tuổi nhỏ
    • Phụ huynh và nhà trường chưa quản lý học sinh chặt chẽ…

    4. Hậu quả

    • Học sinh bỏ bê việc học, thành tích học tập giảm sút
    • Ảnh hưởng đến sức khỏe, hao tốn tiền của
    • Dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội…

    5. Rút ra bài học và lời khuyên:

    • Bản thân học sinh nên tự xây dựng ý thức học tập tốt, giải trí vừa phải.
    • Cần có biện pháp giáo dục, nâng cao ý cho học sinh đồng thời tuyên truyền tác hại của việc nghiện game trong nhà trường, gia đình và xã hội.
    • Các cơ quan nên có biện pháp kiểm soát chặt chẽ vấn đề phát hành và phổ biến game.

    III. Kết bài

    • Khẳng định lại vấn đề (tác hại của nghiện game online, vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết kịp thời,…)
    • Đúc kết bài học kinh nghiệm, đưa ra lời kêu gọi, nhắn nhủ.

    Dàn ý thuyết phục bạn từ bỏ nghiện điện tử – Mẫu 3

    I. Mở bài:

    – Trò chơi điện tử vốn là một trò chơi giải trí lành mạnh đã được du nhập từ các nước tiên tiến hay được sáng tạo bởi những lập trình viên tài giỏi, có trí óc tưởng tượng cao.

    – Tuy nhiên học sinh hiện nay vì quá ham điện tử mà xao nhãng việc học tập gây nên nhiều hậu quả tai hại.

    II. Thân bài:

    – Giải thích:

    • Trò chơi điện tử (game) là một dạng giải trí đối với con người sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Nó được sáng tạo bởi những người tài giỏi, thông minh, có trí óc tưởng tượng phong phú.
    • Đó là trò tiêu khiển không chỉ đối với trẻ con mà đối với những người lớn tuổi.

    – Biểu hiện:

    • Có thể thấy trên khắp nẻo đường, thôn xóm, những quán internet mọc lên rất nhiều. Nhiều người đến đó không chỉ để truy cập thông tin phục vụ công tác làm việc, học tập mà còn đến đó để chơi những trò chơi đã được cài đặt sẵn trên mạng vi tính
    • Nhiều bạn ngồi hàng ngày, hàng giờ trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi như: liên minh huyền thoại, nông trại, thời trang, nấu ăn, đảo rồng… quên cả thời gian, quên ăn, lúc nào cũng chỉ muốn chinh phục, khám phá để trở thành người giỏi nhất.

    – Nguyên nhân:

    • Do ý thức bản thân, ham mê quá mức và chưa xác định được động cơ và mục đích học tập.
    • Do cha mẹ quá nuông chiều con, buông lỏng hoặc quá tin tưởng vào con, không quan tâm đến con.
    • Thích chinh phục khám phá để trở thành người giỏi nhất, để bạn bè tôn vinh và bái phục
    • Do buồn chán hoặc bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, không tự chủ được bản thân

    => Kết luận: Có rất nhiều nguyên nhân nhưng dù nguyên nhân nào đi chăng nữa thì ham mê điện tử có nhiều tai hại.

    – Tác hại:

    • Ngồi quá gần so với màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị mỏi, nặng hơn là bị cận thị, sức khỏe giảm sút nhanh chóng
    • Tiêu tốn tiền bạc của gia đình một cách vô ích có khi còn làm thay đổi nhân cách của con người. Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như: nói dối, trộm cắp, lừa lọc, thậm chí còn giết người.
    • Không những thế ham mê trò chơi điện tử học sinh sẽ xao nhãng việc học, bỏ học, trốn học, không làm bài tập dẫn đến học tập sút kém
    • Trò chơi điện tử khiến tâm hồn con người bị đầu độc bạo lực, chém giết, bắn phá khiến con người dễ rơi vào thế giới ảo, đầu mưu mô, nhiều thủ đoạn dẫn đến việc luôn luôn tìm mọi cách đối phó với gia đình, bạn bè, thầy cô.

    – Biện pháp:

    • Mỗi chúng ta phải xác định được nhiệm vụ chính là học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách, không lãng phí thời gian vào trò chơi vô bổ, thậm chí có hại, biết chế ngự, kìm nén bản thân để không xa vào những trò chơi chết người đó.
    • Khuyên những người bạn ham mê điện tử, bên cạnh đó phải có sự quan tâm thường xuyên của gia đình, sự quản lý của nhà trường và xã hội, để giúp cho con em mình tránh xa những đam mê tai hại đó.
    • Nhà trường cần giáo dục, phối hợp thế hệ trẻ tạo ra những sân chơi bổ ích có trí tuệ để tất cả các bạn đều tham gia.

    III. Kết bài:

    – Ham chơi điện tử là một ham muốn nhất thời nhưng tác hại vô cùng to lớn, vì tương lai của chính mình, chúng ta đừng để bản thân mắc vào những trò chơi tai hại đó.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *