Văn mẫu lớp 10: Dàn ý viết báo cáo nghiên cứu về một lễ hội dân gian

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý viết báo cáo nghiên cứu về một lễ hội dân gian

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý viết báo cáo nghiên cứu về một lễ hội dân gian mang đến 2 gợi ý cách viết chi tiết nhất. Qua đó, giúp cho các em học sinh tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam ngày một hay hơn.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 10: Dàn ý viết báo cáo nghiên cứu về một lễ hội dân gian

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý viết báo cáo nghiên cứu về một lễ hội dân gian

TOP 2 Dàn ý viết báo cáo nghiên cứu về một lễ hội dân gian siêu hay dưới đây giúp các bạn có thêm nhiều nguồn tư liệu tham khảo và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học. Ngoài ra các bạn xem thêm: viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Tấm Cám.

TOP 2 Dàn ý viết báo cáo nghiên cứu về một lễ hội dân gian

    Dàn ý viết báo cáo nghiên cứu về một lễ hội

    – Đặt vấn đề:

    • Nêu tên, tầm quan trọng của lễ hội trong đời sống tinh thần cộng đồng.
    • Trình bày lí do khiến bạn chọn viết về lễ hội dân gian này.

    – Giải quyết vấn đề:

    • Phân tích về lễ hội trên các phương diện: ý nghĩa của việc chọn thời gian và địa điểm.
    • Phân tích lí do tổ chức các hoạt động tín ngưỡng và vui chơi.
    • Làm rõ dấu ấn của các tác phẩm văn học dân gian được thể hiện qua những hoạt động trong lễ hội.
    • Nhận xét, đánh giá chiều sâu văn hóa – lịch sử của lễ hội và các giá trị sống của con người Việt Nam được thể hiện qua lễ hội.
    • Nêu những khuyến nghị đối với việc tổ chức lễ hội.

    – Kết luận: Đánh giá tổng quát về lễ hội, nêu những bài học có được qua nghiên cứu về lễ hội.

    – Tài liệu tham khảo: Nêu danh mục những tài liệu đã được tham khảo trong quá trình viết bài nghiên cứu hoặc được trích dẫn (chú ý sắp xếp đúng cách, theo yêu cầu của một sản phẩm nghiên cứu khoa học).

    Dàn ý viết báo cáo nghiên cứu về một lễ hội Đền Hùng

    A. Đặt vấn đề:

    Nêu tên, tầm quan trọng của Lễ hội đền Hùng trong đời sống tinh thần cộng đồng.

    B. Trình bày lí do khiến bạn chọn viết về Lễ hội đền Hùng.

    II. Giải quyết vấn đề: Phân tích về Lễ hội đền Hùng trên các phương diện:

    *Lịch sử lễ hội:

    – Đã có từ lâu đời

    – Từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần thì nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng.

    * Thời gian diễn ra: Ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm

    • Năm lẻ: Do tỉnh nhà Phú Thọ tổ chức
    • Năm chẵn: Do Trung ương phối hợp với ủy ban nhân dân tỉnh và bộ văn hóa tổ chức

    * Quy mô : Lớn, được xem là quốc lễ

    * Hình thức :

    – Phần lễ:

    • Gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương
    • Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc.
    • Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng.
    • Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung
    • Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hoá thấy mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ.
    • Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên.

    – Phần hội:

    • Nhiều trò chơi dân gian được diễn ra nhiều chọi gà, đu quay, đấu vật.
    • Các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn.
    • Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan- Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ quê hương.
    • Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa.
    • Các dịch vụ văn hoá phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.

    C. Làm rõ dấu ấn của các tác phẩm văn học dân gian được thể hiện qua những hoạt động trong Lễ hội đền Hùng.

    D. Nhận xét, đánh giá chiều sâu văn hóa – lịch sử của Lễ hội đền Hùng và các giá trị sống của con người Việt Nam được thể hiện qua Lễ hội.

    1. Lễ hội đền Hùng là một dịp để thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với tổ tiên, văn hóa truyền thống và tâm linh của người Việt Nam.

    2. Qua Lễ hội đền Hùng, ta có thể thấy sự gắn kết và đoàn kết trong cộng đồng và lòng trung thành với đất nước.

    E. Nêu những khuyến nghị đối với việc tổ chức Lễ hội đền Hùng.

    III. Kết luận: Đánh giá tổng quát về Lễ hội đền Hùng, nêu những bài học có được qua nghiên cứu về lễ hội.

    IV. Tài liệu tham khảo:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *