Viết đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng miêu tả hình ảnh trang nam nhi với hào khí Đông A trong bài thơ Tỏ lòng gồm 2 đoạn văn mẫu hay nhất.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn miêu tả hình ảnh trang nam nhi với hào khí Đông A trong bài Tỏ lòng
Qua 2 đoạn văn miêu tả hình ảnh trang nam nhi với hào khí Đông A giúp các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý ôn tập, trau dồi kiến thức, biết cách làm và hướng giải quyết vấn đề. Từ đó nhanh chóng viết thành một đoạn văn hay, đầy đủ ý. Đồng thời biết cách trả lời câu hỏi 10 trang 61 Ngữ văn 10 sách Cánh diều. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tải tại đây.
Viết đoạn văn miêu tả hình ảnh trang nam nhi trong bài Tỏ lòng
Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng miêu tả hình ảnh “trang nam nhi” với “hào khí Đông A” trong bài thơ Tỏ lòng.
Đoạn văn mẫu 1
Trong lịch sử nước nhà, thời đại nhà Trần là một trong những thời đại lịch sử phát triển nhất. Không thể phủ nhận những thành tựu mà quân dân nhà Trần làm cho đất nước trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, chính trị, quân sự, kinh tế hay tôn giáo…Nhắc đến nhà Trần là nhắc đến hào khí Đông A. Đặc biệt hào khí ấy không chỉ được nhắc đến trong lịch sử mà nó còn được nhắc đến qua bài thơ Tỏ lòng của vị tướng quân tài ba Phạm Ngũ Lão. Đồng thời qua bài thơ này, nhà thơ cũng muốn thể hiện nỗi “thẹn” của mình. Xưa kia, sinh thời phận làm trai thì phải có công danh và sự nghiệp. Một người nam nhi chân chính là phải có danh với núi sông, có công với đất nước. Chỉ có như thế mới xứng đáng là phận nam tri đầu đội trời chân đạp đất. Cái nợ công danh của nhà thơ vẫn còn trong khi ông đã từng đánh nam dẹp bắc, chặn biết bao nhiêu con đường của giặc đi. Phạm Ngũ Lão – một vị tướng tài ba của nhà Trần thế nhưng ông vẫn khiêm tốn về công danh của mình với vua, với nước. Ông “thẹn” khi nghe chuyện Vũ Hầu bởi vì Vũ Hầu cũng là phận bề tôi như ông. Nhưng Vũ Hầu làm được nhiều việc có công lớn với đất nước với vua hơn. Chính vì thế mà dù Phạm Ngũ Lão tài giỏi và hết lòng vì đất nước nhưng bản thân nhà thơ vẫn không cảm thấy hài lòng với những gì mình đã làm. Theo nhà thơ, có lẽ bấy nhiêu thôi chưa đủ để gọi là công danh với đất nước.Qua đây ta có thể thấy rõ được hào khí Đông A thời nhà Trần và nỗi thẹn của người quân tử, người tướng quân hết lòng ra sinh vào tử vì vua vì nước. Có thể nói hào khí Đông A là yếu tố cơ bản làm nên ba lần chiến thắng giặc nguyên Mông. Đồng thời ta có thể thấy được tấm lòng của vị tướng quân tài ba với đất nước mình. Dẫu có bao nhiêu chiến công hiển hách, Phạm ngũ Lão vẫn thấy chưa đủ để phục vụ cho vua và cho đất nước.
Đoạn văn mẫu 2
Qua “Tỏ lòng”, Phạm Ngũ Lão đã mở ra một không gian vũ trụ bao la, rộng lớn. Trung tâm nổi bật của không gian ấy là hình ảnh người tráng sĩ thời Trần trong tư thế cầm ngang ngọn giáo đầy hiên ngang, hùng dũng, oai phong, lẫm liệt. “Ngọn giáo” cầm ngang ấy không chỉ đỏ chiều rộng của không gian vũ trụ mà còn là thước đo chiều dài của suốt thời kì dựng nước và giữ nước. Quân và dân ta đã bền bỉ không biết bao nhiêu năm chống lại những mũi nhọn của kẻ thù. Người tráng sĩ được nâng tầm sánh ngang với trời đất vũ trụ như một cách đề cao con người kháng chiến thời bấy giờ. Dù là chiến sĩ trên mặt trận hay người dân trên đất nước đều là những tráng sĩ đồng lòng, đồng cam cộng khổ chiến đấu vì tự do nước nhà.