Văn mẫu lớp 10: Viết đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Sét là tài liệu cực kì hữu ích mang đến gợi ý cách viết và 3 đoạn văn mẫu cực hay.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Sét (3 Mẫu)
Thông qua đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Sét giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý học tập, trau dồi kiến thức để biết cách trả lời câu hỏi phần Kết nối đọc viết trang 14 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió, Đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Trụ Trời và nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Văn 10 Kết nối tri thức.
Viết đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Sét hay nhất
Dàn ý viết đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Sét
a. Mở đoạn:
– Giới thiệu chi tiết kì ảo.
b. Thân đoạn
* Chi tiết kì ảo:
– Con gà thần của Ngọc Hoàng được lệnh mổ thần Sét làm thần đau nhói mà không biết làm thế nào. Thần Sét có thói quen hễ thấy tiếng gà là giật mình.
* Ý nghĩa chi tiết kì ảo:
– Giải thích hiện tượng sấm sét trên trời và quan niệm dân gian.
3. Kết đoạn
Khẳng định ý nghĩa của chi tiết kì ảo.
Đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Sét
Nằm trong nhóm thần thoại suy nguyên thuộc kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyện “Thần Sét” cũng kể về nguồn gốc hiện tượng tự nhiên. Bằng trí tưởng tượng phong phú của mình, các tác giả dân gian đã sáng tạo ra chi tiết kì ảo: do thần Sét đánh lầm kẻ vô tội nên bị Ngọc Hoàng bắt nằm im trong một đám rừng ở thiên đình. Ngọc Hoàng ra lệnh cho con gà thần thỉnh thoảng mổ một cái vào người thần Sét khiến thần đau nhói mà không biết làm thế nào được. Khi được Ngọc Hoàng tha tội, hễ cứ nghe thấy tiếng gà là giật mình. Mỗi lần nghe tiếng chớp, biết thần Sét xuống nên người hạ giới thường bắt chước tiếng gà để dọa thần. Thông qua chi tiết này, tác giả dân gian muốn giải thích về hiện tượng sấm sét trên trời. Trong một số trường hợp không may khiến con người và con vật chết. Đồng thời, thể hiện kinh nghiệm dân gian của nhân dân trong việc đối phó với các hiện tượng cực đoan của tự nhiên.
Viết đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Sét
Từ thời xa xưa đến nay, tồn tại song song với nền văn minh tiến tiến của nhân loại, thần thoại Việt Nam vẫn là một di sản phong phú với hàng trăm, hàng ngàn câu chuyện. “Thần Sét’ là một câu chuyện nằm trong kho tàng truyện thần thoại của dân tộc. Với nét bút tài hoa và trí tưởng tượng phong phú, tác giả đã nêu bật lên chi tiết kì ảo: Thần Sét có một lưỡi búa đá để xử án bất cứ kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi để trừng trị họ bằng cách trở ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ thẳng lên đầu, chứ không chém vào cổ. Tuân theo chỉ định của Ngọc Hoàng, thần Sét trừng trị những kẻ độc ác ở trần gian bằng chiếc búa uy quyền của mình. Những hành động đó cũng thể hiện thay sự phẫn nộ của ông Trời với trần gian. Thông qua chi tiết kì ảo này, tác giả muốn lý giải các quan niệm của dân gian về hiện tượng sấm sét, mỗi lần có chớp rạch trời là một lần có sấm sét. Từ đó, con người gửi gắm hình tượng thần linh và khát vọng khám quá các quy luật của thiên nhiên, đất trời.
Phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Sét ngắn gọn
Trong câu chuyện, “Thần Sét” là một vị thần rất hung ác và có tiếng thét dữ dội. Thần có nhiệm vụ thi hành án ở trần gian. Khi phát hiện ra những kẻ xấu, thần sẽ dùng chiếc búa đá đầy uy lực của mình để giáng một đòn thật mạnh xuống đầu những tội nhân bất kể họ là người hay vật. Với nghệ thuật miêu tả tài ba, tác giả biến những hiện tượng tự nhiên thành một câu chuyện thần thoại của dân tộc. Qua đó lí giải hiện tượng sấm chớp với sự bùng nổ bất ngờ và âm thanh vang động, mỗi lần chúng ta thấy chớp rạch thì sau đó sẽ có sấm sét. Sấm sét có thể đánh xuống khắp mọi nơi, là mối nguy hiểm có thể đánh chết hoặc thiêu đốt bất cứ thứ gì va phải nó. Bên cạnh đó, ta thấy được quan niệm về vũ trụ của người xưa, khát vọng chinh phục hiện tượng tự nhiên được gửi gắm vào các vị thần.