Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn về tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc trong Bình Ngô đại cáo

Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn về tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc trong Bình Ngô đại cáo

Viết đoạn văn về tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo gồm 2 mẫu khác nhau cực hay. Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay sát với chương trình học.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn về tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc trong Bình Ngô đại cáo

Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn về tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc trong Bình Ngô đại cáo

Viết đoạn văn về tinh thần độc lập, ý thức chủ quyền trong Bình ngô Đại cáo là tài liệu thiết thực đối với các em trong quá trình học tập, tự học và tự đọc để nâng cao mở rộng vốn cảm nhận văn học của mình thêm phong phú, làm văn một cách sáng tạo. Đồng thời biết cách trả lời câu hỏi phần Kết nối đọc – viết bài Bình Ngô đại cáo – Kết nối tri thức 10.

Viết đoạn văn về tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc trong Bình Ngô đại cáo

    Đề bài: Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo

    Tinh thần độc lập, ý thức chủ quyền trong Bình ngô Đại cáo – Mẫu 1

    Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc đã được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo . Nguyễn Trãi khẳng định sự tồn tại độc lập của chủ quyền dân tộc đã tồn tại như một chân lý khách quan với năm yếu tố: nền văn hiến, ranh giới lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử các triều đại và công cuộc chống giặc ngoại xâm. Tác giả đã nêu ra những dẫn chứng vô cùng thuyết phục, không thể chối cãi để khẳng định Việt Nam là một quốc gia độc lập. Bên cạnh đó, việc so sánh triều đại của Đại Việt ngang hàng với triều đại phương Bắc nhằm thể hiện niềm tự hào vô cùng to lớn của tác giả. Cuối cùng chính là lời cảnh cáo đanh thép của tác giả khi nêu ra những tấm gương kẻ thù đã từng bại trận: “Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã”.

    Tinh thần độc lập, ý thức chủ quyền trong Bình ngô Đại cáo – Mẫu 2

    Ý thức về độc lập, chủ quyền dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ trong văn bản “Bình Ngô đại cáo”. Trước hết, Nguyễn Trãi xác định tư cách độc lập của dân tộc bằng một loạt những dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục: nước ta có nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, có chiều dài lịch sử với các triều đại sánh ngang với các triều đại của phương Bắc, có anh hùng hào kiệt ở khắp nơi trên đất nước. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn phân định rất rõ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, tất sẽ thắng lợi, vì đã đứng lên để giành lại chủ quyền của dân tộc, còn kẻ thù chắc chắn sẽ thất bại vì đã xâm phạm đến chủ quyền của đất nước khác.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *