Văn mẫu lớp 10: Kể lại truyện Thần Trụ Trời (2 Mẫu)

Văn mẫu lớp 10: Kể lại truyện Thần Trụ Trời (2 Mẫu)

Kể lại truyện thần thoại Thần Trụ Trời mang đến 2 mẫu cực hay, ấn tượng, sáng tạo. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý học tập, củng cố kiến thức để biết cách kể lại truyện thần thoại đã học.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 10: Kể lại truyện Thần Trụ Trời (2 Mẫu)

Văn mẫu lớp 10: Kể lại truyện Thần Trụ Trời (2 Mẫu)

Thần Trụ Trời là câu chuyện hoang đường, nhưng truyện đã giải thích sự hình thành trời đất núi sông. Họ cho rằng những hiện tượng đó là do thần linh tạo lập lên. Bên cạnh đó câu chuyện ca ngợi vẻ đẹp cần cù lao động. Bên cạnh đó để hiểu rõ hơn về tác phẩm này các bạn xem thêm tóm tắt Thần Trụ Trời, phân tích Thần Trụ Trời, đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Trụ Trời.

Văn mẫu lớp 10: Kể lại truyện Thần Trụ Trời hay nhất

    Kể lại truyện thần thoại Thần Trụ Trời

    Trong thế giới các vị Thần, tôi chỉ là một tên khổng lồ tầm thường. Tôi to xác lắm: thân hình cao lớn vô cùng, chân dài không sao tả xiết. Tôi ăn khoẻ, bước đi băng băng, mỗi bước đi của tôi dài bằng từ núi này qua núi nọ, từ vùng này đến vùng kia…

    Thủa ấy, cách đây hàng vạn hàng vạn năm, trời đất chỉ là một cõi mù mịt, tối tăm, hỗn độn. Chưa có loài người và muôn vật. Bỗng một hôm, tôi cảm thấy xúc động lạ. Tôi bèn vươn vai đứng dậy, lấy đầu và đôi vai đội trời lên và đỡ lấy. Nặng ghê gớm. Tôi lấy hai tay đào đất, khuân đá đắp thành một cây cột vừa to vừa cao để chống trời. Tôi hì hục đào và đắp, cây cột cao dần cao dần đẩy vòm trời lên tận mây xanh. Trước mặt tôi là một thế giới kì diệu hiện ra. Đất bằng như cái mâm vuông bao la. Trời tròn như cái bát úp mông mênh. Chỗ trời đất tiếp giáp nhau ấy là chân trời. Trời đất mới phân đôi từ đấy.

    Chờ cho đến lúc trời đã cao và khô cứng, lấy hết sức bình sinh của một chàng khổng lồ, tôi bèn phá tan cái cột ấy đi. Tôi ném tứ tung khắp mặt đất bao nhiêu là đất đá, bao nhiêu là tảng cột, khúc cột. Vì thế mặt đất ngày nay không còn bằng phẳng nữa. Đất đá tồi ném ra thành gò, đồi, thành những dãy núi trập trùng. Chỗ tôi đào sâu lấy đất đắp cột chống trời nay thành mênh mông biển cả.

    Cột chống trời xa xưa chẳng còn nữa. Nếu ai không tin thì hãy đến tỉnh Hải Dương, miền Đông Bắc Đại Việt xem núi Thạch Môn. Núi ấy gọi là núi Kinh Thiên Trụ, tức cột chống trời, dấu tích tôi để lại đấy.

    Tôi rất tự hào về việc làm của mình. Nhưng Thần Gió đã mỉm cười nói với tôi: “Chiến công của anh tầm thường. Anh chỉ được xếp vào hàng thứ bảy trong các vị thần mà thôi! Tôi nhẩm theo câu hát của Thần Gió:

    “Ông Đếm Cát – Ông Tát Bể – Ông Kể Sao –

    Ông Đào Sông – Ông Trồng Cây – Ông Xây Rú

    – Ông Trụ Trời…”.

    Kể sáng tạo truyện Thần Trụ Trời

    Cái thuở chưa có muôn vật và loài người, trời và đất chỉ là một vùng hỗn độn tối tăm. Chìm đắm mãi trong cái hỗn độn ấy cũng khó chịu quá. Cho nên vào một đêm kia tôi vươn vai đứng dậy ngẩng đầu đội trời – lên.

    Tôi có một thân hình rất to, còn chân thì dài không sao tả xiết. Mỗi bước đi của tôi là băng từ vùng này qua vùng khác, vượt từ núi nọ sang núi kia. Rồi sau khi tôi đội trời lên, tôi bắt đầu đào đất khuân đá đê đắp thành một cái cột vừa cao vừa to để chống trời. Cột đá ấy tôi cứ đắp mãi nên nó cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên tận mây xanh.

    Thế là từ đấy trời và đất được phân đôi. Đất thì bằng phẳng như cái mâm vuông, trời thì tròn giống như cái bát úp xuống. Khoảng cách giữa trời và đất giáp nhau được gọi là chân trời. Đến khi trời đã khá cao và khô cứng, tôi liền dùng hai bàn tay khổng lồ của mình phá tan cái cột ấy đi rồi lấy đất đá đó ném tung ra khắp mọi nơi. Cứ mỗi hòn đá văng đi thì biến thành núi hay đảo còn đất tung tóe ra mọi nơi thì thành gò thành đống, thành những dải đồi cao. Những chỗ tôi đào sâu để lấy đất đá đắp cột, giờ đây biến thành biển cả mênh mông.

    Cột trụ trời ngày xưa giờ đây còn lại là một số vết tích ở núi Kinh thiên trụ tức cột chống trời. Sau khi tôi phân đôi trời đất thì các thần khác nối tiếp công việc xây dựng thế gian. Đó là các thần Sao, thần Sông, thần Biển, thần Núi…

    Trong dân gian có câu hát:

    “Ông Đếm Cát – Ông Tát Bể – Ông Kể Sao –

    Ông Đào Sông – Ông Trồng Cây – Ông Xây Rú

    – Ông Trụ Trời…”.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *