Tóm tắt Thần trụ trời mang đến 4 mẫu tóm tắt ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu nhất. Qua đó giúp các bạn nhanh chóng hiểu và nắm được nội dung chính của tác phẩm Thần trụ trời.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 10: Tóm tắt tác phẩm Thần trụ trời (4 Mẫu)
Thần Trụ trời đã mang đến cho bạn đọc câu chuyện thú vị lí giải về nguồn gốc các sự vật trong tự nhiên. Đồng thời truyện cũng phản ánh mong muốn, khát khao được tìm tòi, khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Vậy dưới đây là 4 mẫu tóm tắt Thần trụ trời mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm tóm tắt Thần Sét, phân tích truyện Thần trụ trời.
Tóm tắt Thần trụ trời hay, ngắn gọn nhất
Tóm tắt Thần trụ trời
Thần trụ trời là truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam giải thích sự hình thành trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi,… Thuở ấy, chưa có sự xuất hiện của loài người và muôn vật. Trời và đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm chưa được phân chia rõ ràng. Dân gian đã ghi công của các vị thần này trong câu hát được lưu truyền từ đời này sang đời khác và còn truyền đến ngày hôm nay.
Tóm tắt Thần Trụ trời
Ngày ấy, khi vũ trụ còn là mớ hỗn mang, mọi vật tồn tại, một vị thần với hình dạng và sức mạnh phi thường xuất hiện. Thần ngẩng đầu và tay chạm trời, tự mình khai quật và cắt đá để tạo thành một trụ chống trời. Thần dùng tay không tiếp tục đắp cột lên cao không lâu sau, trời và đất bị tách ra. Trong lúc xây cột, nơi thần bước đi và đào đất trở thành vô số ao, hồ, biển,… Khi thấy trời đất được phân chia rạch ròi, lúc này thần phá hủy trụ và tung đá và đất khắp mọi nơi, chúng hóa thành núi, đảo, dãy đồi cao. Thế giới hỗn độn bắt đầu có sự sống và loài người bắt đầu xuất hiện. Thấy mọi chuyện hoàn thành, thần liền không nói gì bay về trời để lại các công việc khách cho các thần Sao, thần Biển, thần Trăng,… Nhân dân sau này biết ơn đến công lao của Thần Trụ Trời còn tôn thờ và truyền nhau câu hát “…Ông xây núi/ Ông Trụ Trời.”
Tóm tắt tác phẩm Thần trụ trời
Thuở ấy, khi chưa có thế gian cũng như muôn vật và loài người, có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường xuất hiện. Thần ngẩng đầu đội trời lên, tự mình đào đất, đập đá tạo thành một cái cột chống trời. Công việc cứ tiếp diễn như vậy, chẳng bao lâu trời và đất đã được phân đôi. Khi trời đã cao và khô, thần đã phá cột đi và lấy đất đá ném tung khắp nơi biến thành những hòn núi, hòn đảo, dải đồi cao, biển rộng. Vì vậy, ngày nay, mặt đất không được bằng phẳng.
Tóm tắt văn bản Thần trụ trời
Thuở ấy, khi chưa có thế gian cũng như muôn vật và loài người, có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường xuất hiện. Thần ngẩng đầu đội trời lên, tự mình đào đất, đập đá tạo thành một cái cột chống trời. Công việc cứ tiếp diễn như vậy, chẳng bao lâu trời và đất đã được phân đôi. Khi trời đã cao và khô, thần đã phá cột đi và lấy đất đá ném tung khắp nơi biến thành những hòn núi, hòn đảo, dải đồi cao, biển rộng. Vì vậy, ngày nay, mặt đất không được bằng phẳng. Vị thần ấy sau này được gọi là Trời hay Ngọc Hoàng giữ chức trông coi mọi việc trên trời, dưới đất. Từ đó, các vị thần khác như thần Sao, thần Sông, thần Biển cũng tiếp nối công việc còn dở dang để hoàn thiện thế gian này. Từ đó, dân gian lưu truyền câu hát:
- Ông Đếm cát
- Ông Tát bể (biển)
- Ông Kể sao
- Ông Đào sông
- Ông Trồng cây
- Ông Xây rú (núi)
- Ông Trụ trời.