Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp dàn ý bài thơ Dục Thúy sơn của Nguyễn Trãi

Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp dàn ý bài thơ Dục Thúy sơn của Nguyễn Trãi

Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp dàn ý bài thơ Dục Thúy sơn của Nguyễn Trãi gồm 2 mẫu giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu học tập, nắm được các luận điểm, luận cứ quan trọng để biết cách viết bài văn phân tích bài thơ Dục Thúy sơn, hay cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp dàn ý bài thơ Dục Thúy sơn của Nguyễn Trãi

Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp dàn ý bài thơ Dục Thúy sơn của Nguyễn Trãi

TOP 2 Dàn ý Dục Thúy sơn rất chi tiết, dễ học giúp người viết bao quát các luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận… nhờ đó tránh được tình trạng xa đề, lạc đề hoặc lạc ý, bỏ sót ý hoặc triển khai ý không cân xứng. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bài văn cảm nhận Dục Thúy sơn.

Dàn ý bài thơ Dục Thúy sơn của Nguyễn Trãi chi tiết nhất

    Dàn ý phân tích Dục Thúy sơn

    I. Mở bài:

    – Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

    II. Thân bài:

    1. Vẻ đẹp núi Dục Thúy:

    – “Tiên san”: khẳng định núi Dục Thúy chính là ngọn núi tiên.

    – Hình ảnh ẩn dụ “liên hoa phù thủy thượng” độc đáo: ví dáng núi ngọn núi giống như đóa hoa sen thanh cao nổi trên mặt nước.

    – Từ “tiên cảnh”: gợi tả vẻ đẹp huyền diệu, lung linh nơi cõi tiên, “trụy trần gian”: rơi xuống dương thế. -> khéo léo nhấn mạnh cảnh sắc ở Dục Thúy giống như cõi tiên từ trời cao rơi xuống trần gian.

    – “Tháp ảnh”: bóng của ngọn tháp trên núi phản chiếu xuống mặt nước, “trâm thanh ngọc”: chiếc trâm ngọc xanh. -> So sánh bóng tháp soi xuống sóng nước giống như chiếc trâm cài tóc của người thiếu nữ. -> cách liên tưởng mới lạ.

    – “Ba quang”: ánh sáng của dòng nước, “thúy hoàn”: mái tóc xanh -> Ví hình ảnh phản chiếu của ngọn núi trên sóng nước như đang soi chiếu mái tóc biếc.

    2. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi:

    – “Hữu hoài”: tấm lòng nhớ thương, hoài niệm tới cố nhân – Trương Thiếu bảo.

    – “Bi khắc”: bia khắc văn thơ, “tiển hoa ban”: lốm đốm rêu -> nhìn tấm bia khắc chữ của người xưa nay đã lốm đốm rêu, thi sĩ lại bùi ngùi nhớ về vị danh sĩ đời Trần.

    -> Tâm trạng hoài cổ cùng tấm lòng “uống nước nhớ nguồn” của thi nhân.

    3. Đặc sắc nghệ thuật:

    – Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh.

    – Giọng thơ nhịp nhàng.

    – Hình ảnh thơ mĩ lệ.

    3. Kết bài:

    – Khẳng định giá trị bài thơ, vẻ đẹp tâm hồn và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Trãi.

    Dàn ý vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài Dục Thúy sơn

    1.Mở bài:

    • Giới thiệu vấn đề: cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ Dục Thúy sơn.
    • Khái quát vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ: Dục Thúy sơn.

    2. Thân bài:

    2.1. Tình yêu thiên nhiên:

    Qua những cảm nhận trực giác và tưởng tượng, nhà văn đã gợi tả khung cảnh núi Dục Thúy:

    – “Liên hoa phù thủy thượng”: hình ảnh ẩn dụ mới lạ, ví núi Dục Thúy như đóa sen nổi trên mặt nước -> gợi khung cảnh thoát tục.

    – “Tiên cảnh”: nhấn mạnh núi Dục Thúy có vẻ đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh rơi xuống cõi trần gian “trụy trần gian”.

    – Những liên tưởng xuất hiện khi say ngắm thiên nhiên:

    • “Tháp ảnh trâm thanh ngọc”: hình dung dáng núi soi bóng trên mặt nước giống như cái trâm ngọc màu xanh.
    • “Ba quang kính thúy hoàn”: so sánh ánh sáng sóng nước phản chiếu dáng núi như đang soi mái tóc xanh biếc, mượt mà.

    -> Đây là các chi tiết đặc sắc, miêu tả cụ thể, cận cảnh núi Dục Thúy -> Nguyễn Trãi có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế.

    2.2. Tâm trạng hoài cổ và những suy ngẫm về cuộc đời:

    – Hai câu thơ cuối là sự bộc lộ những suy tư về con người, về lịch sử và dân tộc:

    • “Hữu hoài”: hoài niệm, nhớ tới Trương Hán Siêu – vị danh sĩ đời Trần.
    • Hình ảnh “Bi khắc tiển hoa ban” gợi nỗi niềm nhớ tiếc, thương xót của thi nhân.

    2.3. Đánh giá về đặc sắc nghệ thuật:

    • Nhiều hình ảnh ẩn dụ, so sánh độc đáo, thú vị.
    • Ngôn từ được sử dụng tinh xác.

    3. Kết bài:

    Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *