Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp dàn ý bài thơ Nắng mới

Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp dàn ý bài thơ Nắng mới

Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp dàn ý bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư gồm 2 mẫu giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu học tập, nắm được các luận điểm, luận cứ quan trọng để biết cách viết bài văn phân tích, cảm nhận bài thơ Nắng mới.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp dàn ý bài thơ Nắng mới

Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp dàn ý bài thơ Nắng mới

TOP 2 Dàn ý Nắng mới rất chi tiết, dễ học giúp người viết bao quát các luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận… nhờ đó tránh được tình trạng xa đề, lạc đề hoặc lạc ý, bỏ sót ý hoặc triển khai ý không cân xứng. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bài văn cảm nhận Dục Thúy sơn.

Lập dàn ý bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư

    Dàn ý phân tích Nắng mới

    1. Mở bài:

    – Giới thiệu tác giả

    – Giới thiệu bài thơ Nắng mới

    2. Thân bài:

    2.1. Chủ đề, cảm xúc chủ đạo của tác phẩm:

    – Chủ đề: tình cảm gia đình.

    – Cảm xúc chủ đạo: nỗi nhớ thương mẹ trong kí ức tuổi thơ của tác giả.

    2.2. Phân tích chủ đề:

    a. Hình ảnh nắng mới khơi gợi nguồn cảm xúc về kí ức:

    – Hình ảnh làng quê: “nắng mới”, “gà trưa” => đây là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với làng quê Việt Nam.

    – Từ “hắt” diễn tả ánh sáng xuyên qua song cửa.

    => gợi không gian hiu hắt, vắng lặng.

    – Từ láy “xao xác”, “não nùng” diễn tả âm thanh xao động. Tiếng gà nhấn mạnh sự vắng lặng của không gian, lấy động để tả tĩnh. Cách ngắt nhịp 2/2/3 thể hiện cảm xúc trầm buồn, nhớ thương.

    – Kết hợp từ thông thường là “buồn rười rượi” nhưng tác giả đảo từ “rượi” lên trước từ “buồn” nhằm nhấn mạnh nỗi buồn tê tái, khôn nguôi.

    – Từ láy “chập chờn” thể hiện những hình ảnh trong quá khứ dần hiện lên trong tâm trí của nhân vật trữ tình.

    b. Kí ức về mẹ trong tâm tưởng của nhân vật “tôi”:

    – “Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời/ Lúc người còn sống, tôi lên mười”: nhân vật trữ tình trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ về mẹ.

    – Câu thơ “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội”: khi nắng mới xuất hiện ngoài đồng nội, mẹ lại phơi áo => Kí ức về mẹ gắn liền với hình ảnh mẹ phơi áo trước giậu mỗi lần nắng mới.

    => Hình ảnh mẹ gắn liền với quê hương.

    – “Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ”: khẳng định hình dáng mẹ vẫn luôn hằn sâu trong tâm trí.

    – “Hãy còn mường tượng lúc vào ra”: nhớ về bóng dáng mẹ đi lại trong nhà.

    – Hai câu thơ “Nét cười đen nhánh sau tay áo,/ Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa” : nhân vật trữ tình nhớ về mẹ với nụ cười đen nhánh. Hình ảnh mẹ gắn liền với nắng buổi trưa, gắn liền với căn nhà. Mẹ mang dấu ấn của người phụ nữ Việt Nam xưa với hàm răng đen nhánh, vừa lấp lánh tỏa sáng vừa kín đáo, nhẹ nhàng.

    => Mẹ hiện lên trong tâm tưởng của nhà thơ với đầy đủ nét duyên dáng, hiền từ.

    2.3. Đánh giá:

    a. Nội dung:

    – Bài thơ thể hiện tình cảm thiêng liêng của tác giả đối với mẹ.

    b. Nghệ thuật:

    – Ngôn từ giản dị, mộc mạc, giàu sức gợi hình, gợi cảm.

    – Giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết, tâm tình.

    3. Kết bài: Khẳng định giá trị của tác phẩm.

    Dàn ý cảm nhận bài Nắng mới

    a. Mở bài:

    – Giới thiệu bài thơ Nắng mới

    b. Thân bài:

    – Khổ 1: Bức tranh thiên nhiên Nắng mới

    • Nắng mới: Nắng đầu xuân, nhẹ nhàng
    • Khung cảnh yên bình, buồn

    => Đưa tác giả về với kí ức xưa

    – Khổ 2 3: Nỗi nhớ và tình yêu dành cho mẹ của tác giả

    • Bày tỏ nỗi nhớ mẹ một cách trực tiếp
    • Đặc điểm của mẹ: Hay mặc chiếc áo màu đỏ; mỗi khi nắng mới về sẽ mang đồ ra phơi cho thơm tho; đi vào ra để chăm lo cho tổ ấm; dịu dàng và kín đáo với nét cười đen nhánh

    => Mẹ là người phụ nữ truyền thống, dịu dàng và đảm đang, luôn yêu thương, chăm sóc cho con cái

    c. Kết bài:

    – Khái quát lại tác phẩm Nắng mới

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *