Mở bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương bao gồm 29 mẫu mở bài cực chất, ấn tượng, đạt điểm tuyệt đối. Mở bài Tự tình cực chất gồm cả mở bài gián tiếp, trực tiếp, mở bài nâng cao, mở bài bằng lí luận văn học hay ấn tượng. Qua đó giúp các bạn nhanh chóng viết đoạn mở bài hay gây ấn tượng cho người đọc người chấm.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp những mở bài về bài thơ Tự tình 2 (29 mẫu)
TOP 29 Mở bài Tự tình 2 dưới đây sẽ giúp các bạn nhận được sự đánh giá cao của người đọc, thông qua việc mở đầu, người đọc sẽ dễ dàng hiểu được nội dung mà các bạn muốn truyền đạt. Bên cạnh mở bài Tự tình 2 các bạn xem thêm kết bài Tự tình 2, cảm nhận bài thơ Tự tình 2.
Mở bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương
Mở bài Tự tình gián tiếp
Mở bài mẫu 1
Xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là một xã hội phong kiến đầy bất công đối với những thân phận bé nhỏ, đặc biệt là những người phụ nữ. Nỗi tủi nhục, đau đớn trước số phân chuân chuyên trong tình yêu cũng là một chủ đề ở trong thơ ca trung đại dưới ngòi bútt xót thương của những người thi nhân biết đồng cảm. Hồ Xuân Hương là một nữ sỹ tài danh thời ấy nhưng lại gặp nhiều trắc trở trong tình yêu, hôn nhân. Tự tình là một bài thơ đặc sắc thể hiện về nỗi đau buồn tủi trước thân phận éo le của mình. Diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình ở trong bài thơ đi từ cô đơn, buồn tủi, đau đớn đến uất ức muốn vùng lên đấu tranh nhưng rồi lạii trở lại sự buồn tủi không lối thoát.
Mở bài mẫu 2
Trong xã hội phong kiến xưa, số phận của người phụ nữ luôn là tấm gương oan khổ của những éo le, bất công. Sống ở trong xã hội với quan điểm “trọng nam khinh nữ”, có những người trầm lặng cam chịu, nhưng cũng có người ý thức sâu sắc được bi kịch bản thân, đã cất lên tiếng nói phản kháng mạnh mẽ. Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những người phụ nữ đã làm được điều đó. Bài thơ “Tự tình II” nằm trong chùm thơ bao gồm có ba bài là tác phẩm thể hiện rõ điều này. Bốn câu thơ đầu ở trong bài thơ đã làm nổi bật hoàn cảnh cũng như tâm trạng vừa buồn vừa tủi, vừa phẫn uất muốn vượt lên trên số phận của nữ thi sĩ.
Mở bài cảm nhận bài thơ Tự tình 2
Mở bài mẫu 1
Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương được biết đến là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ với tiếng nói cảm thương, tiếng nói khẳng định, tiếng nói tự ý thức về bản thân đầy bản lĩnh. “Bà chúa thơ Nôm” có chùm thơ “Tự tình” bao gồm ba bài, là tiếng nói của thân phận, là những khát khao, đau buồn của kiếp người. Trong đó, bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện rõ tâm trạng, thái độ của nữ sĩ: vừa buồn đau, vừa phẫn uất trước nghịch cảnh éo le cùng khát vọng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.
Mở bài mẫu 2
Hồ Xuân Hương là nhà thơ nổi tiếng, với rất nhiều những tác phẩm hay, và một trong những tác phẩm thể hiện được sâu sắc nhất hình tượng cũng như số phận của người phụ nữ Việt Nam thời xưa đó là bài Tự Tình.
Mở bài mẫu 3
Hồ Xuân Hương ghi dấu tên mình trong lịch sử văn học như một nữ sĩ tài ba của dân tộc. Bà đi nhiều nơi, kết giao với nhiều nghệ sĩ, trong đó có Nguyễn Du. Xinh đẹp, giỏi giang, tuy nhiên, bà lại không được may mắn trong tình yêu khi tình duyên éo le, ngang trái. Thơ của Hồ Xuân Hương đậm chất dân gian, vừa trào phúng và trữ tình. Các tác phẩm của bà thường cất lên tiếng nói cảm thương cho thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, đồng thời khẳng định vẻ đẹp và khát vọng sống của họ. Bài thơ “Tự tình 2” năm trong chùm bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương. “Tự tình” nghĩa là kể nỗi lòng, một đề tài thường thấy trong thơ xưa.
Mở bài mẫu 4
“Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương thường có giọng thơ khinh bạc, mỉa mai. Bên cạnh giọng thơ khinh bạc ấy, ta lại bắt gặp một trong những bài thơ tả cảnh ngụ tình khác sâu sắc và ý tứ chân thành nhằm giãi bày tâm sự của mình. Bài thơ Tự tình II là một trường hợp như vậy!
Mở bài mẫu 5
Thơ là thư kí của trái tim, là nơi dừng chân của tâm hồn thi sĩ. Nó phản ánh cuộc sống của con người, xã hội, để qua đó người nghệ sĩ bộc bạch nỗi lòng mình. Hay nói cách khác, mỗi bài thơ chính là tiếng hát của trái tim, được thể hiện như một hình thức nghệ thuật cao quý, tinh vi. Trong những nhà thơ tiêu biểu như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Xuân Diệu… Hồ Xuân Hương nổi lên như một hiện tượng văn học độc đáo. Được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”, Xuân Hương đem “tiếng lòng” của mình và những người phụ nữ xã hội xưa vào thi ca. Bà có cuộc đời và tình duyên éo le, trắc trở nên đã mượn ngòi bút để cất lên tiếng nói thương cảm cho thân phận người phụ nữ. Hồ Xuân Hương đã để lại cho văn học Việt Nam nhiều bài thơ giá trị như “Bánh trôi nước”, “mời trầu”… Tiêu biểu trong đó là “Tự tình II”. Bài thơ đã bộc lộ tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng hạnh phúc trong tâm hồn nhà thơ.
Mở bài mẫu 6
Có những tác phẩm luôn được gắn liền với tên tuổi của người làm ra nó, chẳng hạn như nhắc đến Nguyễn Khuyến người ta nhớ ngay đến chìm thơ thu nổi tiếng của ông, nhắc đến Nguyễn Du người ta không thể nào không nói đến Truyện Kiều. Và Hồ Xuân Hương cũng thế, nhắc đến nữ thi sĩ này người ta nhớ nhất là chùm thơ Tự tình. Đặc biệt trong đó có bài thơ Tự tình II được nhiều người yêu mến và thích đọc nó. Phải chăng do nó nói lên chính tấm lòng của người phụ nữ kia nên được sự ưu ái của bạn đọc như thế ?
Mở bài phân tích bài thơ Tự tình 2
Mở bài mẫu 1
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi”
Hồ Xuân Hương – bà chúa thơ Nôm, một hiện tượng đặc biệt của thơ ca trung đại Việt Nam. Nữ thi sĩ có số phận éo le, ngang trái nên hồn thơ của bà là tiếng nói đại diện cho những người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến với một khát vọng tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Chùm thơ Tự tình của bà gồm ba bài là sự phản ánh đặc sắc tâm tư, tình cảm của nhà thơ_ một người phụ nữ “hồng nhan bạc phận” đường tình duyên không trọn vẹn, quá lứa lỡ thì. Trong đó Tự tình bài II được coi là bài thơ hay nhất, giàu cảm xúc và lắng đọng nhất.
Mở bài mẫu 2
Hồ Xuân Hương một nữ sĩ đại tài của văn học Việt Nam, bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Các vần thơ của bà tập trung nói về người phụ nữ với sự ý thức cao độ về vẻ đẹp hình thức và nhân cách. Nhưng đằng sau những vần thơ ấy còn là nỗi đau thân phận bị rẻ rúng. Nỗi niềm đó được thể hiện trong rất nhiều bài thơ của bà, và một trong những bài thơ đó không thể không nhắc đến bài Tự tình II.
Mở bài mẫu 3
Hồ Xuân Hương là một trong những nữ thi sĩ xuất sắc của Việt Nam, số lượng tác phẩm bà để lại khá nhiều, và phong cách sáng tác thơ chủ yếu của bà là tả cảnh ngụ tình. Bà còn được biết đến với hình ảnh của một nữ nhà thơ viết nhiều về thân phận người phụ nữ, là người dũng cảm đề cao vẻ đẹp, sự hi sinh và đức hạnh của người phụ nữ, đồng thời lên tiếng bênh vực cho họ và phê phán lên án gay gắt chế độ xã hội cũ. Tự tình 2 là một trong những bài thơ hay, chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc của chính tác giả và cũng là của người phụ nữ nói chung.
Mở bài mẫu 4
Hồ Xuân Hương là một trong những nữ sĩ tài ba bậc nhất của văn học Trung đại Việt Nam. Bà để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ, giàu giá trị trên cả mảng thơ chữ Nôm và chữ Hán. Nổi bật trong tác phẩm của bà là tiếng nói thương cảm với số phận người phụ nữ và bài thơ Tự Tình (bài II) là một trong những bài thơ như vậy.
Mở bài mẫu 5
Tự tình là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Hồ Xuân Hương, đây là bài thơ tự bày tỏ lòng mình. Như chúng ta cũng biết Hồ Xuân Hương sống vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỷ XIX , bà xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, cha làm nghề dạy học. Thế nhưng, Hồ Xuân Hương không chịu gò bó vào cái xã hội eo hẹp, tù túng mà bà là một người phóng khoáng, đa tài, đa tình, giao thiệp với những nhà văn, tài tử, đi rất nhiều nơi. Nhưng éo le thay, người xưa thường có câu “Hồng nhan bạc phận”, bà cũng phải chịu kiếp số lận đận, éo le, đầy ngang trái trong con đường tình duyên. Các tác phẩm của bà chủ yếu được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Người ta thường gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm”. Hồ Xuân Hương – hiện tượng độc đáo trong lịch sử văn học Việt Nam.
Mở bài mẫu 6
Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Mỗi bài thơ là tiếng hát của trái tim, là những cảm xúc chân thành mà mãnh liệt của người nghệ sĩ. Bởi vậy, Diệp Tiến cho rằng, “thơ là tiếng lòng”. Trong số những “ tiếng lòng” trong thơ, ta bắt gặp nỗi lòng người phụ nữ sống trong xã hội xưa đầy xót xa, tủi hổ, nổi bật là Hồ Xuân Hương với tác phẩm “ Tự tình II”.
Mở bài mẫu 7
Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa luôn là đề tài phổ biến trong văn học. Khi phân tích Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương, chúng ta sẽ thấy được nỗi buồn và cô đơn thấm thía của người phụ nữ luôn yêu đời và tràn đầy sức sống nhưng lại bị cuộc sống vùi dập với nhiều bất hạnh ngang trái.
Mở bài mẫu 8
Hồ Xuân Hương là nữ sĩ tài ba ở nước ta vào cuối thế kỉ XVIII — đầu thế kỉ XIX. Ngoài tập “Lưu Hương kí” bà còn để lại khoảng 50 bài thơ Nôm, phần lớn là thơ đa nghĩa, vừa có nghĩa thanh vừa có nghĩa tục. Một số bài thơ trữ tình đằm thắm, thiết tha, buồn tủi thể hiện sâu sắc thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, với bao khao khát sống và hạnh phúc tình duyên.
Mở bài mẫu 9
Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những cái tên sáng của làng thơ Việt Nam. Trong số khá nhiều tác phẩm mà bà để lại, tả cảnh ngụ tình chính là phong cách sáng tác chủ đạo. Những bài thơ của Hồ Xuân Hương hầu hết đầu nói về vẻ đẹp đức hạnh, sự hi sinh, thân phận mỏng manh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến khắc nghiệt. Trong đó, Tự tình cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách chủ đạo này.
Mở bài mẫu 10
Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam, được mệnh danh là “bà chúa thơ nôm”. Bà là một “thiên tài kì nữ” nhưng cuộc đời đầy éo le, bất hạnh. Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà vẫn rất trữ tình. Một trong những bài thơ tiêu biểu viết về tâm trạng, nỗi niềm của người phụ nữ trước duyên phận, cuộc đời mình là “Tự tình” (II). Bài thơ có giá trị sâu sắc về nội dung và nghệ thuật.
Mở bài mẫu 11
Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết thời hiện đại. Chùm thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người phụ nữ trong văn học Việt Nam. Bài Tự tình II là bài thơ đặc sắc hơn cả.
Mở bài mẫu 12
Trong xã hội phong kiến, số phận người phụ nữ luôn chất chứa những oan khổ, éo le và bất công bởi quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã tồn tại và ăn sâu vào tâm thức con người đã hàng chục thế kỷ. Có những người chỉ biết cắn răng cam chịu nhưng cũng có những người ý thức sâu sắc được bi kịch bản thân, dám cất lên tiếng nói phản kháng mạnh mẽ. Nữ sĩ họ Hồ là một trong những người phụ nữ làm được điều đó. Một người phụ nữ dám “phơi” cả lòng mình trước nước non, đúng như nhận xét của GS Nguyễn Đăng Mạnh: “Đọc thơ Hồ Xuân Hương, thấy có đủ cả buồn khổ, đắng cay, chán chường, căm uất, đủ cả oán thù, phẫn nộ, thậm chí muốn tung hê tất cả, phá phách tất cả, … nhưng không bao giờ mất niềm tin ở cuộc đời, ở sự sống”. Và bài thơ “Tự tình” (II) đã thể hiện toàn bộ cung bậc cảm xúc ấy một cách chân thật nhất.
Mở bài mẫu 13
Trong xã hội phong kiến với những lễ giáo khắt khe người phụ nữ luôn phải chịu nhiều cay đắng, thiệt thòi. Họ bị ràng buộc bởi “Tam tòng tứ đức”, bởi “Công dung ngôn hạnh” mà mất đi quyền làm chủ, quyền hạnh phúc. Đó là nguồn cảm hứng cho các nhà văn nhà thơ luôn có tấm lòng nhân đạo đồng cảm, xót thương cho con người. Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ có nhiều tác phẩm viết về đề tài người phụ nữ cũng là để than ngẫm, thương xót cho chính thân phận của mình. Chùm thơ Tự tình của bà gồm ba bài là sự phản ánh đặc sắc tâm tư, tình cảm của nhà thơ. Trong đó “Tự tình” (bài II) được coi là bài thơ hay nhất khắc họa hình ảnh người phụ nữ mang kiếp “hồng nhan bạc phận”, đường tình duyên không trọn vẹn, quá lứa lỡ thì nhưng luôn khao khát có một hạnh phúc bình dị, đời thường.
Mở bài phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình
Mở bài mẫu 1
Xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là một xã hội phong kiến đầy bất công đối với những thân phận nhỏ bé, đặc biệt là người phụ nữ. Nỗi tủi nhục, đau đớn trước số phân truân chuyên trong tình yêu cũng là một chủ đề trong thơ ca trung đại dưới ngòi bút xót thương của những người thi nhân biết đồng cảm. Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ tài danh thời ấy nhưng gặp nhiều trắc trở trong tình yêu, hôn nhân. Tự tình là một bài thơ đặc sắc thể hiện nỗi đau buồn tủi trước thân phận éo le của mình. Diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ đi từ cô đơn, buồn tủi, đau đớn đến uất ức muốn vùng lên đấu tranh nhưng rồi lại trở lại sự buồn tủi không lối thoát.
Mở bài mẫu 2
Hồ Xuân Hương là một trong những nữ thi sĩ xuất sắc của Việt Nam, số lượng tác phẩm bà để lại khá nhiều và phong cách sáng tác thơ chủ yếu của Hồ Xuân Hương chính là tả cảnh ngụ tình. Bà còn được biết đến với hình ảnh của một nữ nhà thơ viết nhiều về thân phận người phụ nữ, là người dũng cảm đề cao vẻ đẹp, sự hi sinh và đức hạnh của người phụ nữ, đồng thời lên tiếng bên vực cho họ và phê phán lên án gay gắt chế độ xã hội cũ. Tự tình là một trong những bài thơ hay, chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc của chính tác giả và cũng là của người phụ nữ nói chung.
Mở bài mẫu 3
Hồ Xuân Hương, nữ sĩ nổi tiếng thế kỉ XVIII đã được nhà thơ Xuân Diệu tôn vinh là “Bà chúa thơ Nôm”. Theo giai thoại lưu truyền trong dân gian thì bà là người đa tài, đa tình, tính cách phóng khoáng và giao thiệp rộng, có rất nhiều bạn văn chương. Tuy thế, đường tình duyên của nữ sĩ lại vô cùng lận đận, mấy lần lấy chồng đều không toại nguyện, vì thế mà bà luôn sống trong tâm trạng cô đơn. Bài thơ Kể nỗi lòng (Tự tình II) có lẽ được sáng tác trong hoàn cảnh ấy.
Mở bài mẫu 4
Trong hệ thống những bài thơ mang chứa tâm sự của thi sĩ Hồ Xuân Hương, “Tự tình 2” là một trong những bài thơ hay nhất. Bài thơ thể hiện nỗi buồn, nỗi cô đơn thấm thía của người yêu đời, tràn đầy sức sống nhưng gặp những cảnh ngộ éo le, một con người luôn khao khát tình yêu nhưng gặp toàn dang dở bất hạnh. Đó là sự bất hạnh của một ước mơ không thành.
Mở bài phân tích 4 câu thơ đầu bài Tự tình 2
Mở bài mẫu 1
Tự tình 2 nằm trong chùm thơ Tự tình, với âm điệu gần giống những câu ca dao than thân xưa. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật nên gồm 4 phần, đề, thực, luận, kết. Nội dung chính là mạch tâm trạng của người phụ nữ khi giãi bày tâm tư tình cảm của mình. Trong đó, hai câu đề là nỗi buồn tủi, chán chường số phận, hai câu thực là sự cố gắng trốn chạy, cố quên nhưng lại phải đối mặt với thực cảnh và thực tình của mình để thấm thía hơn.
Mở bài mẫu 2
Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ luôn là tấm gương oan khổ của những éo le, bất công. Sống trong xã hội với quan điểm “trọng nam khinh nữ”, có những người trầm lặng cam chịu, nhưng cũng có những người ý thức sâu sắc được bi kịch bản thân, cất lên tiếng nói phản kháng mạnh mẽ. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những người phụ nữ làm được điều đó. Bài thơ “Tự tình II” nằm trong chùm thơ bao gồm ba bài là tác phẩm thể hiện rõ điều này. Bốn câu thơ đầu trong bài thơ đã làm nổi bật hoàn cảnh cũng như tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất muốn vượt lên trên số phận của nữ sĩ.
Mở bài phân tích 4 câu thơ cuối bài Tự tình 2
Mở bài mẫu 1
“Kính chào chị Hồ Xuân Hương
Ôi một tài thơ cỡ khác thường
“Xiên ngang mặt đất” câu thơ nhọn
“Dê cỏn buồn sừng” chữ hóc xương
Không chịu cam tâm làm phận gái
Chế giễu nam nhi cả một phường
“Bà chúa thơ Nôm” ai sánh kịp
Ra ngoài lề lối của văn chương”
Quả thật, thơ của Hồ Xuân Hương đúng như những gì mà Tế Hanh đã hết lòng ca ngợi, mà tiêu biểu trong đó phải kể đến là chùm thơ Tự tình, với bài Tự tình 2 là được biết nhiều hơn cả. Nếu như hai câu luận và hai câu thực là nỗi cô đơn, buồn tủi, sự ê chề bẽ bàng của nhân vật trữ tình trước nghịch cảnh tình duyên không vẹn tựa một lời than vãn, chán chường. Thì đến hai câu luận và hai câu kết ta lại thấy được trong đó cái cá tính mạnh mẽ, sự phản kháng của nhà thơ với cái éo le của số phận người phụ nữ, sợ quãng đời xuân sắc qua mau, mà tình duyên không tới đủ.
Mở bài mẫu 2
Trong hệ thống những bài thơ mang chứa tâm sự của Hồ Xuân Hương, “Tự tình” là một trong những bài thơ hay nhất. Bài thơ thể hiện nỗi buồn, nỗi cô đơn thấm thía của người yêu đời, tràn đầy sức sống nhưng gặp cảnh ngộ éo le, một con người luôn khao khát tình yêu nhưng chỉ gặp toàn dang dở, bất hạnh. Đó còn là sự bất hạnh của một mơ ước không thành