Văn mẫu lớp 10: Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng biện pháp liệt kê và chêm xen

Văn mẫu lớp 10: Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng biện pháp liệt kê và chêm xen

Viết đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ trong đó có sử dụng biện pháp liệt kê và chêm xen gồm 6 mẫu siêu hay. Qua đoạn văn có sử dụng biện pháp liệt kê và chêm xen các bạn học sinh có thể lựa chọn cho mình một cách tiếp cận, một giọng điệu văn thích hợp, để sau đó nó trở thành kiến thức tâm đắc của chính mình.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 10: Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng biện pháp liệt kê và chêm xen

Văn mẫu lớp 10: Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng biện pháp liệt kê và chêm xen

TOP 6 đoạn văn có sử dụng phép chêm xen và liệt kê cực chất dưới đây được viết rất hay với văn phong rõ ràng, dễ hiểu có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, sẽ giúp các em học môn Ngữ văn tốt hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học. Đồng thời biết cách trả lời câu hỏi từ đọc đến viết trang 78 Ngữ văn 10 Tập 2. Ngoài ra các bạn xem thêm đoạn văn kể lại ấn tượng của bạn về vùng đất đã đi qua.

Viết đoạn văn có sử dụng biện pháp liệt kê và chêm xen

    Viết đoạn văn có sử dụng biện pháp liệt kê và chêm xen – Mẫu 1

    Sau khi đọc trích đoạn “Đất rừng phương Nam”, tôi đặc biệt ấn tượng với nhân vật An bởi vẻ đẹp phẩm chất của cậu bé này. An là một cậu bé yêu thiên nhiên và có những cảm nhận hết sức nhanh nhạy, tinh tế. Qua đôi mắt của An, núi rừng hiện lên thật thơ mộng, trong trẻo “ánh sáng trong vắt”, “nắng bốc hương hoa tràm ngây ngất”, gió cũng bắt đầu thổi rao rao”,…. Tiếp đến, An rất chịu khó học hỏi, ưa khám phá, tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Trong quá trình đi “ăn ong” với tía nuôi, cậu luôn nhớ về những lời má nuôi kể. Sau đó, đúc rút ra những điểm độc đáo trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh. Chỉ qua lời nói, hành động, nhà văn Đoàn Giỏi đã làm nổi bật vẻ đẹp phẩm chất, tính cách của cậu bé An – nhân vật chính cũng là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Thông qua nhân vật, tôi thấy được sự am hiểu cũng như yêu mến của ông đối với thiên nhiên, con người phương Nam.

    – Biện pháp tu từ liệt kê: “Qua đôi mắt của An, núi rừng hiện lên thật thơ mộng, trong trẻo “ánh sáng trong vắt”, “nắng bốc hương hoa tràm ngây ngất”, gió cũng bắt đầu thổi rao rao”,….”.

    – Biện pháp tu từ chêm xen: “Chỉ qua lời nói, hành động, nhà văn Đoàn Giỏi đã làm nổi bật vẻ đẹp phẩm chất, tính cách của cậu bé An – nhân vật chính cũng là nhân vật trung tâm của toàn bộ tác phẩm.”.

    Đoạn văn sử dụng biện pháp liệt kê và chêm xen – Mẫu 2

    Dịp Tết vừa rồi, gia đình tôi đã đi du lịch ở Vũng Tàu. Đây là một thành phố biển xinh đẹp. Tết ở Vũng Tàu không giống với Tết ở ngoài Hà Nội. Ở Hà Nội, Tết đến có mưa phùn, có cành hoa đào. Còn ở Vũng Tàu, Tết có nắng, gió biển, có hoa mai vàng. Tôi đã được đi tắm biển, được ăn hải sản và được đi chơi ở khu du lịch Hồ Mây. Tôi cũng được leo lên tượng Chúa dang tay ở Vũng Tàu, vốn được mệnh danh là tượng Chúa dang tay lớn nhất Việt Nam. Đứng từ trên tượng Chúa dang tay nhìn xuống biển, tôi mới thấy nơi này đẹp biết bao. Chuyến du lịch ngắn ngủi nhưng khiến tôi nhớ mãi về những cảnh đẹp và trải nghiệm mới lạ. Tôi ước ao sẽ được cùng bố mẹ đi du lịch khắp đất nước

    – Biện pháp tu từ liệt kê:

    • có mưa phùn, có cành hoa đào
    • có nắng, gió biển, có hoa mai vàng
    • được đi tắm biển, được ăn hải sản và được đi chơi ở khu du lịch Hồ Mây

    – Biện pháp tu từ chêm xen: vốn được mệnh danh là tượng Chúa dang tay lớn nhất Việt Nam.

    Đoạn văn sử dụng biện pháp liệt kê và chêm xen – Mẫu 3

    Đất rừng phương Nam – một tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là vùng đất miền Tây Nam Bộ, nơi có những con người hiếu khách, yêu nước, kiên cường, bất khuất vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay lại xâm chiếm Nam Bộ. Quyển sách đã để lại cho em biết bao những suy nghĩ về vùng đất phương Nam thân yêu. Chỉ khi đọc hết quyển sách, chúng ta mới cảm nhận được cái đẹp và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Với nhân vật chính là một cậu bé tên An. Chính môi trường khắc nghiệt lúc đó đã tôi luyện An – một cậu bé 14 tuổi thành một người can đảm, có chí lớn. An rất thích phiêu lưu mạo hiểm với những trò như đi câu rắn, lấy tổ ong, theo tía săn cá sấu. Tuy nhiên, đôi khi cậu cũng hồn nhiên như chính độ tuổi của mình vậy: mải mê xem hát nên bị thuyền bỏ lại, theo đám bạn mò ốc nên lạc gia đình. Ở An hội tụ đầy đủ những nét chúng của thiếu nhi thời chiến và là tấm gương đáng để học hỏi trong thời đại ngày nay.

    – Biện pháp tu từ liệt kê:

    • đi câu rắn, lấy tổ ong, theo tía săn cá sấu.
    • mải mê xem hát nên bị thuyền bỏ lại, theo đám bạn mò ốc nên lạc gia đình

    – Biện pháp tu từ chêm xen:

    • một tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An.
    • một cậu bé 14 tuổi

    Đoạn văn sử dụng biện pháp liệt kê và chêm xen – Mẫu 4

    Sau khi đọc đoạn trích “Đất rừng phương Nam”, em đặc biệt yêu thích nhân vật Cò. Khác với cậu bé An, Cò hiện lên với vẻ hoạt bát, khỏe mạnh, sáng dạ. Cò có thể “đội cái thúng to tướng, trong thúng đựng một vò nước, mấy gói cơm nắm và cái áo ướt mồ hôi nó vừa cởi ra cuộn lại, trên thúng úp chiếc nón lá rách.”. Sinh ra và lớn lên ở vùng núi U Minh, Cò đã quá quen với địa hình nơi đây nên cậu không hề cảm thấy hề hấn gì, “cặp chân của nó nhu bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chả mùi gì nữa là!”. Có thể thấy, Cò cũng là người am hiểu, hiểu biết về rừng. Cậu chỉ cho An về khoảng cách giữa hai cây tràm nhằm giúp An xác định được kèo gác ong trên cành cây. Bằng cách sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi” cùng nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua lời nói, hành động, tác giả đã khắc họa thành công nhân vật Cò – cậu bé tiêu biểu cho con người vùng U Minh.

    – Biện pháp liệt kê: “Khác với cậu bé An, Cò hiện lên với vẻ hoạt bát, khỏe mạnh, sáng dạ.”.

    – Biện pháp chêm xen: “Bằng cách sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi” cùng nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua lời nói, hành động, tác giả đã khắc họa thành công nhân vật Cò – cậu bé tiêu biểu cho con người vùng U Minh.”.

    Đoạn văn sử dụng biện pháp liệt kê và chêm xen – Mẫu 5

    Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó suốt thời ấu thơ và là nơi khi nghĩ về ta lại thấy ấm lòng. Chính vì vậy, chúng ta có thể khẳng định: Quê hương có vai trò quan trọng và to lớn đối với mỗi người. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với quê hương. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất, là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta, là điều quý giá vô ngần mà mỗi người không thể thiếu. Quê hương – hai tiếng thân thương mỗi lần chúng ta nghe thấy không khỏi xúc động bồi hồi. Quê hương một chìa khóa vạn năng giúp chúng ta gợi mở một cách sống, cách làm người. Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của mỗi con người, đặc biệt là trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được làm người một cách trọn vẹn. Vì vậy, dù đi đâu về đâu, thì vẫn hãy nhớ nơi đó vẫn đang chờ, chờ một ngày chúng ta trở về đem lại nhiều thành công rực rỡ vang dội về cho quê hương – đất nước – con người Việt.

    – Biện pháp tu từ liệt kê: Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó suốt thời ấu thơ và là nơi khi nghĩ về ta lại thấy ấm lòng.

    – Biện pháp tu từ chêm xen: Quê hương – hai tiếng thân thương mỗi lần chúng ta nghe thấy không khỏi xúc động bồi hồi.

    Viết đoạn văn có sử dụng biện pháp chêm xen – Mẫu 6

    “Chiến tranh không được trả giá trong thời chiến, hóa đơn sẽ đến sau đó” (Benjamin Franklin). Mặc dù, chiến tranh đã qua đi từ lâu nhưng những hậu quả mà chúng để lại vẫn hằn sâu trên từng mảnh đất của dân tộc. Chiến tranh là một mức độ xung đột vũ trang giữa các quốc gia, chính phủ, xã hội hoặc các nhóm bán quân sự như lính đánh thuê, quân nổi dậy và dân quân. Đất nước ta đã trải qua biết bao cuộc chiến đẫm máu và những nỗi đau của chúng: cha mẹ già phải xa con, vợ chồng chia ly, con thơ chưa kịp biết mặt cha,… Thế nhưng, cho dù hoàn cảnh đầy khó khăn – thiếu lương thực, bệnh tât, chết chóc – thì nhân dân ta vẫn quyết tâm và đã dành được nền độc lập hoàn toàn. Trong thời kì ấy, biết bao cái tên được lưu danh muốn đời như: Võ Thị Sáu, La Văn Cầu, Nguyễn Văn Trỗi, Phan Đình Giót,… Bên cạnh niềm tự hào còn là sự chua xót cho những số phận – nhân chứng cho hậu quả của chiến tranh – nhiễm chất độc màu da cam do đế quốc Mỹ để lại tới ngày nay. Bản thân chúng ta, với một thân hình lành lặn, một trí tuệ minh mẫn, là những người được sống trong thời bình càng cần cố gắng nhiều hơn nữa để gìn giữ, xây dựng quê hương giàu mạnh để xứng đáng với sự hi sinh của cha ông. Dù là ai, chúng ta cũng nên ý thức rằng: chiến tranh chưa bao giờ là đúng.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *