Văn mẫu lớp 11: Dàn ý nghị luận về hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài trong giao tiếp hằng ngày của giới trẻ Việt Nam mang đến dàn ý chi tiết nhất. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo để nhanh chóng biết cách viết bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống hay.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 11: Dàn ý nghị luận về hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài trong giao tiếp hằng ngày của giới trẻ
Hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài trong giao tiếp hằng ngày của giới trẻ Việt Nam hiện nay đang là một vấn đề nhức nhối, gây ra nhiều tranh cãi. Vậy sau đây là mẫu dàn ý nghị luận về hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài mời các bạn cùng đón đọc.
Dàn ý nghị luận về hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài
1. Mở bài
– Giới thiệu hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài trong giao tiếp hằng ngày của giới trẻ Việt Nam hiện nay.
– Nêu nhận định về hiện tượng này (tích cực hay tiêu cực, cần được nhìn nhận như thế nào).
2. Thân bài
a) Giải thích hiện tượng
– “Tiếng nước ngoài” chỉ chung mọi ngôn ngữ khác không phải tiếng mẹ đẻ, không phải là tiếng nói gốc của ông bà, cha mẹ,… từ ngàn đời xưa.
– Sính dùng tiếng nước ngoài là lạm dụng ngôn ngữ khác một cách tuỳ tiện, thiếu ý thức, trong một câu tiếng Việt thường chêm vào một vài từ nước ngoài…
a) Biểu hiện của hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài
– Lạm dụng tiếng nước ngoài trong giao tiếp, đặc biệt là tiếng Anh.
– Chêm xen tiếng nước ngoài vào tiếng Việt một cách bừa bãi, thậm chí nói hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài.
– Sử dụng tiếng nước ngoài để thể hiện đẳng cấp, “sang chảnh”.
– Viết tin nhắn, bài đăng trên mạng xã hội bằng tiếng nước ngoài, thậm chí sử dụng tiếng lóng, tiếng viết tắt của nước ngoài.
c) Nguyên nhân của hiện tượng
– Ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế.
– Ảnh hưởng của công nghệ thông tin, mạng xã hội, phim ảnh, nhạc nước ngoài.
– Tâm lý sính ngoại, muốn thể hiện đẳng cấp của giới trẻ hay “bắt trend”.
– Có người vì sống lâu ở nước ngoài nên khi nói tiếng Việt cũng ít nhiều quên một số từ ngữ.
– Làm việc thường xuyên trong môi trường ngôn ngữ nước ngoài nên hình thành thói quen “loạn ngữ”
– Hệ thống giáo dục chưa chú trọng việc dạy tiếng Việt.
– Ảnh hưởng từ phim ảnh, mạng xã hội.
d) Hậu quả, tác hại
– Làm méo mó tiếng Việt, ảnh hưởng đến sự trong sáng của ngôn ngữ.
– Tạo ra sự phân biệt đối xử, đẳng cấp trong xã hội.
– Gây khó khăn cho giao tiếp, đặc biệt là với những người không biết tiếng nước ngoài.
– Làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.
e) Đề xuất giải pháp khắc phục
– Nâng cao ý thức của giới trẻ về tầm quan trọng của tiếng Việt.
– Tăng cường giáo dục tiếng Việt trong nhà trường và xã hội.
– Bố mẹ phải làm gương trong việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như tiếng nước ngoài bởi những lệch lạc trong văn hóa ngôn ngữ trẻ sẽ tiếp thu, bắt chước rất nhanh.
– Hạn chế sử dụng tiếng nước ngoài trong các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, phim ảnh, nhạc.
– Khuyến khích sử dụng tiếng Việt trong các hoạt động giao tiếp, sáng tạo nội dung tiếng Việt trên mạng xã hội.
– Khuyến khích sử dụng tiếng Việt một cách đúng đắn, sáng tạo.
– Tuyên truyền, quảng bá về vẻ đẹp của tiếng Việt.
g) Bài học nhận thức và hành động
– Nhận thức: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi công dân, đặc biệt là thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước, cũng là đối tượng nhạy cảm nhất với cái mới – càng cần tỉnh táo, bản lĩnh trước thời hội nhập, để góp phần giữ vững bản sắc ngôn ngữ dân tộc mình.
– Hành động:
+ Luôn ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, rèn luyện ngôn ngữ giao tiếp, vận dụng đúng đắn các phương tiện giao tiếp trong cuộc sống cũng như trong học tập.
+ Luôn cập nhật, tiếp thu có chọn lọc những giá trị mới của thời hiện đại; hòa nhập nhưng không “hòa tan”, để giữ được giá trị truyền thống của tiếng Việt.
3. Kết bài
– Khẳng định lại tác hại của hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài.
– Kêu gọi mọi người chung tay gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt.