Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích bài thơ Hầu trời của Tản Đà mang đến 2 mẫu chi tiết, đầy đủ nhất. Qua 2 dàn ý phân tích Hầu trời giúp các em học sinh lớp 11 nhanh chóng nắm vững kiến thức, biết cách xây dựng dàn ý cho bài văn phân tích.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích bài thơ Hầu trời
Phân tích bài thơ Hầu Trời để thấy được cái tôi của nhà thơ Tản Đà Với lối thơ thất ngôn trường thiên tự do và phóng khoáng. Cộng với chất tự sự các yếu tố trong tình huống, nhân vật hay lời kể đã tạo nên một tác phẩm rất đặc biệt. Vậy dưới đây là TOP 2 Dàn ý phân tích bài Hầu trời hay nhất, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Dàn ý phân tích bài thơ Hầu trời
Dàn ý phân tích bài Hầu trời
I. Mở bài:
– Giới thiệu bài thơ Hầu trời
Với phong cách thơ lãng mạn, phóng khoáng, ngông nghênh, thể hiện sự ứu ái và cảm thương của tác giả. Thơ văn của ông giữa hai giai đoạn trung đại và hiện đại nên những tác phẩm của ông mang một vẻ đẹp và sự độc đáo khác nhau. Một trong những tác phẩm đặc sắc và thể hiện rõ sự phóng khoáng của Tản Đà là tác phẩm Hầu trời. tác phẩm nói lên sự ngông nghênh của tác giả đối với trời, xem trời như là bạn của mình. Chúng ta cùng đi tìm hiểu cái ngông của Tản Đà.
II. Thân bài:
– Phân tích bài thơ hầu trời
1. Mở đầu bằng cách giới thiệu câu chuyện:
- Câu chuyện xảy ra vào đêm qua, một khoảnh khắc yên lặng, yên tĩnh
- Câu chuyện kể về giấc mơ muốn lên cõi tiên của tác giả, thể hiện tâm trạng và cảm xúc của người thi nhân
- Tâm trạng nửa thực nửa mơ của thi nhân
2. Thi nhân đọc thơ cho trời và Chư tiên nghe
- Đọc thơ một cách hào hứng
- Thi nhân kể về cuộc sống và công việc của mình
- Giọng thơ của thi nhân hóm hỉnh, ngông
3. Thái độ của người nghe:
- Trời tỏ ra rất tâm đắc và khen ngợi thi nhân
- Chư Tiên nghe thơ rất xúc động và tâm đắc
4. Thi nhân trò chuyện với trời:
- Khẳng định cái tôi của mình
- Cuộc sống nghèo khó nhưng thư thái của tác giả
- Cảm hứng nghệ thuật bao trùm nguyên bài thơ
II. Kết bài:
– Nêu cảm nhận của em về bài thơ Hầu trời
Ví dụ:
Hầu trời là một bài thơ thể hiện sự ngông cuồng của tác giả, sự hóm hỉnh, vui đùa đã khiến cho bài thơ trở nên độc lạ và thú vị hơn.
Dàn ý phân tích Hầu trời
1. Mở bài phân tích bài Hầu trời
– Giới thiệu về tác giả Tản Đà và bài thơ Hầu trời
- Tản Đà (1889-1939) tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, quê làng Khê Thượng, xã Sơn Đà (Ba Vì, Hà Tây), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.
- Hầu trời trích từ tập “Còn chơi” thể hiện cái tôi ngông của tác giả cũng như nỗi ngậm ngùi cho cảnh ngộ bản thân nói riêng và văn nghệ sĩ đương thời nói chung.
– Dẫn dắt vào vấn đề.
2. Thân bài phân tích bài Hầu trời
a) Luận điểm 1: Thi nhân đọc thơ cho trời và chư tiên nghe
– Thái độ của thi nhân khi đọc thơ và việc thi nhân nói về tác phẩm của mình:
- Thi nhân đọc rất cao hứng, sảng khoái và có phần tự đắc: “Đọc hết văn vần sang văn xuôi / Hết văn thuyết lý lại văn chơi”
- Thi nhân kể tường tận, chi tiết về các tác phẩm của mình: “Hai quyển khối tình văn lý thuyết/ Hai khối tình con là văn chơi/ Thần tiên, giấc mộng văn tiểu thuyết…”
- Giọng đọc: đa dạng, hóm hỉnh, ngông nghênh có phần tự đắc.
=> Đoạn thơ cho thấy thi nhân rất ý thức về tài năng văn thơ của mình và cũng là người táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ “cái tôi” cá thể. Ông cũng rất “ngông” khi tìm đến trời để khẳng định tài năng. Đây là niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ.
– Thái độ của người nghe: Rất ngưỡng mộ tài năng thơ văn của tác giả.
- Thái độ của trời: khen rất nhiệt thành: văn thật tuyệt, văn trần được thế chắc có ít, văn chuốt như sao băng…
- Thái độ của chư tiên: xúc động, hâm mộ và tán thưởng… Tâm nở dạ, cơ lè lưỡi…
=> Cả đoạn thơ mang đậm chất lãng mạn và thể hiện tư tưởng thoát li trước cuộc đời.
b) Luận điểm 2: Thi nhân trò chuyện với trời:
– Thi nhân kể về hoàn cảnh của mình => Trong văn chương việc thể hiện họ tên trong tác phẩm chính là một cách để khẳng định cái tôi cá nhân của mình.
– Thi nhân kể về cuộc sống: Đó là một cuộc sống nghèo khó, túng thiếu, thân phận nhà văn bị rẻ rúng, coi thường. Ở trần gian ông không tìm được tri âm, nên phải lên tận cõi trời để thỏa nguyện nỗi lòng.
=> Đó cũng chính là hiện thực cuộc sống của người nghệ sĩ trong xã hội lúc bấy giờ, một cuộc sống cơ cực không tấc đất cắm dùi, thân phận bị rẻ rúng, làm chẳng đủ ăn.
=> Qua đoạn thơ tác giả đã cho người đọc thấy một bức tranh chân thực và cảm động về chính cuộc đời mình và cuộc đời nhiều nhà văn nhà thơ khác.
=> Cảm hứng hiện thực bao trùm cả đoạn thơ này.
c) Luận điểm 3: Trách nhiệm và khát vọng của thi nhân
+ Nhiệm vụ trời giao: Truyền bá thiên lương.
=> Nhiệm vụ trên chứng tỏ Tản Đà lãng mạn chứ không hoàn toàn thoát li cuộc sống. Ông vẫn ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đời để đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc hơn.
+ Thi nhân khát khao được gánh vác việc đời -> Đó cũng là một cách tự khẳng định mình trước thời cuộc.
=> Như vậy có thể nói trong thơ Tản Đà cảm hứng lãng mạn và cảm hứng hiện thực đan xen khăng khít.
3. Kết bài phân tích bài thơ Hầu trời
– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
– Nêu nhận xét, cảm nhận chung của em
– Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân