Dàn ý phân tích tình huống truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân gồm 2 mẫu dàn ý chi tiết nhất, giúp các bạn lớp 11 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, nhanh chóng biết cách viết bài văn phân tích đầy đủ ý và hay hơn.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích tình huống truyện Chữ người tử tù
Tình huống truyện Chữ người tử tù là tình huống độc đáo đặc sắc, có một không hai bởi nó không chỉ làm đổi ngược cảm xúc ban đầu của người đọc mà còn làm bộc lộ được mối quan hệ, hành vi cũng như thái độ của các nhân vật. Cũng qua tình huống, tác giả khắc họa được tính cách của các nhân vật, tăng tính kịch tính và sức hấp dẫn của truyện, đồng thời tình huống truyện cũng đã làm nổi bật lên vẻ đẹp của cái tài, cái đẹp, cái thiên lương trong sáng.
Lập dàn ý tình huống truyện Chữ người tử tù
Dàn ý phân tích tình huống truyện Chữ người tử tù
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
– Vai trò của tình huống.
2. Thân bài
1. Giải thích:
– Tình huống truyện là gì.
2. Ý nghĩa.
– Tình huống truyện Chữ người tử tù: Xoay quanh cuộc kì ngộ giữa quản ngục, Huấn Cao và thơ lại.
- Nhờ đó tính cách nhân vật được bộc lộ:
- Huấn cao là một bậc anh hùng có tài viết chữ thư pháp, có khí phách và thiên lương.
- Quản ngục là người yêu cái đẹp và biết trọng người tài nhưng lại bị đầy ải vào chốn cạn bạ.
- Quản ngục là người đáng tin cậy, biết yêu cái đẹp, trọng người tài.
– Tài năng: Nghệ thuật xây dựng và khắc họa vẻ đẹp hình tượng.
- Hình tượng độc đáo rất đúng với quan niệm của Nguyễn Tuân:
- Luôn nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
3. Kết bài
– Khẳng định vai trò và tài năng Nguyễn Tuân.
Dàn ý tình huống truyện Chữ người tử tù
1. Mở bài
– Giới thiệu tác phẩm: Chữ người tử tù là truyện ngắn xuất sắc kết tinh được tài hoa và tâm huyết của người nghệ sĩ tài năng. Trong truyện ngắn này, Nguyễn Tuân đã xây dựng được tình huống truyện đặc sắc, qua đó thể hiện được tư tưởng, nội dung chủ đề của tác phẩm.
2. Thân bài
– Chữ người tử tù xoay quanh cuộc gặp gỡ kì lạ, có phần éo le của Huấn Cao, người tử tù đang bị áp giải về kinh lĩnh án chém và viên quản ngục người cai quản chốn ngục tù tối tăm nhưng lại là con người yêu và trân trọng cái đẹp.
– Trong hoàn cảnh đầy trớ trêu giữa những con người ở vị trí hoàn toàn đối lập nhưng giữa họ lại có sợi dây kết nối vững chắc, đó chính là tâm hồn đồng điệu với tình yêu đối cái đẹp.
– Viên quản ngục đã có những biệt đãi đặc biệt, rượu thịt chu tất cho người tử tù mà đáng ra mình phải đối xử tàn nhẫn.
– Vốn tính kiêu bạc, ngang tàn lại căm ghét cái xấu xa, giả tạo nên ban đầu Huấn Cao tỏ ra coi thường, khinh bạc đối với những tiếp đãi đặc biệt của viên quản ngục.
– Khi nhận ra tấm lòng trong sáng, chân thành của viên quản ngục, Huấn Cao đã vô cùng cảm động, hối hận vì “thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
– Để đáp lại tấm lòng của viên quản ngục, Huấn Cao đã quyết định tặng chữ và đưa những lời khuyên chân thành để bảo vệ thiên lương trong sáng ở viên quản ngục.
– Cảnh cho chữ được coi là khung cảnh đặc biệt nhất trong toàn bộ tác phẩm. Trong cái tăm tối, tù túng của nhà ngục đã diễn ra “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
+ Huấn Cao từ một người tử tù trở thành người nghệ sĩ, thần tượng, ân nhân mà viên quản ngục kính trọng, ngưỡng mộ.
+ Viên quản ngục người nắm trong tay quyền lực trở thành người ngưỡng mộ, chịu ơn từ người tử tù mà mình đang làm nhiệm vụ giam giữ.
–> Nguyễn Tuân khắc họa được tính cách của các nhân vật, tăng tính kịch tính và sức hấp dẫn của truyện, đồng thời tình huống truyện cũng đã làm nổi bật lên vẻ đẹp của cái tài, cái đẹp, cái thiên lương trong sáng.
3. Kết bài
– Thông qua xây dựng tình huống truyện ấn tượng, tác giả Nguyễn Tuân trong “Chữ người tử tù” đã thể hiện được tư tưởng chủ đề của truyện ngắn, đồng thời bộc lộ được tài năng bậc thầy trong việc xây dựng tình tiết cho câu chuyện.