Viết một đoạn văn trình bày những cảm nhận Hình ảnh nghệ của anh (chị) về hình ảnh nghệ thuật ở hai câu thơ cuối bài Lưu biệt khi xuất dương là một đề tài rất hay nằm trong chương trình Ngữ văn 11 tập 2.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 11: Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh nghệ thuật ở hai câu thơ cuối bài Lưu biệt khi xuất dương
Đoạn văn cảm nhận hình ảnh nghệ thuật ở hai câu cuối bài Lưu biệt khi xuất dương mang đến 2 đoạn văn mẫu hay nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức để biết cách viết đoạn văn hay. Đồng thời nhanh chóng biết cách trả lời câu hỏi phần Luyện tập trang 5. Vậy sau đây là 2 đoạn văn mẫu hay nhất, mời các bạn cùng đón đọc nhé.
Viết đoạn văn cảm nhận hình ảnh nghệ thuật hai câu cuối bài Lưu biệt khi xuất dương
Đoạn văn cảm nhận hai câu cuối bài Lưu biệt khi xuất dương – Mẫu 1
Hai câu thơ cuối trong bài Lưu biệt khi xuất dương diễn tả hình ảnh kì vĩ lớn lao, khắc họa được tầm vóc kì vĩ, phi thường của chủ thể trữ tình. Tác giả là nhà nho tiên tiến sớm tiếp cận với tư tưởng tiến bộ thông qua Tân thư.Ông hiểu rất rõ sự thất thế, mục ruỗng của xã hội nen đã tìm cho mình một hướng đi riêng nhằm giải phóng dân tộc. Hai câu thơ cuối bài đã nêu bật hình ảnh người chí sĩ yêu nước vượt “muôn trùng sóng bạc” ở “Biển Đông” để hướng tới những điều tốt đẹp dành cho dân tộc. Sóng của biển cả cũng chính là con sóng của nhiệt huyết đang dâng trào, chắp cánh cho ý chí vượt đại dương tìm đường cứu nước thêm phần tự tin. Tư thế cùng khát vọng lên đường của nhân vật trữ tình trong hai câu cuối có sức truyền cảm mạnh mẽ. Phan Bội Châu từ bài này gợi lên được nhiệt huyết của cả một thế hệ mạnh mẽ, can trường, dám bứt phá, thay đổi.
Đoạn văn cảm nhận hai câu cuối bài Lưu biệt khi xuất dương – Mẫu 2
Các hình ảnh kì vĩ trong hai câu kết mang tầm vũ trụ: bể Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc. Tất cả như hòa nhập làm một với con người trong tư thế bay lên. Tác giả dựng bối cảnh kì vĩ, hiện lên qua hình ảnh thơ “trường phong” (ngọn gió dài), “thiên trùng bạch lãng” (ngàn đợt sóng bạc). Từ hình ảnh đó làm nổi bật lên tư thế của con người đầy lẫm liệt, oai phong “nhất tề phi”, một tư thế của con người đang vượt lên hiện thực đầy tăm tối của thời cuộc, tư thế sánh ngang vũ trụ của con người. Nếu hai thanh trắc cuối câu 7 (Đông Hải khứ) làm cho âm điệu nén lại thì hai thanh bằng cuối câu 8 (nhất tề phi) lại làm cho âm điệu cất lên, bay lên. Âm hưởng trầm bổng ấy cũng góp phần thể hiện quyết tâm mạnh mẽ lên đường cứu nước cùa Phan Bội Châu.