Văn mẫu lớp 11: Đoạn văn giới thiệu ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Thề nguyền

Văn mẫu lớp 11: Đoạn văn giới thiệu ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Thề nguyền

Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 15 dòng) giới thiệu ý nghĩa nội dung và đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Thề nguyền là một trong những chủ đề rất hay thuộc chương trình Ngữ văn 11 sách Cánh diều tập 1.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 11: Đoạn văn giới thiệu ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Thề nguyền

Văn mẫu lớp 11: Đoạn văn giới thiệu ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Thề nguyền

Giới thiệu ý nghĩa nội dung và nghệ thuật đoạn trích Thề nguyền mang đến đoạn văn mẫu siêu hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý ôn tập, trau dồi kiến thức, biết cách làm trả lời được câu hỏi bài Thề nguyền Ngữ văn 11 Tập 1 Cánh diều.

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 15 dòng) giới thiệu ý nghĩa nội dung và đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Thề nguyền.

Giới thiệu ý nghĩa nội dung và nghệ thuật đoạn trích Thề nguyền

Đoạn trích “Thề nguyền” thuộc phần Gặp gỡ và đính ước, trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Sau lần gặp gỡ đầu tiên trong buổi chiều thanh minh thơ mộng, Kim Trọng đi tìm nhà trọ học gần cạnh nhà Thúy Kiều cốt để tìm gặp lại nàng. Hai người đã gặp gỡ, trao kỉ vật làm tin. Một hôm, khi cả gia đình sang chơi bên ngoại, Kiều đã tìm gặp Kim Trọng. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả nhà vẫn chưa về, nàng quay lại gặp chàng. Hai người đã làm lễ thề nguyền gắn bó trước “vầng trăng vằng vặc”. Nguyễn Du đã xây dựng một khung cảnh tuyệt đẹp đó là đêm trăng tình yêu, vầng trăng ước hẹn để từ đó thể hiện khát khao về tình yêu tự do của Thúy Kiều, người con gái xinh đẹp, tài hoa nhưng bạc mệnh. Tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng là tình yêu trong sáng, thủy chung, vượt lên trên lễ giáo phong kiến. Đoạn trích thành công với nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố; hình ảnh ẩn dụ đặc sắc: giấc hoè, bóng trăng đã xế hoa lê lại gần, đỉnh Giáp non thần,…; vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa, tóc tơ, chữ đồng,… Sử dụng nhiều từ láy có giá trị tạo hình, biểu cảm. Đây quả là một đoạn thơ xuất sắc trong việc ngợi ca vẻ đẹp của tình yêu và tấm lòng đồng cảm của Nguyễn Du với khát vọng hạnh phúc của con người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *