Nghị luận về câu ngạn ngữ Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào mang đến dàn ý và bài văn mẫu hay nhất. Qua bài văn mẫu này giúp các bạn lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, củng cố kỹ năng viết văn nghị luận về tư tưởng đạo lý ngày một hay hơn.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 11: Nghị luận về câu ngạn ngữ: Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào
Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào là lời nhận định về quá trình học tập gian khổ nhưng thành tựu đạt được qua những gian khổ đó lại vô cùng xứng đáng, ý nghĩa với những công sức mà họ đã bỏ ra. Vậy sau đây là dàn ý và bài văn mẫu hay nhất mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 11.
Nghị luận về Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào
Dàn ý Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu ngạn ngữ: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào”.
2. Thân bài
a. Giải thích
Con đường học vấn chưa bao giờ là dễ dàng, chưa bao giờ trải đầy hoa hồng. Chúng ta phải thực sự cố gắng, nỗ lực hết mình thì mới có thể tích lũy được nhiều kiến thức và trở thành một con người tài giỏi, có ích cho xã hội. Để đạt được điều đó đòi hỏi chúng ta phải cố gắng, nỗ lực hết mình, không ngừng vươn lên từng ngày.
b. Phân tích
- Để có được cuộc sống tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn, con người cần phải học tập, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân mình.
- Không có học hành, con người sẽ chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định và xã hội không thể phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
- Nếu tất cả con người đều cố gắng mài giũa bản thân, trau dồi kiến thức, vươn lên, hướng về phía trước thì xã hội sẽ phát triển và tốt đẹp hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lựa chọn dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.
(Lưu ý: dẫn chứng phải gần gũi, xác thực và tiêu biểu được nhiều người biết đến).
d. Phản biện
Trong xã hội có những người tuy có điều kiện tốt để học tập và phát triển bản thân nhưng lại không biết trân trọng và cố gắng mà chỉ biết lao theo những thú vui của bản thân mình. Những người này đáng bị chỉ trích và phê phán thẳng thắn.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận (Câu ngạn ngữ: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào”) và rút ra bài học và bản thân.
Nghị luận Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào
Học tập là quá trình học tập, tiếp thu lâu dài để làm giàu thêm sự phong phú của những hiểu biết. Kiến thức như đại dương mênh mông mà dù có dành cả cuộc đời để học hỏi con người cũng không thể khám phá được hết. Việc học tập cũng không thể thành tài trong ngày một ngày hai, để đạt được thành quả, trái ngọt cuối cùng, con người trước hết sẽ phải trải qua vô vàn những khó khăn, thử thách. Chẳng thế mà ngạn ngữ Hi Lạp có câu “ Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”.
Câu ngạn ngữ “ Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào” là lời nhận định về quá trình học tập gian khổ nhưng thành tựu đạt được qua những gian khổ đó lại vô cùng xứng đáng, ý nghĩa với những công sức mà họ đã bỏ ra.
“Học hành” là quá trình học tập, rèn luyện để tích lũy kiến thức, mở mang hiểu biết của mỗi người. “Rễ đắng” là hình ảnh ẩn dụ của những khó khăn, vất vả trong quá trình học tập. “Quả” được nhắc đến ở đây chính là thành quả, kết quả cuối cùng mà quá trình học tập mang lại, quả ngọt là phần thưởng tất yếu, xứng đáng với những công sức mà người học đã bỏ ra. Câu ngạn ngữ của Hi Lạp đã thể hiện nhận thức sâu sắc về quy luật của việc học cũng như ý nghĩa của việc học đối với mỗi người.
“Học hành có những chùm rễ đắng cay” từ hình ảnh ẩn dụ “chùm rễ đắng cay” gợi cho ta liên tưởng về quá trình học tập nhiều vất vả, thử thách. Để học tập, lĩnh hội những tri thức mới, con người sẽ phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và cả một quá trình học tập lâu dài. Trong quá trình học tập, gây dựng nền móng (chùm rễ) tri thức ấy, con người tất yếu phải trải qua những vất vả, gian nan, đó không chỉ là quá trình học tập đơn thuần mà còn là sự vận dụng, thực hành vào trong thực tiễn. Để đạt được mục đích cuối cùng của việc học đòi hỏi phải từng bước chinh phục những khó khăn, chinh phục những bậc thang của học vấn.
Trong thực tiễn của việc học, chúng ta đã trải qua vô vàn những khó khăn, đó là sự chán nản, bất lực khi không thể lĩnh hội một đơn vị kiến thức khó, đó là khi ta trải qua cảm giác thất bại, nếm vị cay đắng: bị điểm kém, bị quở trách, thi hỏng…Tuy nhiên, qua những thất bại nếu chúng ta biết nhìn nhận những hạn chế, tiếp tục cố gắng không ngừng thì chúng ta sẽ chiếm lĩnh được những tri thức, đạt điểm cao trong các bài thi…
Nhà khoa học vĩ đại Ê-đi-xơn cũng đã từng trải qua hàng nghìn thí nghiệm thất bại mới có thể phát minh ra chiếc bóng đèn. Nếu ông từ bỏ, nản lòng qua những thất bại thì chúng ta sẽ không có nhà khoa học vĩ đại bậc nhất thế giới như ngày nay.
Tuy nhiên, trải qua quá trình học tập nhiều gian khổ thành quả của việc học sẽ là những trái ngọt, là phần thưởng xứng đáng cho mọi cố gắng. Vị ngọt ở đây trước hết là việc nâng cao hiểu biết, sự am hiểu của bản thân về những tri thức mới mẻ, nâng cao tự tin của con người trong cuộc sống xã hội. Những kết quả của việc học còn mang đến niềm vui, sự tự hào cho bản thân người học, cho gia đình, thầy cô, nhà trường, quê hương. Thành công từ việc học cũng chính là đôi cánh cho những ước mơ, khát vọng lập nghiệp, kiến thiết đất nước của mỗi cá nhân.
Trong quá trình học tập, để tiến bộ và phát triển bản thân, người học không chỉ cần cố gắng học hỏi không ngừng mà còn phải biết cách chấp nhận những đắng cay, thất bại giai đoạn đầu để được hưởng những thành quả tốt đẹp lâu dài “ Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”.