Phân tích hai căn bệnh tự tin và tự phụ là một trong những chủ đề rất hay nằm trong chương trình Ngữ văn 11 tập 1 trang 43.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 11: Nghị luận xã hội về tự ti và tự phụ (2 Dàn ý & 8 Mẫu)
Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Vì thế, chúng ta cần phải khiêm tốn không tự phụ, phải vững tin không tự ti, sống năng động, lạc quan cầu thị và yêu đời đế trở thành người lao động có tri thức trong xã hội hiện đại, văn minh. Vậy dưới đây là dàn ý và 8 bài phân tích 2 căn bệnh tự ti và tự phụ hay nhất, mời các bạn cùng đón đọc tại đây.
Phân tích 2 căn bệnh tự tin và tự phụ hay nhất
Dàn ý nghị luận xã hội về tự ti và tự phụ
Dàn ý số 1
1. Mở bài:
- Trong thời buổi hiện nay, khi đất nước ta đang trên con đường hội nhập,thì đòi hỏi phải cần có những người thật sự tài năng để đưa đất nước đi lên ngang tầm với bạn bè năm châu như lời Bác Hồ đã dạy.
- Nhưng điều đó không phải dễ khi thực tế bây giờ vẫn còn tồn tại nhiều thái độ sống chưa thực sự đúng đắn.
- Trong đó có hai thái độ tự ti và tự phụ.
2. Thân bài:
a. Khái quát (dẫn dắt vào bài)
– Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng xấu đến tính cách, lối sống của con người.
b. Giải thích
- “Tự ti”: Thiếu tự tin, không tin vào khả năng của bản thân, sống mặc cảm, thu mình.
- “Tự phụ”: Kiêu căng, ảo tưởng về bản thân, xem mình luôn là nhất, là đúng, mà coi thường mọi người xung quanh.
c. Phân tích, bàn luận
– Tự ti
* Biểu hiện
- Nói về tự ti, đó là thái độ tự xem mình thấp hơn người khác, thua kém người khác.
- Người tự ti luôn sống khép kín, thu mình, không tin tưởng vào khả năng của bản thân.
- Thiếu ý chí,không dám nghĩ, không dám làm.
- Họ luôn sợ sệt, trốn tránh, nhút nhát trước chỗ đông người. (nêu một vài dẫn chứng)
* Nguyên nhân
– Nhận thức, suy nghĩ sai lầm, thiếu làm chủ bản thân.
- Thiếu trình độ về nhận thức, hiểu biết và năng lực.
- Thiếu bản lĩnh sống, không tin tưởng vào bản thân, sợ hỏng, sợ sai -> mặc cảm luôn nghĩ là người bỏ đi…
*Tác hại: Tự ti mang lại tác hại rất lớn
- Hình thành một lối sống không tốt.
- Không có ý thức vươn lên.
- Sống khép mình trước tập thể.
- Không tạo cho mình cơ hội và điều kiện để học tập và công tác tốt.
– Tự phụ
* Biểu hiện
- Nói về tự phụ lại là một thái độ hoàn toàn trái ngược với tự ti. Nếu người tự ti cứ xem mình thấp hơn người khác thì người tự phụ lại luôn tự đề cao bản thân mình, tự xem mình tài giỏi hơn người khác, trong mắt họ thế giới thật nhỏ bé.
- Người tự phụ luôn chủ quan tự cho mình là đúng.
- Khi làm được việc gì đó thì tỏ ra coi thường người khác => Biểu hiện của căn bệnh “ngôi sao”. (nêu một vài dẫn chứng tiêu biểu).
* Nguyên nhân:
- Do chủ nghĩa cá nhân, hay tự đề cao cái “tôi” của bản thân.
- Do bản tính thiếu khiêm tốn trước mọi người.
* Tác hại: Thật sự rất tai hại cho một người tự phụ sống trong tập thể. Bản chất chẳng xem ai ra gì rất dễ bị người khác ghét bỏ, không mến trọng. Do tự xem mình là tài giỏi nên chẳng quan tâm gì đến cách làm của người khác, sẽ không học hỏi được những bài học quý báu, dẫn đến tầm nhìn hạn hẹp, rất khó để có thể phát triển và vươn ra xa hơn.
d. Ý kiến đánh giá
– Tóm lại cả tự ti và tự phụ đều có tác hại rất xấu. Con người có những thái độ như thế sẽ rất khó hòa nhập cùng với người khác, khó nhận được thiện cảm từ người khác và quan trọng hơn là chất lượng công việc ngày càng thấp kém
– Cách khắc phục:
- Mỗi cá nhân cần khiêm tốn để học tập người khác, đồng thời biết tiếp thu những lời phê bình nhận xét từ người khác để có thể hoàn thiện bản thân hơn
- Năng động trong học tập cũng như trong công việc, không né tránh khi có chuyện mà ngược lại phải nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt công việc
- Cần biết đánh giá đúng bản thân mình, phát huy được những điểm mạnh đồng thời khắc phục những điểm yếu.
- Biết hoà mình cùng với tập thể, sống học tập và làm việc cùng mọi người để xây dựng xã hội phát triển và ngày càng tiến bộ.
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
- Liên hệ bản thân, mở ra những suy nghĩ mới.
Dàn ý số 2
1. Mở bài:
- Tự tin giúp con người dễ dàng thành công nhất là trong quá trình đất nước ta đang phát triển như hiện nay, rất cần các bạn trẻ có sự tự tin để có thể đóng góp công sức của mình cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Đúng như lời Bác Hồ đã dạy phải đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm Châu - Nhưng điều đó không phải dễ khi thực tế bây giờ vẫn còn tồn tại nhiều thái độ sống chưa thực sự đúng đắn.
- Trong đó có hai thái độ tự ti và tự phụ.
2. Thân bài:
– Tự Ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng xấu đến tính cách, lối sống của con người.
– “Tự ti”: giúp con người tin tưởng vào khả năng cung bản thân hướng tới mục đích, con đường tương lai mà mình đang đi, giúp cho con người dễ dàng gặt hái được các thành công, chiến thắng được những khó khăn trở ngại cản đường.
– Ngược lại nếu thiếu tự tin, không tin vào khả năng của bản thân, sống mặc cảm, thu mình không thể nào có được thành công nếu như bạn không cố gắng và tự tin
– Tuy nhiên nếu tự tin thái quá biến thành “Tự phụ”: Kiêu căng, ảo tưởng về bản thân, xem mình luôn là nhất, là đúng, mà coi thường mọi người xung quanh thì thật là đáng quan ngại, bởi như vậy bạn sẽ dễ bị thất bại hơn cả khi bạn tự ti vì tự phụ là bạn đang xem thường đối thủ đang không biết mình là ai, năng lực của bản thân mình tới đâu trong cuộc đời này. “Trèo cao thường ngã đau” khi bạn nghĩ mình ở trên cao thì bạn thường hay bị vấp ngã bởi những thứ ở dưới chân mình.
*Biểu hiện của tự tin là như thế nào?
- Tự tin là dám ước mơ, cố gắng vượt qua những khó khăn để thực hiện ước mơ của mình.
- Tự ti là xem mình kém cỏi hơn người khác không dám làm gì, làm gì cũng sợ mình sẽ thất bại nên không dám thử
- Nói về tự phụ lại là một thái độ hoàn toàn trái ngược với tự ti. Nếu người tự ti cứ xem mình thấp hơn người khác thì người tự phụ lại luôn tự đề cao bản thân mình, tự xem mình tài giỏi hơn người khác, trong mắt họ thế giới thật nhỏ bé.
*Nguyên nhân của tự phụ
- Thường là do cái tôi chủ quan của bản thân quá lớn
- Bệnh ngôi sao luôn cho mình là trung tâm, là người quan trọng
- Do bản tính thiếu khiêm tốn trước mọi người, và không có ý chí cầu tiến học hỏi người khác.
- Là con người cần nắm được ưu điểm và nhược điểm của mình, phải biết hòa mình cùng với tập thể, sống học tập và làm việc cùng mọi người để xây dựng xã hội phát triển và ngày càng tiến bộ.
3. Kết bài
– Liên hệ bản thân,tự đánh giá bản thân xem bạn là người tự tin, tự ti hay tự phụ để có lối sống, hành xử một cách đúng đắn nhất.
Phân tích hai căn bệnh tự ti và tự phụ – Mẫu 1
Hai căn bệnh dễ mắc phải mà ta thường thấy trong xã hội, trong nhà trường là bệnh tự ti và tự phụ. cả hai căn bệnh ấy tuy trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác.
Tự ti nghĩa là tự cho mình hèn kém không bằng người. Tự phụ là tự cho mình tài giỏi, tốt đẹp hơn người. Người có bệnh tự ti không dám nói to, sống âm thầm lặng lẽ, không dám nói lên tư tưởng, ý kiến của mình. Người có bệnh tự ti luôn luôn sợ hãi, sợ bị người đời chê về sự hèn kém của mình, lúc nào cũng sống trong vỏ bọc. Trước đám đông, người tự ti rụt rè, mặc cảm. Học thì phải hành, học thì phải hỏi thầy, hỏi bạn để hiểu sâu rộng những điều đã học. Nhưng vì tự ti nên không dám, hoặc ngại bày tỏ ý kiến của mình. Trên lớp trong giờ học, người tự ti thường không dám giơ tay phát biểu ý kiến. Nếu thầy cô có hỏi thì anh ta đỏ mặt đứng trơ ra hoặc chỉ nói lắp ba lắp bắp như đang bị hành tội. Người có bệnh tự ti thì dù phải cũng không dám nói, dù sai cũng không dám giải thích, lúc nào cũng sợ bị người cười chê. Học tập sẽ chậm tiến, làm ăn thì không có sáng kiến, thiếu năng động, thiếu tinh thần tự chủ, cầu tiến.
Trái lại, với bệnh tự phụ càng không kém phần nguy hại. Người có bệnh tự phụ thường rất chủ quan, coi minh là tài giỏi, là thông minh, là nhất thiên hạ, hơn người một cái đầu. Vì thế, kẻ tự phụ kiêu căng, coi thường mọi người, không khiêm tốn học hỏi và công tác. Người thông minh hoặc có một ít thành tích dễ sinh lòng tự phụ, lúc nào cũng chủ quan tự mãn cho mình là tài giỏi, cổ nhân có câu: ‘Thiếu niên đăng khoa nhất bất hạnh dã’ (tuổi trẻ mới đi thi một lần mà đã đỗ đạt đó là điều bất hạnh) vì dễ sinh kiêu căng, như ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung, phúc đâu chẳng thấy, họa đã sẵn chờ.
Như vậy, tự ti và tự phụ đều là những tật xấu, làm méo mó nhân cách, làm sa đọa tâm hồn, kìm hãm bước tiến, làm chùn ý chí vươn lên của chúng ta, tác động tiêu cực đến việc học tập và công tác. Vì thế, chúng ta cần phải khiêm tốn không tự phụ, phải vững tin không tự ti, sống năng động, lạc quan cầu thị và yêu đời đế trở thành người lao động có tri thức trong xã hội hiện đại, văn minh.
Viết đoạn văn về tự ti và tự phụ – Mẫu 2
Tự phụ, tự ti là những thái độ ứng xử trái ngược của con người trong cuộc sống. Tự phụ là sự tự tin thái quá. Đó là thái độ của người luôn tự đánh giá quá cao bản thân, tự cho mình là tài giỏi, là hơn người. Những người ấy mới có một chút thành tích nhỏ đã “dương dương tự đắc” nghĩ mình ghê gớm, tài giỏi lắm. Được điểm mười họ coi thường những người được điểm kém hơn, nghĩ mình là giỏi nhất lớp. Kiếm được chút tiền họ vênh váo khinh rẻ những người nghèo, người ăn xin,… Kì thực, họ chỉ là những con ếch ngồi đáy giếng không biết ngoài miệng giếng còn có vòm trời bao la, mênh mông. Tự phụ dẫn đến thái độ coi thường người khác, đồng thời sẽ chủ quan trong công việc, làm việc mà không cân nhắc trước sau, tức là “làm bừa”, “làm đại”, “làm liều”. Hậu quả của họ chẳng khác con ếch ngu ngốc kia, rốt cuộc sẽ bị dẫm bẹp giữa đường mà thôi. Ngược lại, tự ti là tự đánh giá mình thấp, tự coi thường, tự hạ thấp mình, tự cho mình là kém cỏi hơn mọi người xung quanh. Được điểm kém, người tự ti thu mình lại, không dám chơi thoải mái với bạn bè. Gia đình nghèo một chút, họ lại lủi thủi một mình không kết bạn với ai,… Tự ti khiến con người luôn nhút nhát, thậm chí nhu nhược. Những người này, câu cửa miệng của họ là “tôi sợ..”., “tôi ngại..”., “tôi e..”.,… Khi không tin tưởng vào khả năng của mình, con người sẽ chẳng dám làm gì, sẽ mất niềm tin vào cuộc sống. Dù trái ngược nhau về bản chất, biểu hiện nhưng tự ti và tự phụ đều giống nhau ở một điểm: Cả hai là những thái độ ứng xử cần loại bỏ bởi chúng đều có hại cho cuộc sống mỗi người. Không tự phụ nhưng không tự ti, mỗi người cần xây dựng cho mình lối sống tự tin và tự trọng: tin ở bản thân mình, coi trọng và giữ gìn phẩm cách danh dự của mình bằng cách tự khẳng định khả năng, đạo đức của mình, vị trí của mình trong cuộc sống.
Nghị luận xã hội về tự ti và tự phụ – Mẫu 3
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người luôn cần phải có sự tự tin để thử sức trong rất nhiều các lĩnh vực, vượt qua khó khăn mới có thể vươn tay tới thành công. Tuy nhiên, hiện nay lại có rất nhiều người thiếu tính tự tin trong cuộc sống, họ trở nên khép kín, lo sợ về khả năng của mình và đôi khi lại trở nên tự phụ khi đánh giá sai về năng lực thật sự của mình.
Vậy tự ti là gì? Tự ti là những người luôn có tâm thế, suy nghĩ rằng mình thua kém người khác về mọi mặt. Họ trở nên khép kín, thu mình và không dám thể hiện bản thân. Suy nghĩ tự ti làm cho họ không trở nên quyết đoán, cũng không dám thử sức ở các lĩnh vực, cơ hội mới vì tâm lý sợ thất bại.
Bản thân mỗi người nếu không có thời gian tôi luyện, rèn giũa thì không thể nhanh chóng trở nên tài giỏi. Nếu bạn không dám lăn xả, tích cực thử sức, học tập những điều mới, môi trường mới thì cơ hội để bạn trở thành người thành công càng trở nên bé lại. Thế nhưng, tự ti như một tấm lá chắn làm cho ý chí của bạn bị thui chột, không dám đảm đương những vị trí quan trọng. Điều này làm họ mãi mãi quẩn quanh trong chiếc hộp an toàn của mình mà thiếu đi những bước đi đột phá. Những cơ hội và điều kiện để học tập và phát triển sẽ bị bỏ qua, thay thế bằng thời gian chỉ suốt ngày lo nghĩ: Tôi không có khả năng, tôi rất kém, tôi không học được. Ngay khi học một ngôn ngữ mới, nếu bạn tự ti, lo sợ mình nói sai, nói kém thì chẳng bao giờ bạn có thể học thật tốt, nói thật hay được. Sẵn sàng lắng nghe góp ý, sẵn sàng luyện tập, bỏ qua mặc cảm xấu hổ thì bạn mới có thể tiến bộ được.
Trái ngược với tự ti là tự tin. Thế nhưng, nếu sự tự tin không đúng chừng mực thì lại biến bạn thành một con người tự phụ. Họ luôn đề cao tầm quan trọng và sự tồn tại của bản thân trong một nhóm, hay một cộng đồng xã hội. Những ý kiến chủ quan, suy nghĩ của họ luôn bị áp đặt là đúng, là không bao giờ sai. Nhiều người được xem là mắc bệnh ngôi sao khi mọi hành động, việc làm đều chỉ xoay quanh cuộc sống, lời nói của họ. Có rất nhiều yếu tố dẫn đến căn bệnh tự phụ. Do được nhiều người xu nịnh, thích sống bằng những lời mật ngọt, nịnh hót. Đặc biệt, yếu tố xã hội cũng là một phần khiến con người trở nên tự phụ, khi họ bị sống trong những danh vọng ảo, bằng cấp giả, làm họ suy nghĩ rằng họ thực sự tài giỏi, được mọi người tôn sùng. Hiện tượng này dễ dẫn đến những tác hại nghiêm trọng trong cuộc sống và các mối quan hệ của họ. Bạn bè xa lánh, đồng nghiệp không muốn hợp tác vì cái tôi của họ quá lớn. Quan trọng nhất là họ không có tâm lý muốn nhận thất bại. Trong khi thất bại là mẹ thành công, thì đối với họ chỉ cần thất bại một chút hay nhận một lời chê bai sẽ khiến cho họ bị dằn vặt, khó chịu, dễ gây ra những hành động mất kiểm soát.
Mỗi người cần phải tích cực rèn luyện những phẩm chất tốt và bài trừ những tệ nạn, đức tính xấu. Tự ti và tự phụ đều là hai trong số rất nhiều tính cách cần được loại bỏ, bởi nó sẽ như những tảng đá to ghìm giữ sự phát triển của mỗi người trong cuộc sống.
Nghị luận xã hội về tự ti và tự phụ – Mẫu 4
Tự ti nghĩa là tự cho mình hèn kém không bằng người. Tự phụ là tự cho mình tài giỏi, tốt đẹp hơn người. Người có bệnh tự ti không dám nói to, sống âm thầm lặng lẽ, không dám nói lên tư tưởng, ý kiến của mình. Người có bệnh tự ti luôn luôn sợ hãi, sợ bị người đời chê về sự hèn kém của mình, lúc nào cũng sống trong vỏ bọc. Trước đám đông, người tự ti rụt rè, mặc cảm. Học thì phải hành, học thì phải hỏi thầy, hỏi bạn để hiểu sâu rộng những điều đã học. Nhưng vì tự ti nên không dám, hoặc ngại bày tỏ ý kiến của mình. Trên lớp trong giờ học, người tự ti thường không dám giơ tay phát biểu ý kiến. Nếu thầy cô có hỏi thì anh ta đỏ mặt đứng trơ ra hoặc chỉ nói lắp ba lắp bắp như đang bị hành tội. Người có bệnh tự ti thì dù phải cũng không dám nói, dù sai cũng không dám giải thích, lúc nào cũng sợ bị người cười chê. Học tập sẽ chậm tiến, làm ăn thì không có sáng kiến, thiếu năng động, thiếu tinh thần tự chủ, cầu tiến.
Trái lại, với bệnh tự phụ càng không kém phần nguy hại. Người có bệnh tự phụ thường rất chủ quan, coi minh là tài giỏi, là thông minh, là nhất thiên hạ, hơn người một cái đầu. Vì thế, kẻ tự phụ kiêu căng, coi thường mọi người, không khiêm tốn học hỏi và công tác. Người thông minh hoặc có một ít thành tích dễ sinh lòng tự phụ, lúc nào cũng chủ quan tự mãn cho mình là tài giỏi, cổ nhân có câu: ‘Thiếu niên đăng khoa nhất bất hạnh dã’ (tuổi trẻ mới đi thi một lần mà đã đỗ đạt đó là điều bất hạnh) vì dễ sinh kiêu căng, như ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung, phúc đâu chẳng thấy, họa đã sẵn chờ.
Như vậy, tự ti và tự phụ đều là những tật xấu, làm méo mó nhân cách, làm sa đọa tâm hồn, kìm hãm bước tiến, làm chùn ý chí vươn lên của chúng ta, tác động tiêu cực đến việc học tập và công tác. Vì thế, chúng ta cần phải khiêm tốn không tự phụ, phải vững tin không tự ti, sống năng động, lạc quan cầu thị và yêu đời đế trở thành người lao động có tri thức trong xã hội hiện đại, văn minh.
Nghị luận xã hội về tự ti và tự phụ – Mẫu 5
Con người chúng ta sinh ra đều có những tính cách khác nhau, nó chính là cơ sở tạo ra sự phát triển, và thành công ở mỗi người là khác nhau. Không ai giống ai trong xã hội cả. Trong những đức tính của con người thì đức tính tự tin là vô cùng quan trọng. Nó giúp con người ta hoàn thiện bản thân mình, tự tin đứng trước đám đông, giao tiếp tạo ra những mối quan hệ có lợi cho công việc, học tập của mình.
Những người tự tin thường dễ dàng gặt hái được thành công hơn những người khác bởi họ dám theo đuổi ước mơ, dám làm việc theo cách riêng của mình và chịu trách nhiệm về công việc. Tuy nhiên tự tin như thế nào cho đúng lại không phải việc làm dễ bởi nhiều khi tự tin thái quá con người lại dễ rơi vào tình trạng tự phụ.
Nếu tự tin đưa con người tới sự thành công được người khác kính nể, yêu mến thì tự phụ lại khiến con người gặp thất bại, bị bạn bè đồng nghiệp ghét bỏ, xa lánh, cô độc.
Tự tin là gì? Tự tin chính là một phẩm chất trong tính cách của con người nó thể hiện ra bằng những hành động quyết đoán, thái độ cương quyết, hành động mau lẹ không do dự. Tự tin là sự tin tưởng vào năng lực của bản thân mình, rằng mình có thể làm được một việc gì đó và thuyết phục người khác tin vào mình.
Tự phụ là gì? Tự phụ là việc vỗ ngực tự cho ta đây là tài giỏi, không nghe người khác can ngăn, cứ nhất quyết cho rằng mình đúng. Nói theo một cách nào đó tự phụ chính là mức độ tự tin quá cao, tới mức làm mờ ý chí suy nghĩ, phân tích của bản thân. Người tự phụ thường là những người luôn cho mình là giỏi nhất không ai giỏi hơn mình, nên thường có thái độ hống hách coi thường ý kiến người khác, rồi bảo thủ luôn cho ý kiến của mình là chính xác bắt người khác phải làm theo ý mình.
Người tự phụ thường khiến người khác vô cùng khó chịu nên họ thường bị cô độc, lẻ loi một mình. Nếu như tự tin đưa chúng ta tới thành công thì tự phụ lại dẫn ta tới thất bại. Bởi một người mắc bệnh tự phụ thì không nhìn thấy người khác tài giỏi không mở rộng kiến thức, tích lũy thêm kinh nghiệm mà chỉ nghĩ ta đã giỏi nhất vì vậy việc thất bại là điều dễ hiểu.
Bởi trong cuộc sống muôn màu nếu chúng ta giỏi thì lại có người khác giỏi hơn ta, đòi hỏi con người chúng ta phải không ngừng nâng cao kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để không bị tụt hậu. Những người tự phụ không nhìn ra điều đó nên họ thường bị bỏ lại phía sau một mình đơn độc.
Là một học sinh còn ngồi trong ghế nhà trường mỗi bạn học sinh chúng ta cần phải tự rèn luyện tính cách tự tin cho mình. Tự tin giúp chúng ta có thể trả lời lưu loát các câu hỏi trước đám đông. Tự tin giúp chúng ta năng động hơn trong học tập và cuộc sống hàng ngày.
Tự tin cần một quá trình rèn luyện mới có được chứ không thể nào có trong một hai ngày do đó chúng ta hãy tích lũy kiến thức, kinh nghiệm từ từ để có thể có được sự tự tin.
Tuy nhiên, chúng ta cần đặt cho mình những giới hạn riêng để sự tự tin của mình không thành quá lố bịch, biến thành tự phụ. Trong một cuộc thảo luận nên lắng nghe ý kiến người khác, phân tích tình hình chu đáo tránh việc bảo vệ ý kiến của mình một cách mù quáng, không nhận ra sai lầm của mình.
Một người tự tin đúng lúc đúng chỗ sẽ dễ dàng gặp thành công trong cuộc sống, được bạn bè yêu quý nể phục vì vậy ngay từ hôm nay chúng ta hãy rèn luyện đức tính tự tin để hoàn thiện mình ngày càng tốt hơn.
Nghị luận xã hội về tự ti và tự phụ – Mẫu 6
Bản thân mỗi con người ai cũng có lối sống, phẩm chất, năng lực… khác nhau. Nhưng điều đó được thể hiện ra bên ngoài khác nhau. Có người quá tự ti luôn nghĩ năng lực mình thấp kém, có người thì tự phụ nghĩ năng lực mình hơn nhiều người khác. Đó là hai căn bệnh có ảnh hưởng đến học tập và công tác.
Vậy tự ti là gì và biểu hiện của nó như thế nào?. Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin trong công việc. Tự ti hoàn toàn khác với khiêm tốn. Khiêm tốn là nhún nhường, không khoe khoang. Khiêm tốn là một đức tính tốt, giúp người ta được lòng mọi người, được mọi người ủng hộ nên rất dễ thành công trong công việc. Ngược lại kẻ tự ti thương không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường sự hiểu biết, kiến thức của mình. Họ nhút nhát thường tránh xa những chỗ đông người. Không dám mạnh dạng đảm nhận trách nhiệm được giao. Vì thế họ thường lo sợ thất bại nên họ phải chịu nhiều hậu quả đáng tiếc. Vì sợ thất bại nên họ thường không có sự mạnh dạn trong công việc nên không bao giờ họ thành công. Vì tính nhút nhát tránh xa chỗ đông người nên họ rất ít bạn và không nhận được sự giúp đỡ của mọi người khi thất bại. Những kẻ ti thường nhút nhát không dám đảm nhận công việc, làm ảnh hưởng đến tập thể chung và bản thân…
Còn tự phụ là gì và biểu hiện của tự phụ như thế nào. Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác. Tự phụ hoàn toàn khác với tự hào. Tự hào là niềm kiêu hãnh, hãnh diện về bản thân vì đã thành công, niêm vui sướng hạnh phúc khi giúp ích cho bản thân. Ngược lại kẻ tự phụ luôn tự đề cao quá mức bản thân nên rất dễ bị xa lánh, chủ quan và thường bị thất bại trong công việc kể cả học tập. Người tự phụ luôn tự cho mình là đúng ở mọi việc thì họ không bao giờ nghe những ý kiến của người khác để khắc phục thường hay bảo thủ. Khi làm được việc gì đó lớn lao thậm chí tỏ ra coi thường, lên mặt với người khác, tự cho mình là giỏi giang. Những tính xấu này thường có ảnh hưởng rất lớn đến bản thân làm họ bị mọi người xa lánh tẩy chay, chủ quan nên dẫn đến thất bại, bảo thủ không nghe ý kiến người khác để khắc phục bản thân, chia rẽ mất đoàn kết gây ảnh hưởng xấu đến học tập và công việc.
Tóm lại chúng ta cần phải đánh giá đúng khả năng bản thân. Tự tin nhưng không tự ti, tự hào nhưng không tự phụ có như thế mới là con người văn minh tiến bộ và mỗi người mới phát huy tốt sở trường của mình.
Nghị luận xã hội về tự ti và tự phụ – Mẫu 7
Trong cuộc sống của mỗi chúng ta đều luôn đi tìm cái gì đó tốt và có ý nghĩa đem lại giá trị cho chính bản thân mình, những điều đó để lại những điều đem lại một cuộc sống có ý nghĩa và hạnh phúc nhất cho mỗi người, và tất cả những biểu hiện trong cuộc sống của chúng ta cũng có ý nghĩa đối với cuộc sống của mình, như chúng ta đều thấy tự ti và tự phụ là hai trạng thái khác nhau, nhưng nó đều ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống và học tập của mỗi người.
Trong cuộc sống chúng ta thấy rất nhiều những đức tính tốt được biểu hiện để mỗi người có thể học tập và noi theo, trong đó hình thức quan trọng nhất đó là chúng ta cần phải tu dưỡng và rèn luyện đạo đức cho bản thân đó mới chính là những điều quan trọng và đáng được quan tâm nhất của mỗi người. Mỗi chúng ta đều thấy rằng cuộc đời này có nhiều thứ nên học hỏi và phát triển nó mỗi ngày, chính vì vậy cuộc sống của chúng ta cần nhất đó là biết tạo nên những kĩ năng sống đúng đắn và phù hợp với chính mình.
Hai căn bệnh trên đó là sự phổ biến xuất hiện trong xã hội của chúng ta, mỗi người chúng ta đều có thể thấy rằng, những điều đó đang dần ảnh hưởng mạnh mẽ và có tác động to lớn đối với mỗi con người, những điều đó không chỉ làm nên những giá trị sống vẻ vang tốt đẹp mà nó còn làm cho chúng ta thức tỉnh được rất nhiều điều, trong đó tự ti đó là không tin tưởng vào khả năng của chính mình, luôn hèn nhát, không dám làm những điều mà bản thân mình muốn, sợ hãi và có những biểu hiện không tốt, còn đối lập với tự ti thì tự phụ lại là một trạng thái biểu hiện hoàn toàn khác của con người, đây là sự thái quá, khi coi mình là trung tâm của vũ trụ, và quá tin tưởng vào khả năng của chính mình, chính những điều đó làm cho họ luôn có cái thái độ đó là không muốn nghe người khác nói….
Hai biểu hiện trạng thái trên đều là 2 căn bệnh vô cùng nguy hiểm của con người, mỗi chúng ta đều phải rèn luyện để tránh mắc phải 2 căn bệnh này, mỗi chúng ta đều hiểu được biểu hiện của những điều trên đó đều có tác động không tốt đối với cuộc sống của chúng ta, những biểu hiện đó đã làm nên cho chúng ta nhiều hoài bão và tự động muốn thay đổi chính bản thân mình, điều đó có tác động tốt đối với cuộc đời của mỗi người. Trong mỗi chúng ta những điều đó có tác động cực kì to lớn và nó có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả mọi người, giá trị sống của nó làm nên một ý nghĩa vô cùng mạnh mẽ và tác động sâu sắc đến suy nghĩ cũng như tư duy của con người.
Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, giá trị về sự sống và những điều trên đã dần đang lan tỏa nhiều những kinh nghiệm sống giúp chúng ta tránh khỏi những tình trạng xấu của xã hội gây ra cho mỗi con người. Như chúng ta đều thấy tình trạng của hai biểu hiện này, nó lộ rõ và để lại những điều đáng được quan tâm và suy nghĩ của mỗi con người, trong cuộc đời của mỗi chúng ta giá trị sống đang dần được cải thiện và thay đổi một cách mau lẹ hơn, và sự hoan lạc đã dần trở nên cũ kĩ và cần có những cách tân mới mẻ trong sự nghiệp cải tạo lối sống và những tư duy của chính mình.
Và hai biểu hiện trên đã bị xã hội phê phán một cách rất sâu sắc, chúng ta có thể nhìn thấy điều đó qua rất nhiều những biểu hiện trong cuộc sống và nó trở thành một biểu tượng mới mẻ cho mỗi chúng ta, khi tự ti thì khiến cho chúng ta trở nên hèn nhát và không dám bộc lộ chính con người và khả năng của chính mình, còn tự phụ lại là một biểu hiện quá tự tin và tự tin đến mức coi mình là nhất và không bao giờ lắng nghe và học hỏi từ người khác. Một mặt của vấn đề khiến chúng ta có những cảm nghĩ sâu sắc và nó đang dần ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời và tầm ảnh hưởng của mỗi người, giá trị của nó làm cho chúng ta cần phải có những suy nghĩ và những cách sống sâu sắc hơn.
Những biểu hiện đó làm cho chúng ta cảm thấy cần phải có sự xem xét lại chính bản thân, và nên sáng tạo và sống một cuộc sống có ý nghĩa. Học tập là một quá trình trao đổi và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân, chính vì vậy chúng ta cần phải hạn chế tất cả những điều xấu từ cuộc sống để dần cải thiện và nâng cao khả năng của chính mình, ngôn ngữ và tầm tư duy tích cực sẽ đưa chúng ta đến những điều tốt đẹp và có ý nghĩa hơn cho chính cuộc sống này. Giá trị của nó để lại cho chúng ta đó là cách nhìn cuộc sống đúng đắn và toàn diện hơn.
Những điều đó có ý nghĩa mạnh mẽ giúp chúng ta rất nhiều điều cho chính cuộc sống này, giá trị của nó đem lại cho cuộc đời này, đó là những niềm vui mới mẻ, những cải biến rõ ràng và sự thấu hiểu sâu sắc và có nhiều ý nghĩa hơn, trong cuộc đời của mỗi chúng ta những điều đó làm nên được rất nhiều sự sống và tầm quan trọng trong cuộc sống và học tập của mỗi con người.
Trong cuộc đời và nhiều giá trị sống mạnh mẽ sẽ được tạo nên nhờ những điều tốt đẹp và mang lại nhiều ý nghĩa mạnh mẽ nhất cho cuộc đời, những điều đó làm nên sự sống được mở rộng và sự hoan lạc ngày càng sâu sắc và có nhiều ý nghĩa to lớn. Chúng ta cần phải biết tự tin để khẳng định mình, và phát triển thêm tư duy sáng tạo của mình, nhưng cũng không nên tự phụ, cần phải biết khiêm tốn học hỏi, những điều đó mới thực sự đem lại cho cuộc đời của chúng ta những điều có ý nghĩa và đem lại một cuộc sống hạnh phúc nhất cho mỗi người.
Chúng ta cần phải biết sống và làm nên những điều có giá trị cho cuộc sống, chính những điều đó sẽ giúp chúng ta rất nhiều cho chính cuộc sống của mình, giá trị đó làm nên được bao nhiêu điều có ý nghĩa bởi biết học hỏi và biết sáng tạo là những điều có ý nghĩa to lớn và mạnh mẽ nhất đối với mỗi con người, những điều trên không chỉ làm cho chúng ta thấy cuộc đời này có nhiều niềm yêu thương và nó chứa đựng rất nhiều những hoài niệm sâu sắc cho cuộc đời của mỗi con người.
Mỗi chúng ta đều phải sống và làm nên những điều có giá trị và ý nghĩa nhất cho chính mình, những điều đó để lại cho chúng ta rất nhiều ý nghĩa cho cuộc sống, làm cho chúng ta sáng tạo và ngày càng năng động hơn.
Nghị luận về tự ti và tự phụ – Mẫu 8
Sống ở trên đời phàm là bất cứ vật gì cũng có hai bản tính là tốt và xấu, con người khi sinh ra nếu như Lão Tử cho rằng: “Nhân chi sơ tính bản ác”, thì trái lại Mạnh Tử lại cho rằng: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Nếu suy xét thật kỹ thì ta cũng tự thấy được rằng các tiền bối ai cũng có cái lý riêng của mình, đều đúng, nhưng xét kỹ tính cách của con người là được hình thành nên phần lớn là do môi trường và hoàn cảnh giáo dục. Phàm là bậc cha mẹ hay nhà trường thì ai cũng luôn hướng thế hệ con, em mình đến với những đức tính tốt đẹp, đáng quý, như lòng tự trọng, sự nhân hậu, lòng yêu nước, tính trung thực, thẳng thắn, lòng biết ơn, lòng yêu nước, yêu đồng bào,… Nhưng xét cho cùng con người là những chỉnh thể hoàn toàn độc lập, thế nên trong xã hội ta vẫn thấy có một bộ phận những con người có tính cách khá tiêu cực, không chỉ làm ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân mà đôi khi còn làm ảnh hưởng đến cả một tập thể. Ta có thể chỉ ra một trong nhiều những tính cách tiêu cực ấy là: sự tự ti và lòng tự phụ.
Trước tiên nói về tính tự ti của con người. Đây không phải là loại tính cách hiếm, ta vẫn thường thấy ở những người xung quanh, bao gồm cả người thân, bạn bè thậm chí là cả bản thân mỗi chúng ta đôi khi cũng có ít nhiều tính tự ti ngự trị trong tâm hồn. Có thể khái niệm đơn giản rằng tự ti là cách con người quá coi thường đánh giá thấp bản thân mình trước các cá thể khác, họ tự tay chôn đi những bông hoa đẹp của mình và cố tìm kiếm những khuyết điểm của bản thân, tự cho rằng bản thân mình yếu kém không xứng đáng được cùng mâm, cùng bàn với những người khác. Họ khiêm tốn một cách thái quá, đôi khi đó cũng là biểu hiện cho sự tự thu mình, bảo bọc bản thân trước những sự ganh ghét đố kỵ của người khác của những kẻ nhút nhát, sợ hãi ánh mắt của người khác, chứ không hẳn là đến từ sự bất tài của họ. Ngoài ra, đôi khi ở một số quốc gia như Anh, Ireland, Úc và New zealand thì đó lại là một “bản sắc”, con người luôn cố thu mình và tạo ra một cái vỏ bọc khiêm nhường, tự ti để không ngừng cố gắng.
Một số biểu hiện rất rõ về tính tự ti ta có thể thấy như việc một người luôn tự cho rằng mình xấu xí, cảm thấy mắt mình quá nhỏ, môi quá dày, người quá mập, da quá đen… họ luôn cảm thấy xấu hổ, chán nản và buồn bã về những điều do họ tưởng tượng ra. Hoặc cũng có những người tự thấy bản thân mình tệ hại, chỉ toàn những khiếm khuyết, luôn cảm thấy xung quanh mình ai ai cũng tài giỏi, thấy bản thân mình trở nên thua kém, là con người ở tận đáy xã hội, không xứng đáng được tôn trọng, yêu quý, được người khác ngưỡng mộ,… Sự tự ti còn thể hiện ở nỗi sợ, sự trốn tránh sự chú ý của người khác khi họ không muốn giao tiếp, không muốn đi ra ngoài, họ sợ người khác đánh giá về ngoại hình, đôi khi còn hoang tưởng rằng người khác đang nói xấu mình, đặc biệt khi nhìn thấy một ai đó có bề ngoài sáng sủa, xinh đẹp thì họ lại càng trở nên tự ti hơn, khép mình hơn. Ngoài ra, sự tự ti còn có một đặc điểm khác ấy là sự quản lý kỳ vọng của người khác từ những người tự ti, họ luôn đánh tiếng trước về sự không thành công, về những khuyết điểm có thể xảy ra, hoặc xin lỗi trước khi làm việc gì đó để khơi gợi sự cảm thông, nới lỏng sự kỳ vọng của mọi người đến mức thấp nhất. Mục đích chính là để bảo vệ bản thân khỏi sự chỉ trích, bảo vệ lòng tự tôn, đồng thời họ cũng sợ hãi sự thất vọng của người khác. Chung quy lại, những người tự ti luôn có điểm chung là khao khát được mọi người xung quanh yêu quý, ca ngợi, an ủi, mong ước bản thân mình tốt lên, thế nhưng họ luôn sợ hãi trước những ánh mắt của xã hội, không dám đương đầu đối mặt mà thường chọn cách trốn tránh dưới cái vỏ bọc hiền lành, khiêm tốn đến hèn mọn, vừa đáng thương vừa đáng trách. Thậm chí dù mong muốn, khao khát đến tột cùng sự tự tin của những người xung quanh, nhưng họ lại cứ dậm chân tại chỗ chỉ bởi cảm thấy không thể cải thiện được gì dù có cố gắng, dễ chán nản, dần dà đến mức “an phận” làm kíp tự ti, chấp nhận để cho bản thân trở nên nhỏ bé, thậm chí là vô hình trong mắt người khác và không còn biết đến sự tự tin là gì nữa.
Một số người đã biến tính tự ti của mình thành một chiếc mặt nạ vô hình, thể hiện ra đó là một loại khiếu hài hước để vừa làm dịu đi, sự bất an của bản thân, đồng thời cũng để những người xung quanh không nhận ra tính tự ti, hèn mọn mà dần chấp nhận “khiếu hài hước” của người này. Thế nhưng việc sống trong tính tự ti không phải là một biểu hiện tốt, nếu như đặt tự tin ở giữa, khiêm tốn được coi là “cực dương”, mang bản chất tích cực, khi con người không quá đề cao bản thân, nhưng luôn âm thầm chứng minh năng lực cá nhân bằng hành động âm thầm. Thì trái lại tự ti chính là “cực âm”, mang tính tiêu cực, con người lâm vào tình trạng “tự xóa” bản ngã cá nhân trong xã hội, ngày càng trở nên suy đồi và trượt dốc, chấp nhận để sự tự ti làm vỏ bọc bảo vệ. Nhưng điều đó sẽ dẫn con người đến một vòng luẩn quẩn tự phê bình không lối thoát và bị mắc kẹt, khiến trạng thái tâm thần dần trở nên bó buộc, u uất, chán nản, thất vọng và cuối cùng là chứng trầm cảm nặng nề, nếu như không có các biện pháp khắc phục. Không chỉ vậy, người tự ti luôn cho rằng cái mặt nạ khiêm tốn quá đà mình đeo lên sẽ bảo vệ được họ khỏi sự châm chọc, soi xét của người khác, nhưng thực tế thì ngược lại, việc họ “tự nhục” quá đà sẽ trở thành trò cười cho những kẻ xấu bụng, không biết cảm thông cười nhạo, coi thường. Hơn thế nữa việc bạn tự ti trong mọi tình huống sẽ trở thành việc “tự đào hố chôn mình” khi đồng nghiệp, sếp, thầy cô giáo và cả cha mẹ đều trở nên mất phương hướng trong việc xác định năng lực cá nhân của bạn và kết quả là họ thực sự cho rằng bạn bất tài, và bạn sẽ mất đi những cơ hội thăng tiến, mất đi những nguồn động lực to lớn để tiếp tục cố gắng cải thiện bản thân. Như vậy, chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội thoát ra khỏi cái vỏ bọc tự ti, không có cơ hội phô diễn tài năng, chứng minh năng lực, dần dà tất cả những thứ chúng ta vốn có sẽ trở nên mai một, và cuối cùng là thành thứ vô dụng bởi chính cái tính sợ hãi, khiêm tốn quá đà của mình. Sự tự ti không đem đến điều gì cho con người ngoài việc giết chết tâm hồn, sự hy vọng, mong ước, tài năng và tinh thần cầu tiến của một con người.
Tôi cũng biết rằng tính tự ti của một con người không thể dễ dàng gỡ bỏ, thế nhưng mỗi chúng ta nếu ai cảm thấy bản thân có tính cách này thì nên tìm cách để thoát khỏi nó. Chúng ta nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý, hoặc đơn giản là tìm một người thấu hiểu bạn nhất để tâm sự và khai mở những vấn đề mà bạn đang mắc phải. Ở một mức độ nào đó, họ sẽ giúp bạn thoát khỏi nỗi sợ hãi bị chỉ trích, bị tấn công tinh thần bằng cách an ủi, tán dương những mặt tích cực mà bạn đang có, họ cũng sẽ tìm cách khiến bạn trở nên lạc quan, tin tưởng vào năng lực của bản thân hơn. Bên cạnh đó, ta cũng có thể thoát khỏi cái hố tự ti bằng cách cố gắng tập trung vào những gì khiến ta tự hào, làm những gì mà bản thân cảm thấy có thể làm một cách hoàn chỉnh và tốt nhất để làm lu mờ đi sự tự ti đang ngự trị trong tâm hồn. Ngoài ra, chúng ta cũng cần mở rộng phạm vi giao tiếp, mở rộng mối quan hệ, để thấy được cả mặt tích cực và tiêu cực của những người khác, để tự nhận ra rằng bản thân không phải quá tệ như chúng ta vẫn nghĩ.
Đó là về tự ti, trái ngược với đức tính này thì tự phụ lại là một đức tính khiến chúng ta dễ bị ghét bỏ hơn tự ti gấp nhiều lần. Tự phụ là sự tự tin quá mức về bản thân, về năng lực cá nhân, vẻ bề ngoài, các điều kiện tố chất mà bản thân đang nắm giữ, thậm chí đến mức hoang tưởng rằng chúng ta thực sự hoàn hảo đến mức không ai có thể vượt qua. Trong mắt những người có tính tự phụ, ưu điểm của người khác thường không được họ coi trọng, bởi họ yêu bản thân mình hơn tất cả, những người khác trở nên nhỏ bé, tầm thường. Người tự phụ, thường có thái độ khinh khỉnh, phủ nhận những nỗ lực của người khác, hướng sự chú ý của mọi người đến với bản thân, bằng cách dùng những mỹ từ hoa lệ để tự đề cao bản thân. Hoặc luôn mong muốn, thậm chí ép buộc người khác phải phục vụ, chiều theo thái độ “hơn người” của mình. Biểu hiện rõ nhất của tự phụ đó là căn bệnh “ngôi sao” của những người trong giới nghệ sĩ, dẫu rằng tên tuổi chẳng được đến đâu, fan hâm mộ thì được lèo tèo vài ba người, nhưng họ không biết giữ mình, tiếp tục cố gắng mà đã có thái độ kiêu kỳ, muốn người khác phải săn đón, chăm sóc như ông hoàng bà chúa nào đó, đối xử tệ bạc với nhân viên, với người hâm mộ,…Tự phụ cũng xảy ra nhiều ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, tỉ như một cậu học sinh là học sinh giỏi nhất của một trường chuyên, thường xuyên nhận được sự ngưỡng mộ của bạn bè, sự khen ngợi, kỳ vọng của thầy cô cha, mẹ. Khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học với điểm số tương đối, cậu ta vẫn giữ thái độ cho rằng mình là người giỏi nhất, xứng đáng được nhận những lời khen ngợi, trầm trồ, sự chú ý của mọi người. Cậu ta tiếp tục thói kiêu ngạo, không chủ động làm quen bạn mới, coi thường năng lực của những người xung quanh, không tích cực trao đổi kiến thức với bạn học vì nghĩ bản thân đã đủ giỏi, việc trao đổi là vô ích,… Và kết quả kỳ thi cuối kỳ, cậu ta bị shock khi nhận ra vị trí “thứ nhất” mà cậu luôn nghĩ sẽ là của mình lại là của một người bạn không biết tên, còn bản thân thì đứng gần chót lớp.
Như vậy có thể thấy rằng tự phụ, hay cái “tôi” quá lớn chỉ là thứ lợi bất cập hại, nó không những không giúp con người ta tiến bộ mà thậm chí là kéo người ta vào vũng bùn lầy của sự ảo tưởng, khoa trương. Việc quá kiêu căng, tự phụ trước hết là gây mất thiện cảm đối với những người xung quanh, khiến chúng ta khó có những mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, sếp, bạn bè,… Điều này cũng dẫn đến việc khó làm việc tập thể, hợp tác với bạn bè hay đồng nghiệp, thậm chí là sếp trong các công việc cần bàn bạc, họp hành. Không chỉ vậy sự tự phụ còn khiến chúng ta trở nên chậm tiến, khó phát triển, bởi việc tự tin thái quá vào bản thân mà không biết những khuyết điểm, khiến con người tự động bỏ qua việc khắc phục, cải thiện bản thân mà thay vào đó là việc chìm đắm trong mơ ảo tưởng hỗn độn của mình, tầm nhìn trở nên hạn hẹp, không theo dõi được sự biến đổi của môi trường xung quanh, cuối cùng trở thành người “tối cổ” trong xã hội hiện đại vì cái “tôi” to bự của mình.
Cuối cùng, cũng giống như tự ti, tự phụ là một kiểu tính cách mà không phải cá nhân nào cũng nhận biết được, bởi đôi lúc chúng ăn sâu vào tâm hồn, và những người xung quanh lựa chọn cách bỏ qua hoặc chấp nhận chúng một cách bao dung hoặc lảng tránh. Bản thân mỗi con người cần phải tự ý thức được những hành động và suy nghĩ của bản thân đang nằm ở mức độ nào bằng cách để ý thái độ của những người xung quanh. Đánh giá đúng đắn về năng lực của cá nhân để đưa ra được lối ứng xử phù hợp. Đôi khi chúng ta nên nhờ cậy đến sự giúp đỡ của người thân bạn bè để họ có thể khai mở giúp chúng ta nhìn ra những khuyết điểm của bản thân, từ đó khắc phục tính tự phụ và cải thiện để bản thân trở nên tốt đẹp hơn.
Chung quy lại tự ti và tự phụ là hai loại tính cách vô cùng có hại, nó đều khiến tâm hồn con người trở nên suy thoái, khó hòa nhập với xã hội, làm cản trở sự phát triển của con người trong cuộc sống. Chính vì vậy bản thân mỗi chúng ta cần sớm nhận thức được khả năng, ưu nhược điểm của bản thân để có sự chừng mực trong việc cư xử, đồng thời có thái độ đúng đắn với những người xung quanh và cả chính bản thân. Thêm vào đó việc có nhận thức rõ ràng cũng khiến chúng ta cải thiện bản thân một cách chính xác, đúng trọng tâm khiến chúng ta phát triển một cách lành mạnh, không lệch lạc.