Văn mẫu lớp 11: Phân tích nhân vật Quản ngục với nhân vật Đan Thiềm

Văn mẫu lớp 11: Phân tích nhân vật Quản ngục với nhân vật Đan Thiềm

Phân tích nhân vật Quản ngục với nhân vật Đan Thiềm tổng hợp bài văn mẫu siêu hay kèm theo 2 gợi ý cách viết chi tiết nhất. Với bài văn mẫu phân tích nhân vật Đan Thiềm và viên quản ngục mà Download.vn giới thiệu sẽ giúp các bạn lớp 11 tự tin không phải lo nghĩ quá nhiều về việc làm sao để viết được bài văn hay, ấn tượng nhất.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 11: Phân tích nhân vật Quản ngục với nhân vật Đan Thiềm

Văn mẫu lớp 11: Phân tích nhân vật Quản ngục với nhân vật Đan Thiềm

Cảm nhận Viên quản ngục và Đan Thiềm chúng ta có thể thấy được điểm chung của hai nhân vật ở chỗ trân trọng đối với cái đẹp, cái tài, phẩm chất tốt đẹp của họ đều được bộc lộ trong những hoàn cảnh đặc biệt. Để bảo vệ cái đẹp, cái tài họ không màng đến danh lợi, thậm chí là tính mạng để bảo vệ người tài, cái đẹp. Bên cạnh đó các bạn xem thêm tóm tắt Vĩnh biệt Cửu trùng đài.

Phân tích nhân vật Quản ngục với nhân vật Đan Thiềm

    Dàn ý So sánh nhân vật Quản ngục với nhân vật Đan Thiềm

    Dàn ý số 1

    I. Mở bài

    Giới thiệu khái quát về hai tác giả Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy tưởng và hai tác phẩm, hai nhân vật được yêu cầu cảm nhận.

    2. Thân bài: Cảm nhận về hai nhân vật.

    * Nhân vật quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

    – Là người nắm giữ quyền lực cao nhất trong nhà ngục nhưng lại có sở thích lạ lùng: Thích chơi chữ. Chính sở thích cao quý này cùng tính cách nhẹ nhàng, biết giá người, biết trọng người ngay đã khiến cho Quản ngục vượt qua sự chi phối của địa vị xã hội để thể hiện tấm lòng biệt liên tài với Huấn Cao. Hành động suốt nửa tháng đem rượu thịt cho Huấn Cao và các bạn đồng chí của ông cho thấy Quản ngục sẵn sàng chấp nhận nguy hiểm để thể hiện tình yêu với cái đẹp, cái tài. Trong cảnh cho chữ, vẻ đẹp tâm hồn của Quản ngục một lần nữa được thể hiện rõ khi nhân vật này được cái đẹp từ nghệ thuật và từ thiên lương của Huấn Cao hướng thiện, thanh lọc. Câu nói Kẻ mê muội này xin bái lĩnh cùng cái bái lạy và dòng nước mắt đã cho thấy sự trong sáng, tốt đẹp trong nhân cách của Quản Ngục.

    – Quản ngục là một nhân vật được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn, có sự đối lập giữa tính cách và hoàn cảnh. Nguyễn Tuân đi sâu làm rõ những phức tạp trong tâm lí của Quản ngục bằng bút pháp độc thoại nội tâm.

    * Nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

    – Đan Thiềm là một cung nữ bị thất sủng có cái nhìn tỉnh táo, thức thời nhưng quan trọng hơn là có một tình yêu mãnh liệt dành cho cái đẹp, cái tài. Bà chính là người đã khuyên Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài rồi đến hồi kết cũng chính bà là người đã khuyên Vũ Như Tô đi trốn. Cả hai lời khuyên đều xuất phát từ tình yêu dành cho cái đẹp, cái tài. Trong đoạn trích Đan Thiềm khẩn thiết giục Vũ Như Tô đi trốn, bà tìm cách bảo vệ Vũ Như Tô như bảo vệ chính tính mệnh cho mình. Khi không thể trốn được nữa Đan Thiềm đã xin tha sau đó xin chết thay cho Vũ Như Tô. Đó chính là tinh thần dũng cảm sẵn sàng hi sinh vì cái đẹp, cái tài. Cuối cùng khi mọi nỗ lực đều không thành Đan Thiềm đã từ biệt Vũ Như Tô bằng tiếng kêu xé lòng.

    – Đan Thiềm thuộc kiểu nhân vật loại hình (nhân vật đặc trưng của thể loại kịch). Tính cách, tâm lí của nhân vật chủ yếu thể hiện qua ngôn ngữ và hành động

    3. So sánh:

    – Điểm tương đồng:

    • Cả hai nhân vật đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhân vật chính (người nghệ sĩ)
    • Cả hai nhân vật đều bị đặt trong thế tương phản, đối lập với hoàn cảnh.
    • Đều có tình yêu mãnh liệt dành cho cái đẹp, cái tài, sẵn sàng hi sinh vì cái đẹp, cái tài

    – Điểm khác biệt

    • Quản Ngục phải trải qua quá trình đấu tranh nội tâm gay gắt sau đó mới đưa ra quyết định biệt đãi Huấn Cao còn Đan Thiềm ngay từ đầu đã có lựa chọn dứt khoát.
    • Trong quan hệ với nhân vật chính Quản ngục là người được tác động để được thanh lọc còn Đan Thiềm lại là người trực tiếp tác động vào Vũ Như Tô để nghệ thuật được khai sinh
    • Về nghệ thuật: Ở Quản Ngục có tâm trạng phức tạp gắn với bút pháp độc thoại nội tâm còn ở Đan Thiềm tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ, hành động bên ngoài

    – Lí giải điểm tương đồng khác biệt:

    • Có những điểm tương đồng là do cả hai nhà văn đều là những người nặng lòng với cái đẹp. Cả hai tác phẩm đều ra đời trước cách mạng gắn với hiện thực đen tối, ngột ngạt mâu thuẫn gay gắt với cái đẹp, ước mơ, khát vọng của con người.
    • Có điểm khác biệt là do yêu cầu bắt buộc của văn học (không cho phép sự lặp lại) và do phong cách riêng của mỗi nhà văn

    III. Kết bài:

    – Khẳng định đây đều là hai nhân vật độc đáo thể hiện rõ thông điệp nghệ thuật của hai nhà văn.

    Dàn ý số 2

    1. Mở bài

    Giới thiệu vấn đề: Bằng tài năng xuất chúng của người nghệ sĩ, Nguyễn Tuân và Nguyễn Huy Tưởng đều xây dựng được những nhân vật đặc sắc, nơi có thể kí gửi những quan điểm nghệ thuật, tư tưởng nhân sinh về cuộc đời, điển hình nhất có thể kể đến nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Đan Thiềm trong vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng.

    2. Thân bài

    – Viên quản ngục và Đan Thiềm không phải là nhân vật chính trong hai tác phẩm nhưng lại là những nhân vật tư tưởng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của mạch truyện.

    – Giữa hai nhân vật có những nét tương đồng đầy thú vị nhưng cũng có những nét riêng biệt đặc trưng thể hiện cá tính và tài năng sáng tạo của mỗi nhà văn.

    – Giống:

    • Viên quản ngục và Đan Thiềm là những con người “biệt nhỡn liên tài”, có niềm say mê bất tận với cái tài, cái đẹp.
    • Viên quản ngục là người nắm giữ quyền lực cao nhất tại nhà ngục, nơi Huấn Cao bị giam giữ. Tuy làm trong môi trường đen tối đầy tội ác, thị phi nhưng viên quản ngục lại có sở thích đặc biệt- thích chơi chữ.
    • Đan Thiềm là một cung nữ thất sủng nhưng lại là người biệt nhỡn liên tài, luôn trân trọng với cái tài, cái đẹp.
    • Biết trân trọng cái đẹp trong những hoàn cảnh éo le nhất.
    • Cả hai nhân vật Đan Thiềm và viên quản ngục đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhân vật chính.

    – Khác:

    • Viên quản ngục phải trải qua một quá trình đấu tranh nội tâm đầy gay gắt trước khi quyết định đối đãi đặc biệt với Huấn Cao.
    • Đan Thiềm đã nhận thức được giá trị tài năng của Vũ Như Tô và giúp đỡ ông chân thành ngay từ khi ông bắt đầu xây dựng Cửu trùng Đài.
    • Trong quan hệ với nhân vật chính nếu viên quản ngục là người được Huấn Cao khai sáng về con đường bảo vệ thiên lương trong sáng.
    • Đan Thiềm lại chính là người thức thời khi cho Vũ Như Tô những lời khuyên đúng đắn.

    3. Kết luận

    Qua hai nhân vật viên quản ngục và Đan Thiềm ta có thể thấy được cả hai nhà văn đều là những người nặng lòng với cái đẹp. Thông qua việc lên án hiện thực xã hội đen tối các nhà văn đã thể hiện sự trân trọng đối với cái tài, cái đẹp.

    So sánh nhân vật Quản ngục với nhân vật Đan Thiềm

    Nguyễn Tuân và Nguyễn Huy Tưởng là hai gương mặt nhà văn xuất sắc có nhiều cống hiến cho nền văn học Việt Nam ở mảng đề tài truyện ngắn và kịch. Bằng tài năng xuất chúng của người nghệ sĩ, Nguyễn Tuân và Nguyễn Huy Tưởng đều xây dựng được những nhân vật đặc sắc, nơi có thể kí gửi những quan điểm nghệ thuật, tư tưởng nhân sinh về cuộc đời, điển hình nhất có thể kể đến nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Đan Thiềm trong vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng.

    Viên quản ngục và Đan Thiềm không phải là nhân vật chính trong hai tác phẩm nhưng lại là những nhân vật tư tưởng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của mạch truyện, làm bộc lộ những phẩm chất, số phận của nhân vật trung tâm là Huấn Cao và Vũ Như Tô. Giữa hai nhân vật có những nét tương đồng đầy thú vị nhưng cũng có những nét riêng biệt đặc trưng thể hiện cá tính và tài năng sáng tạo của mỗi nhà văn.

    Viên quản ngục và Đan Thiềm là những con người “biệt nhỡn liên tài”, có niềm say mê bất tận với cái tài, cái đẹp, biết trân trọng cái đẹp trong những hoàn cảnh éo le nhất. Viên quản ngục là người nắm giữ quyền lực cao nhất tại nhà ngục, nơi Huấn Cao bị giam giữ. Tuy làm trong môi trường đen tối đầy tội ác, thị phi nhưng viên quản ngục lại có sở thích đặc biệt- thích chơi chữ. Đây cũng là lí do vì sao viên quản ngục dành cho Huấn Cao sự tôn trọng, ngưỡng mộ đặc biệt, đó là sự ngưỡng mộ đối với người tài và cái đẹp mà người nghệ sĩ ấy sáng tạo nên.

    Đan Thiềm là một cung nữ thất sủng, cũng giống như viên quản ngục, Đan Thiềm sống trong một môi trường đầy đặc biệt, không gian của cung cấm, nơi chứa đầy những mưu mô thủ đoạn để hãm hại, thủ tiêu lẫn nhau của đám đàn bà chốn hậu cung. Tuy nhiên, Đan Thiềm là người biệt liên tài, luôn trân trọng với cái tài, cái đẹp. Đan Thiềm dùng tất cả sức lực và sự cố gắng của mình để bảo vệ cho cái đẹp, bảo vệ cho sự sống của Vũ Như Tôm người sáng tạo ra cái đẹp.

    Cả hai nhân vật Đan Thiềm và viên quản ngục đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhân vật chính. Nếu Đan Thiềm là người bạn, người đồng hành, người tri kỉ của Vũ Như Tô, thì viên quản ngục là người tri kỉ cuối cùng mà Huấn Cao coi trọng và cho chữ.

    Trong suốt quá trình xây dựng Cửu Trùng Đài, Đan Thiềm đã luôn ở bên động viên, sáng suốt khi cho Vũ Như Tô những lời khuyên. Bà chính là người khuyên Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài để thi thố tài năng, cũng chính bà đã khuyên Vũ Như Tô bỏ trốn đợi thời khi bạo loạn xảy ra, Đan Thiềm đã hết lòng bảo vệ cho Vũ Như Tô mà không màng đến mạng sống của bản thân, đó là tinh thần sẵn sàng hi sinh vì cái tài, cái đẹp.

    Trong thời gian Huấn Cao bị giam trong ngục, viên quản ngục đã không màng đến những hình phạt, thị phi mà thường xuyên tiếp đãi Huấn Cao rượu thịt chu đáo để thể hiện sự tôn trọng, ngưỡng mộ với người tài. Trong cảnh cho chữ, một lần nữa vẻ đẹp tâm hồn của viên quản ngục được thể hiện rõ nét. Câu nói chân thành của viên quản ngục trước lời khuyên của Huấn Cao “ kẻ mê muội này xin bái lĩnh” đã cho thấy thiên lương trong sáng, phẩm chất tốt đẹp ở con người này.

    Có thể thấy điểm chung của hai nhân vật viên quản ngục và Đan Thiềm ở chỗ trân trọng đối với cái đẹp, cái tài, phẩm chất tốt đẹp của họ đều được bộc lộ trong những hoàn cảnh đặc biệt. Để bảo vệ cái đẹp, cái tài họ không màng đến danh lợi, thậm chí là tính mạng để bảo vệ người tài, cái đẹp.

    Tuy nhiên, ở mỗi nhân vật lại có sự khác biệt rõ nét, nếu viên quản ngục phải trải qua một quá trình đấy tranh nội tâm đầy gay gắt trước khi quyết định đỗi đãi đặc biệt với Huấn Cao thì ngay từ ban đầu Đan Thiềm đã nhận thức được giá trị tài năng của Vũ Như Tô và giúp đỡ ông chân thành ngay từ khi ông bắt đầu xây dựng Cửu trùng Đài.

    Trong quan hệ với nhân vật chính nếu viên quản ngục là người được Huấn Cao khai sáng về con đường bảo vệ thiên lương trong sáng thì Đan Thiềm lại chính là người thức thời khi cho Vũ Như Tô những lời khuyên đúng đắn.

    Qua hai nhân vật viên quản ngục và Đan Thiềm ta có thể thấy được cả hai nhà văn đều là những người nặng lòng với cái đẹp. Thông qua việc lên án hiện thực xã hội đen tối các nhà văn đã thể hiện sự trân trọng đối với cái tài, cái đẹp.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *