Văn mẫu lớp 11: Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học trong bài Thương vợ của Tú Xương là một trong những chủ đề rất hay nằm trong chương trình Ngữ văn 11 tập 1.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 11: Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học trong bài Thương vợ
Phân tích hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài Thương vợ gồm bài văn mẫu hay nhất. Thông qua tài liệu này các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kỹ năng viết văn phân tích ngày một hay hơn. Đồng thời qua bài văn mẫu này các bạn biết cách trả lời câu hỏi luyện tập trang 30 Ngữ văn 11 tập 1. Vậy sau đây là nội dung Phân tích hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài Thương vợ, mời các bạn cùng tải tại đây.
Phân tích hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài Thương vợ
Đề bài: Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương.
Bài làm:
“Thương vợ” là một trong những bài thơ mà Tú Xương vận dụng một cách rất sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian.
Về hình ảnh: Trong ca dao, hình ảnh con cò có khá nhiều ý nghĩa: có khi nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó; có khi lại tượng trưng cho thân phận người lao động với nhiều bất trắc thua thiệt.
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Hay:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Như thế, con cò trong ca dao vốn đã gợi nhiều cay đắng, xót xa. Song dường như ứng vào nhân vậ cụ thể là bà Tú thì nó lại càng gợi sự xót xa, tội nghiệp nhiều hơn. Hơn thế nữa so với từ “con cò” trong ca dao thì từ “thân cò” của Tú Xương mang tính khái quát cao hơn, đó như thân phận của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình, hi sinh tất cả vì chồng vì con. Do vậy, mà tình yêu thương của Tú Xương cũng thấm thía và sâu sắc hơn.
Về từ ngữ thành ngữ “năm nắng mười mưa” được vận dụng một cách rất sáng tạo.
Cụm từ “nắng mưa” chỉ sự vất vả. Các từ năm, mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra rồi kết hợp với “nắng, mưa” tạo nên một thành ngữ chéo. Hiệu quả của nó vừa nói lên sự vất vả, gian lao, vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con của bà Tú.
Bên cạnh đó chủ đề “Duyên nợ” trong ca dao cũng được tác giải sử dụng sáng tạo “một duyên hai nợ” muốn nhấn mạnh rằng duyên phận vợ chồng như số phận trời sắp đặt, tình nghĩa vợ chồng vì vậy cũng gắn bó hơn.