TOP 13 mẫu Tóm tắt Người trong bao là tài liệu vô cùng hữu ích đối với các bạn học sinh lớp 11. Tóm tắt bài Người trong bao mang đến cả tóm tắt siêu ngắn và đầy đủ để các bạn tham khảo nhanh chóng nắm được cốt truyện.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 11: Tóm tắt tác phẩm Người trong bao (13 mẫu)
Người trong bao đã cho chúng ta thấy sự lo lắng về cuộc sống đầy cạm bẫy khiến con người phải sống khép kín, nhưng điều ấy đã khiến con người trở nên hèn nhát. Ngay nhan đề của truyện chính là hình ảnh của nhân vật bê-li-cốp, gây tò mò và hấp dẫn người đọc bởi kiểu người quái dị, vừa đáng thương, vừa tội nghiệp. Vậy sau đây là 13 mẫu tóm tắt Người trong bao, mời các bạn cùng đón đọc nhé.
Tóm tắt Người trong bao hay, ngắn nhất
Tóm tắt Người trong bao ngắn gọn (8 Mẫu)
Tóm tắt bài Người trong bao – Mẫu 1
Chekhov đã sử dụng hình ảnh Belikov để phê phán một bộ phận trí thức Nga hèn nhát, bảo thủ, nhu nhược và ích kỷ. Qua câu chuyện của Belikov, Chekhov đã nhắc nhở rằng, Belikov là sản phẩm của một chế độ Sa hoàng ngột ngạt, bức bách, cần có thay đổi, qua đó, ông thức tỉnh mọi người Nga cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX rằng: “Không thể sống mãi như thế được!”. Và rồi, hai chị em Varenka và Kovalenko xuất hiện. Kovalenko là một thầy giáo vừa mới chuyển về ngôi trường mà Belikov đang làm việc. Belikov có tình cảm với người chị gái, Varenka. Ý nghĩ lấy vợ choán lấy tâm trí của ông giáo viên kia, nhưng ông ta cứ sợ này sợ nọ. Và rồi tình cảm đó cũng nhanh chóng qua đi. Belikov đã nhìn thấy hai chị em kia đi xe đạp, điều mà Belikov cho là khủng khiếp. Ông ta đến nhà của họ, nhưng chỉ gặp Kovalenko vì Varenka đã đi vắng và chỉ trích rất nhiều về việc đó. Kovalenko cũng không phải vừa, tạo nên một cuộc tranh cãi gay gắt. Cuối cùng, Kovalenko túm lấy cổ áo của Belikov, xô ông ta xuống cầu thang, làm ông ta ngã đau điếng. Tất cả, kể cả chuyện yêu đương, chấm hết bằng điệu cười khoái chí của Varenka. Belikov trở về nhà mà không đi bệnh viện, một tháng sau thì chết.
Tóm tắt bài Người trong bao – Mẫu 2
Bê-li-cốp là giáo viên trung học dạy tiếng Hi Lạp cổ. Hắn ta nổi tiếng khắp thành phố. Lúc nào hắn cũng đi giày cao su, cầm ô và mặc áo bành tô ấm cốt bông. Mọi thứ vật dụng như ô, đồng hồ quả quýt, chiếc dao,… đều để trong bao; cả bộ mặt hắn cũng dấu kín sau chiếc cổ áo bành tô cổ bẻ. Lỗ tai nhét bông. Lúc ngồi trên xe ngựa thì bao giờ hắn cũng cho kéo mui xe lên. Hắn thu mình trong một cái vỏ, tạo cho mình hắn một cái bao để hắn ngăn cách với bên ngoài. Hắn ca ngợi quá khứ, ca ngợi tiếng Hi Lạp và cho đó là một thứ tiếng “nghe thật tuyệt vời êm tai”.
Tóm tắt Người trong bao – Mẫu 3
Bê-li-cốp là một giáo viên dạy tiếng Hy Lạp. Anh ta có tính cách và lối sống rất kỳ quái, luôn sống khép mình, bó mình trong một cái bao: “lúc nào cũng có khát vọng mãnh liệt thu mình vào trong một cái vỏ, tạo cho mình một cái bao có thể ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng bên ngoài”. Bê-li-cốp khác người từ những thói quen, lối sống thu mình, trang phục, nét mặt, cách nói chuyện, sinh hoạt, buồng ngủ… Kiểu sống của Bê-li-cốp cũng làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, khiến họ cũng có thói quen sợ sệt và sống thu mình như hắn. Khi Bê-li-cốp có ý định lấy vợ, hắn đã nghĩ đến việc lấy cô gái có tên là Va-ren-ca. Nhưng ý định đó của hắn bị mọi người trêu ghẹo. Đặc biệt, hắn thực sự bị khủng hoảng tinh thần khi nhìn thấy Va-ren-ca đi xe đạp và bị em của Va-ren-ca mắng. Bê-li-cốp trở về nằm im trong chăn một tháng rồi chết với vẻ mặt rất thanh thản như thể mừng vui vì đã được chui vào trong bao vĩnh viễn. Khi Bê-li-cốp chết đi rồi, cuộc sống lại trở về như cũ.
Tóm tắt Người trong bao – Mẫu 4
Nhân vật Bê-li-cốp là một kẻ trong bao. Hắn giống như một con rùa, con ốc sên mang trên mình vỏ bọc của cái xã hội chuyên chế Nga Hoàng thời ấy. Thậm chí ngay cả vào những ngày nắng đẹp trời hắn vẫn cầm ô, đi giày cao su và mặc chiếc áo bành tô ấm cốt bông. Ô hắn để trong bai, cái đồng hồ quả quý hắn cũng để trong bao bằng da hươu và khi rút chiếc dao nhỏ để gọt bút chì thì chiếc dao ấy cũng đặt trong bao. Cả bộ mặt hắn nữa dường như cũng ở trong bao khi lúc nào hắn cũng giấu mặt sau chiếc áo bành tô bẻ cứng. Cho đến khi hắn bị một kẻ trêu trọc về một cái tranh biếm họa “một kẻ si tình”. Ngay hôm sau khi nhìn thấy hai chị em Va-ren-ca và Cô-va-len-cô đi xe đạp mặc váy. Không thể chấp nhận được hình ảnh ấy và hắn đến nhà Cô-va-len-cô đề nghị xem lại bản thân hai chị. Khi bị dúi ngã thì có người đã nhìn thấy vì quá xấu hổ nên hắn đã chạy một mạch về nhà và rúc trong chăn. Một tháng sau thì hắn chết một cách đầy bất ngờ khiến cho ai trong phố cũng vui mừng nhưng khoảng một tuần sau thì cả khu phố lại quay về với không khí nặng nề như trước.
Tóm tắt tác phẩm Người trong bao – Mẫu 5
Câu chuyện xoay quanh kể về cuộc đời của nhân vật Bê –li – cốp, một giáo viên dạy tiếng Hi Lạp. Bác sĩ I-van I va nứt cùng thầy giáo Bưởi-kin đi săn về muộn, phải ngủ lại ở nhà kho của ông trưởng xóm cuối làng Mi-rô-bô-xít-hôi-ê. Tối hôm đó hai người chuyện trò về thế thái nhân tình. Thầy giáo Bu-rơ-ki kể lại câu chuyện về Bê-li-cốp. Bê-li-cốp là một người trong bao. Vật dụng gì của hắn cũng được để trong bao từ cái ô, cái đồng hồ đến con dao gọt bút chì hắn cũng được “bọc” trong một cái “vỏ”. Sự hiện diện của hắn làm người ta sợ suốt mười lăm năm trời vì hắn có thói quen kì quặc là đi hết nhà các đồng nghiệp, kéo ghế ngồi rồi chẳng nói gì, chỉ nhìn xung quanh độ một giờ sau thì ra về. Tuy co mình trong bao và nghi kị với mọi người nhưng Bê-li-cốp lại muốn lấy Va-ren-ca làm vợ. Ngay hôm sau, khi đi dạo, Bê-li-cốp thấy hai chị em Va-ren-ca đạp xe phóng vụt qua. Tối đó, hắn đến nhà Va-ren-ca để bày tỏ việc không chấp nhận phụ nữ đi xe như thế nhưng Va-ren-ca đi vắng. Bê-li-cốp bảo sẽ trình bày với hiệu trưởng nên Cô-va-len-cô đã nổi giận, xô mạnh khiến Bê-li-cốp ngã xuống cầu thang. Đúng lúc ấy, Va-ren-ca nhìn thấy, cười phá lên khiến Bê-li-cốp cảm thấy nhục nhã, lo sợ và vội vã về nhà. Một tháng sau, Bê- li- cốp qua đời, từ nghĩa địa trở về, mọi người thở phào nhẹ nhõm. Nhưng chưa đầy một tuần sau, cuộc sống lại nặng nề như trước, không biết sẽ còn có bao nhiêu người trong bao như thế đang tồn tại. Đã nửa đêm, trăng lên, Bu-rơ-kin kể xong câu chuyện, Bác sĩ I-van trầm ngâm rồi đưa ra kết luận: “Không thể sống như thế mãi được!”.
Tóm tắt tác phẩm Người trong bao – Mẫu 6
Bê-li-cốp là giáo viên trung học dạy tiếng Hi Lạp cổ. Ông nổi tiếng khắp thành phố nước Nga với phong cách ăn mặc đặc biệt. Tất cả những vật dụng của ông đều được để trong một cái bao. Ông khát khao thu mình vào trong một cái vỏ và tạo cho mình một cái bao để ngăn cách với bên ngoài. Ông luôn có những ý nghĩ không thực, luôn ngợi ca quá khứ, ca ngợi tiếng Hi lạp. Ngay cả ý nghĩ cũng được ông giấu kĩ vào bao. Ông có thói quen kì quặc là đi hết nhà các đồng nghiệp, kéo ghế ngồi rồi chẳng nói gì, chỉ nhìn xung quanh độ một giờ sau thì ra về khiến ai cũng sợ. Ông cũng nghĩ đến chuyện cưới Va-ren-cô làm vợ . Có người đã vẽ bức tranh châm biếm về ông và Va-ren-cô. Ngày chủ nhật hôm sau, ông chứng kiến cảnh hai chị em Va-ren-ca phóng xe vụt qua khiến ông ngạc nhiên và sửng sốt. Ông quyết định đến nhà Va-ren-ca để góp ý cho hai chị em. Ông và cô em gái Cô-va-len-cô đã cãi nhau. Bê-li-cốp đoạn sẽ báo cáo với hiệu trưởng nên Cô-va-len-cô đã túm áo và xô mạnh khiến Bê-li-cốp ngã xuống cầu thang. Vừa lúc đó, Va-ren-ca nhìn thấy, cười phá lên khiến Bê-li-cốp cảm thấy nhục nhã, lo sợ và vội vã về nhà. Một tháng sau, Bê- li- cốp qua đời. Mọi người ai cũng cảm thấy nhẹ nhàng nhưng lâu sau họ lại cảm thấy nặng nề, mệt nhọc, vô vị. Bê- li- cốp qua đời nhưng trong thành phố hiện còn nhiều người trong bao. Trong tương lai cũng sẽ còn bao nhiêu người “trong bao” như thế nữa.
Tóm tắt Người trong bao – Mẫu 7
Bê-li-cốp là giáo viên trung học dạy tiếng Hy Lạp cổ. Ông có cách ăn mặc kì quái vì tất cả những vật dụng của ông đều được đựng trong cái bao. Đến ngay bản thân ông cũng luôn sống trong một cái bao do chính mình tạo ra. Ai cũng sợ Bê-li-cốp và chẳng muốn lại gần. Sống một mình nhưng Bê-li-cốp vẫn nghĩ đến chuyện lấy vợ. Người mà ông nghĩ đến đó là Va-ren-ca, là chị gái của Cô-va-len-cô, giáo viên trẻ mới ra trường. Một ngày có người gửi cho Bê-li-cốp một bức tranh châm biếm. Bê-li-cốp góp ý với Va-ren-ca và hai người họ cãi nhau. Vì dọa sẽ tố cáo Va-ren-ca với hiệu trưởng nên Bê-li-cốp bị Cô-va-len-cô xô ngã. Bê-li-cốp qua đời 1 tháng sau đó nhưng lối sống và tính cách của ông đã ảnh hưởng quá lớn đến những người xung quanh.
Tóm tắt Người trong bao – Mẫu 8
Truyện ngắn Người trong bao được bắt đầu bằng việc bác sĩ Ivan Ivanich và giáo viên trung học Birkin đi săn về quá muộn đành phải nghỉ đêm tại nhà kho của ông trưởng xóm ở cuối làng Mycosis Koye. Tại đây, Birkin đã kể cho bác sĩ Ivan câu chuyện của Belikov. Belikov là một giáo viên dạy tiếng Hy Lạp. Đây là một con người kỳ lạ. Dù thời tiết có như thế nào, Belikov đều đi “giày cao su, cầm ô và nhất thiết là mặc áo bành tô cốt ấm bông”. Mọi vật dụng của Belikov cũng được để trong bao. Hầu như không ai có thể nhìn thấy mặt ông ta vì lúc nào ông ta cũng “đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông, và khi ngồi xe ngựa thì bao giờ cũng cho kéo mui lên”. Belikov cũng khá kín đáo vì “cả ý nghĩ của mình, Belikov cũng cố giấu vào bao”. Cả buồng ngủ của ông giáo viên này cũng ngột ngạt vì kín như hộp. Lúc nào, ông ta cũng trùm chăn kín đầu. Câu nói quen thuộc của ông ta đó là: “Nhỡ xảy ra chuyện gì thì sao?”. Sống với một con người như thế, ai cũng phải sợ, vì mỗi khi làm việc gì, việc đó lại gây phiền cho con người kỳ lạ đó.
Tóm tắt Người trong bao đầy đủ (5 Mẫu)
Tóm tắt Người trong bao – Mẫu 1
Truyện bắt đầu bằng cuộc nói chuyện của hai người bạn, Bu-rơ-kin đã kể cho bác sĩ I-van về Bê-li-cốp, một nhân vật quái dị mới chuyển đến làm giáo viên dạy tiếng Hy-lạp. Bê-li-cốp có phong cách ăn mặc rất quái dị, lúc nào cũng đi giày cao su, tay cầm ô và mặc một chiếc áo bành tô ấm cốt bông bất kể thời tiết nóng hay lạnh, mọi đồ vật của hắn đều được để trong bao: Ô, chiếc đồng hồ quả quýt và cả chiếc dao gọt bút chì. Và hầu như chẳng ai thấy rõ khuôn mặt Bê-li-cốp, bởi phân nửa khuôn mặt hắn đã bị cổ áo che khuất, phía trên đôi mắt lại đeo một chiếc kính râm, đôi tai thì bịt bông gòn như người ốm, khi đi xe ngựa thì luôn kéo mui xe lên bất kể trời có đẹp đến thế nào. Ở nhà hắn luôn đóng kín cửa cài then, ngủ thì trùm chăn kín đầu, căn phòng kín mít như nhà tù. Bê-li-cốp luôn cảm thấy lo lắng và sợ hãi, hắn tìm cách trốn tránh bằng cách tạo cho mình một lớp “vỏ bọc” kì cục, chỉ có thế hắn mới cảm thấy an toàn. Bê-li-cốp luôn miệng giảng giải những giáo điều xưa cũ, ngợi ca quá khứ, những thứ chẳng hề có thật, ông ta cứ u mê mãi trong thế giới của mình.
Phong cách ăn mặc quái đản đã đành, Bê-li-cốp còn có những hành động hết sức khác người như đến thăm nhà đồng nghiệp và ngồi im không nói câu nào cho đến lúc ra về, hắn ta coi đó là cách “duy trì các mối quan hệ tốt với bạn đồng nghiệp”. Mọi người ở khắp thành phố đều sợ Bê-li-cốp, sợ bị hắn làm phiền, sợ phải nghe những lời răn dạy, giáo điều nên chẳng ai dám ăn chơi tụ tập và làm những công việc họ muốn làm. Cứ tưởng chuyện sẽ chỉ có thế, nhưng không,chị em nhà Va-ren-ca và Cô-va-len-cô xuất hiện. Bê-li-cốp phải lòng cô chị nhưng cứ sợ này sợ nọ nên chưa dám tỏ tình, cho đến khi hắn ta thấy hai chị em đạp xe trên phố, lúc này hắn tìm đến nhà và lại ra sức giảng giải thậm chí là chỉ trích vì cho rằng việc đạp xe không phù hợp với một giáo viên. Quá tức giận trước sự cố chấp dở hơi của Bê-li-cốp, cậu em đã cho hắn một đấm khiến hắn ngã lăn xuống cầu thang, vừa lúc cô chị về, cô đã cất tiếng cười “ha ha” vang vọng cả khu nhà. Bê-li-cốp trở về trong nỗi xấu hổ và nhục nhã do hắn tự tưởng tượng ra, rồi im lặng kết thúc cuộc đời như một vở hài kịch về sự quái dị của mình, một cái chết lãng xẹt, chết trong vô vọng với tình yêu tưởng khai sáng cuộc đời hắn. Nhưng âu đây cũng là con đường giải thoát duy nhất cho cuộc đời đầy bế tắc và đầy sợ hãi của Bê-li-cốp, cũng như một đòn thức tỉnh những con người đang chìm đắm vào u mê, lạc hậu của xã hội đương thời.
Tóm tắt Người trong bao – Mẫu 2
Bê-li-cốp là giáo viên trung học dạy tiếng Hy Lạp cổ. Hắn ta nổi tiếng khắp thành phố. Lúc nào hắn cũng đi giày cao su, cầm ô và mặc áo bành tô ấm cốt bông. Mọi thứ vật dụng như ô, đồng hồ quả quýt, chiếc dao,… đều để trong bao; cả bộ mặt hắn cũng dấu kín sau chiếc cổ áo bành tô cổ bẻ. Lỗ tai nhét bông. Lúc ngồi trên xe ngựa thì bao giờ hắn cũng cho kéo mui xe lên. Hắn thu mình trong một cái vỏ, tạo cho mình hắn một cái bao để hắn ngăn cách với bên ngoài. Hắn ca ngợi quá khứ, ca ngợi tiếng Hi Lạp và cho đó là một thứ tiếng “nghe thật tuyệt vời êm tai”.
Ý nghĩ cũng được hắn giấu kĩ vào bao. Hắn có thói quen kì quặc là đi hết nhà này đến nhà nọ, đến và ngồi im như phỗng, độ một giờ sau thì cáo từ. Bọn giáo viên trong trường đều sợ hắn, cả hiệu trưởng cũng sợ hắn. Các bà, các cô ả, giới tu hành trong thành phố, ai cũng sợ hắn. Trong vòng mười lăm năm nay, chúng trong thành phố dưới ánh hưởng của những kẻ như Bê-li-cốp đầm ra sợ tất cả: Sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách, sợ giúp đỡ người nghèo, sợ dạy học chữ…
Ở nhà, Bê-li-cốp cũng mặc áo khoác, đóng cửa cài then. Buồng ngủ chật như cái hộp. Trời nóng bức, hắn vẫn kéo chăn trùm đầu kín mít lúc nằm ngủ. Nằm trong chăn nhưng hắn vẫn sợ: sợ kẻ trộm chui vào nhà, sợ lão nấu bếp cắt hắn. Buổi sáng nào đến trường, mặt hắn cũng tái nhợt, rầu rĩ.
Hắn suýt lấy vợ, đó là cô Va-ren-ca, chị gái của Cô-va-len-cô, một giáo viên mới về trường chừng ba mươi tuổi, hay hát, hay cười, hồn nhiên, nhí nhảnh. Có cậu ngỗ nghịch nào đó đã vẽ một bức tranh châm biếm gửi cho nhiều người và cả Bê-li-cốp: một kẻ đang đi, chân xỏ trong giày mưa, quần túm ống, tay cầm ô, tay khoác tay Va-ren-ca; bên dưới bức tranh đề dòng chữ: “An-thro-pos tình” (kẻ si tình). Bức biếm hoạ ấy đã gây cho hắn một ấn tượng nặng nề. Ngày mùng một tháng năm, chủ nhật, cả thầy trò trong trường trung học đi ra ngoài thành phố để cùng vào rừng chơi. Khi Bê-li-cốp và mọi người đang đi trên đường bỗng thấy hai chị em Va-ren-ca phóng xe đạp vượt lên trước. Mặt nàng ửng đỏ, vui vẻ, hớn hở, Va-ren-ca gào to lên: “Trời hôm nay đẹp thật, đẹp tuyệt, đẹp ghê gớm nhỉ”. Bê-li-cốp ngẩn người, mặt trắng bệch ra, hắn phàn nàn với mọi người về chuyện giáo viên và đàn bà con gái cưỡi xe đạp như thế coi sao tiện. Rồi hắn bỏ về nhà.
Suốt ngày hôm sau, lúc nào hắn cũng bực dọc, thậm chí bỏ cả buổi lên lớp, bỏ cả ăn trưa. Tối hôm đó, đang tiết trời mùa hạ, hắn mặc áo ấm lần đến nhà chị em Va-ren-ca. Va-ren-ca đi vắng, hắn chỉ gặp được người em. Hắn phàn nàn về chuyện hai chị em Va-ren-ca đi xe đạp. Hắn cho đó là chuyện kinh khủng đã làm mắt hắn đỏ lên. Hắn khuyên bảo Cô-va-len-cô không được sống buông thả, không nên mặc áo thêu đi ra ngoài đường, không cầm theo sách này sách nọ… Hai người đôi co. Hắn bảo sẽ báo cáo với ngài hiệu trưởng về nội dung câu chuyện đã xảy ra hôm nay. Hắn bị Cô-va-len-cô túm cổ lọ, xô mạnh ra khỏi nhà. Hắn bị lộn nhào xuống cầu thang. Vừa lúc đó, Va-ren-ca và hai bà nữa đi đâu về nhìn thấy Bê-li-cốp ngã chỏng quèo. Va-ren-ca bèn cười phá lên vang khắp khu nhà. Bê-li-cốp lo sợ hắn sẽ biến thành trò cười cho thiên hạ, lo sợ ngài hiệu trưởng, ngài thanh tra sẽ biết chuyện, lo bị vẽ tranh châm biếm rồi bị ép về hưu…
Thế là chuyện cưới xin chấm dứt. Cuộc đời hắn cũng chấm dứt. Một tháng sau, Bê-li-cốp chết. Người ta chôn hắn trong một ngày mưa dầm âm u. Hắn nằm trong quan tài với vẻ mặt dễ chịu như được chui vào bao. Va-ren-ca cũng dự đám ma Bê-li-cốp, và khi người ta hạ quan tài hắn xuống huyệt, cô bỗng òa lên khóc.
Từ nghĩa địa, mọi người trở về nhà, ai cũng cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Nhưng chỉ một tuần sau, họ lại cảm thấy nặng nề, mệt nhọc, vô vị. Bê-li-cốp đã chầu âm phủ rồi nhưng trong thành phố hiện còn bao nhiêu người trong bao. Và trong tương lai cũng sẽ còn bao nhiêu người như thế nữa.
Tóm tắt Người trong bao – Mẫu 3
Bê-li-cốp là một giáo viên dạy tiếng Hi Lạp ở thành phố nhỏ nước Nga, ông nổi tiếng với phong cách ăn mặc hết sức đặc biệt. Quanh năm ông đều đi giày cao su, cầm ô và luôn luôn phải mặc thêm áo bành tô ấm cốt bông. Ông luôn để những dụng cụ cá nhân của mình vào một cái bao.
Bê-li-cốp khát khao thu mình vào trong một cái vỏ, tạo cho mình một vỏ bọc để ngăn cách bảo vệ bản thân không phải chịu những ảnh hưởng, tác động từ bên ngoài. Vì nó là cuộc sống khiến Bê-li-cốp cảm thấy khó chịu và sợ hãi vì vậy, ông luôn có ý nghĩ không thực, luôn ngợi ca quá khứ, mơ tưởng về những thứ không tồn tại. Ngay cả ý nghĩ ông cũng sợ có người biết được, ông luôn cố giữ như cất giấu vào “bao”.
Bê-li-cốp có thói quen rất kỳ quặc đó là đi hết nhà các giáo viên cùng dạy. Đến bất kỳ nhà nào, ông cũng kéo ghế ngồi rồi chẳng nói bất kỳ điều gì, chỉ nhìn xung quanh như đang tìm kiếm thứ gì đó, khoảng một giờ sau thì ông ra về. Ai cũng sợ ông, từ giáo viên đến hiệu trưởng, hiệu phó. Tuy sống cô đơn, một mình, nhưng ông cũng nghĩ đến việc sẽ cưới vợ. Và người đó là Va-ren-ca, là chị gái của Cô-va-len-cô, giáo viên trẻ mới ra trường.
Có người đã gửi cho Bê-li-cốp một bức tranh châm biếm. Ngày chủ nhật hôm sau, Bê-li-cốp chứng kiến cảnh hai chị em Va-ren-ca phóng xe vút qua khiến Bê-li-cốp vô cùng ngạc nhiên và hoảng hốt. Nên tối hôm đó, Bê-li-cốp đã đến nhà Va-ren-ca để góp ý hai chị em họ. Hai người họ cãi nhau, Bê-li-cốp đoạn sẽ báo cáo sự việc này với hiệu trưởng nên Cô-va-len-cô đã túm áo và xô mạnh khiến Bê-li-cốp ngã nhào xuống cầu thang. Va-len-ca cười lớn, làm Bê-li-cốp cảm thấy nhục nhã vội vàng trở về nhà. Một tháng sau, Bê-li-cốp qua đời, mọi người cảm thấy nhẹ nhõm nhưng không lâu sau, lối sống cũ đã trở lại vì tính cách của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng quá lớn đối với mọi người.
Tóm tắt Người trong bao – Mẫu 4
Bác sĩ Ivan Ivanut cùng thầy giáo burokin đi săn về muộn phải ngủ lại ở nhà kho của ông trưởng xóm cuối làng Monoxit Khoe.Tối hôm đó,thầy giáo burokin kể lại câu chuyện về belicop.
Câu chuyện được bắt đầu bằng cái chết của bê li cốp -mot giáo viên dạy tiếng Hy lạp -cách đó hai tháng.điều đáng chú ý ở con người này là vật dụng gia của hắn cũng được để trong bao, từ cái ô,cái đồng hồ đến con dao gọt bút chì và chính hắn cũng được ‘bọc’ trong một cái ‘vỏ’. Ngay cả đến thứ tiếng hắn dạy cũng đảm bảo cho sự chui đầu vào cái bảo an toàn của hắn.
Belicop có thói quen thường xuyên ghé chơi nhà đồng nghiệp. Hắn nhìn ngó, nghe ngóng. Sự hiện diện của hắn làm người ta sợ. Cả trường học thành phố giới tu hành đều sợ hắn trong suốt 15 năm trời.
Trong sinh hoạt, Belicop luôn chỉnh tề. Bao giờ hắn cũng đề phòng ngộ nhỡ có chuyện gì xảy ra. Buồng ngủ của hắn thì chật như cái hộp. Bao giờ ngủ hắn cũng trùm chăn kín đầu. Cửa sổ luôn đóng kín.
Tuy co mình trong bao và nghi kị với mọi người nhưng belicop lại muốn lấy vợ.đối tượng hắn để mắt tới là varenca chị gái của covalenco khoảng 30 tuổi vui tươi hồn nhiên yêu đời. Nhưng hắn cứ suy đi tính lại vì sợ chuyện này chuyện nọ có vẻ như muốn chui sâu thêm vào cái bao của mình.
Bỗng xảy ra một chuyện: Có kẻ nào đó vẽ bức tranh biếm họa’1 kẻ tình si trêu chọc belicop. Ngay hôm sau khi đi dạo. Belicop thấy 2 chị em varenca phóng xe đạp vụt qua. Belicop hok chấp nhận việc phụ nữ đi xe như thế. Tối hôm đó hắn đến nhà varenca để bày tỏ quan điểm nhưng cô đi vắng. Covalenco nổi giận mắng belicop. Belicop bảo sẽ trình bày sự việc lên ngài hiệu trưởng với lí do là sợ ai đó nghe được sẽ xuyên tạc.
Covalenco túm cổ áo belicop dúi xuống cầu thang.hắn ngã lộn nhào. Ngay lúc ấy varenca cùng mấy người bạn khác về. Hắn nghĩ bản thân sẽ làm trò cười cho thiên hạ và truyện sẽ đến tai ông hiệu trưởng ngài thanh tra. Hắn sợ người ta ép hắn về hưu.
Belicop về nhà, lên giường, bỏ màn đắp chăn và im lặng, 1 tháng sau belicop chết. Từ nghĩa địa trở về mọi người thở phào nhẹ nhõm nhưng chưa đầy 1 tuần sau không khí lại nặng nề như trước, không biết được sẽ còn có bao nhiêu người trong bao như thế đang tồn tại.
Đã nửa đêm, trăng lên, bu rockin kể xong câu chuyện. Bác sĩ Ivan trầm ngâm rồi đưa ra kết luận: “Không thể sống mãi như thế được”.
Tóm tắt Người trong bao – Mẫu 5
Tác phẩm Người trong bao của Sê-khốp là một truyện ngắn phản ánh xã hội Nga đương thời với những lớp người trí thức bảo thủ và lạc hậu luôn sống trong sợ hãi, hèn nhát và ích kỉ, điều ấy làm cho xã hội trở nên ngột ngạt và u ám. Câu chuyện thức tỉnh mọi người với một quan điểm hết sức cấp bách: “Không thể sống mãi như thế được!”
Truyện bắt đầu bằng cuộc nói chuyện của hai người bạn, Bu-rơ-kin đã kể cho bác sĩ I-van về Bê-li-cốp, một nhân vật quái dị mới chuyển đến làm giáo viên dạy tiếng Hi-lạp. Bê-li-cốp có phong cách ăn mặc rất quái dị, lúc nào cũng đi giày cao su, tay cầm ô và mặc một chiếc áo bành tô ấm cốt bông bất kể thời tiết nóng hay lạnh, mọi đồ vật của hắn đều được để trong bao: Ô, chiếc đồng hồ quả quýt và cả chiếc dao gọt bút chì. Và hầu như chẳng ai thấy rõ khuôn mặt Bê-li-cốp, bởi phân nửa khuôn mặt hắn đã bị cổ áo che khuất, phía trên đôi mắt lại đeo một chiếc kính râm, đôi tai thì bịt bông gòn như người ốm, khi đi xe ngựa thì luôn kéo mui xe lên bất kể trời có đẹp đến thế nào. Ở nhà hắn luôn đóng kín cửa cài then, ngủ thì trùm chăn kín đầu, căn phòng kín mít như nhà tù. Bê-li-cốp luôn cảm thấy lo lắng và sợ hãi, hắn tìm cách trốn tránh bằng cách tạo cho mình một lớp “vỏ bọc” kì cục, chỉ có thế hắn mới cảm thấy an toàn. Bê-li-cốp luôn miệng giảng giải những giáo điều xưa cũ, ngợi ca quá khứ, những thứ chẳng hề có thật, ông ta cứ u mê mãi trong thế giới của mình.
Phong cách ăn mặc quái đản đã đành, Bê-li-cốp còn có những hành động hết sức khác người như đến thăm nhà đồng nghiệp và ngồi im không nói câu nào cho đến lúc ra về, hắn ta coi đó là cách “duy trì các mối quan hệ tốt với bạn đồng nghiệp”. Mọi người ở khắp thành phố đều sợ Bê-li-cốp, sợ bị hắn làm phiền, sợ phải nghe những lời răn dạy, giáo điều nên chẳng ai dám ăn chơi tụ tập và làm những công việc họ muốn làm. Cứ tưởng chuyện sẽ chỉ có thế, nhưng không,chị em nhà Va-ren-ca và Cô-va-len-cô xuất hiện. Bê-li-cốp phải lòng cô chị nhưng cứ sợ này sợ nọ nên chưa dám tỏ tình, cho đến khi hắn ta thấy hai chị em đạp xe trên phố, lúc này hắn tìm đến nhà và lại ra sức giảng giải thậm chí là chỉ trích vì cho rằng việc đạp xe không phù hợp với một giáo viên. Quá tức giận trước sự cố chấp dở hơi của Bê-li-cốp, cậu em đã cho hắn một đấm khiến hắn ngã lăn xuống cầu thang, vừa lúc cô chị về, cô đã cất tiếng cười “ha ha” vang vọng cả khu nhà. Bê-li-cốp trở về trong nỗi xấu hổ và nhục nhã do hắn tự tưởng tượng ra, rồi im lặng kết thúc cuộc đời như một vở hài kịch về sự quái dị của mình, một cái chết lãng xẹt, chết trong vô vọng với tình yêu tưởng khai sáng cuộc đời hắn. Nhưng âu đó cũng là con đường giải thoát duy nhất cho cuộc đời đầy bế tắc và đầy sợ hãi của Bê-li-cốp, cũng như một đòn thức tỉnh những con người đang chìm đắm vào u mê, lạc hậu của xã hội đương thời.