TOP 44 Kết bài Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng cô đọng, súc tích nhất. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều ý tưởng mới để triển khai thành bài văn phân tích Hạnh phúc của một tang gia, phân tích cảnh đám ma gương mẫu, phân tích tâm trạng của các nhân vật … thật hay.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp kết bài đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (44 mẫu)
Kết bài Hạnh phúc của một tang gia trong một bài văn vô cùng quan trọng, giúp thâu tóm, tổng kết lại toàn bộ những nội dung chính trong bài viết. Vậy mời các em cùng tải 44 kết bài Hạnh phúc của một tang gia để ngày càng học tốt môn Văn 11. Ngoài ra các bạn xem thêm kết bài Chí Phèo, mở bài Chí Phèo.
Kết bài Hạnh phúc của một tang gia
Kết bài phân tích cảnh đám ma gương mẫu
Kết bài mẫu 1
Đám ma trong Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng là đám ma có một không hai không chỉ nó to nhất Hà thành xưa nay mà vì những diễn biến của đám tang đó, những màn kịch đã xuất hiện. Ta như có cảm tưởng Vũ Trọng Phụng đang chứng kiến cái đám tang đó và tường thuật lại cho người đọc một cách chi tiết về nó với một nụ cười châm biếm mỉa mai. Ngòi bút Vũ Trọng Phụng đúng là sắc như dao. Đằng sau những lời nói như đùa, sự thật của đời sống cứ hiện ra lồ lộ trên đó nói lên hai điều lớn nhất: sự tàn nhẫn và sự dối trá.
Kết bài mẫu 2
Màn kịch kết thúc bằng chi tiết hài hước “chó đểu”. Ông Phán mọc sừng dúi vào tay Xuân 5 đồng thanh toán tiền thuê Xuân tố cáo cái nhục mọc sừng của ông ta. Hạnh phúc của một tang gia là tác phẩm dùng hình thức chế giễu lật tẩy tính chất bịp bợm của những tầng lớp gọi là thượng lưu, trí thức của Hà Nội xưa.
Kết bài mẫu 3
Sự “chó đểu” của cả một xã hội dột nát về nhân cách đã được thể hiện xuất sắc qua cảnh đám ma gương mẫu trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”. Vũ Trọng Phụng đã xuất sắc sử dụng ngòi bút châm biếm đầy hài kịch để thể hiện chất tương phản của sự việc. Ở đó, mọi cái rởm, cái đồi bại đều được phô ra hết.
Kết bài mẫu 4
Có thể nói, đám ma của cụ cố Tổ là “đám ma gương mẫu”, đám ma có một không hai nơi phơi bày đến tận cùng những cái xấu xa, giả tạo của những con người thuộc tầng lớp trên của xã hội.
Kết bài mẫu 5
Đám tang diễn ra như một tấn đại hài kịch. Nó nói lên tất cả sự lố lăng vô đạo đức của cái xã hội thượng lưu ngày trước. Cái xã hội mà tác giả gọi là Chó đểu, khốn nạn.
Kết bài mẫu 6
Tóm lại, với ngòi bút châm biếm sắc sảo, Vũ Trọng Phụng đã khắc họa thành công cảnh đám tang của cụ cố Hồng, qua đó cho thấy bộ mặt đểu cáng, bịp bợm đầy những dối gian của những con người trong xã hội thượng lưu thời bấy giờ.
Kết bài mẫu 7
Vũ Trọng Phụng đã rất thành công khi dựng lên cảnh đám tang gương mẫu để lên án lối sống đạo đức giả, vô lương tâm của những con người xấu xa, tồi tệ. Nghệ thuật trào phúng được tác giả sử dụng rất nhuần nhuyễn qua ngòi bút sắc sảo. Tất cả đã làm nên một đám tang gương mẫu cho thiên hạ dõi nhìn.
Kết bài mẫu 8
Với tiểu thuyết “Số đỏ” nói chung và đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” nói riêng, Vũ Trọng Phụng thực sự phải khiến người người ngả mũ bởi cái bút lực châm biếm, bút lực trào phúng của ông. Phân tích cảnh đám ma gương mẫu mới thấy rằng, tác giả thật tài, tình đời làm sao khi viết nên một vở hài kịch diễn cảnh đám ma, để qua đó lột trần sự “chó đểu” của cái xã hội thối nát, lụi tàn về nhân cách.
Kết bài mẫu 9
Vốn được mệnh danh là nhà văn hiện thực xuất sắc, trong các tác phẩm của mình Vũ Trọng Phụng luôn lôi ra những sự thật ở đời. Có khi miêu tả sự thật với một thái độ thương cảm đau xót, có khi dựng lên một sự thật để châm biếm mỉa mai để mà khinh bỉ căm ghét. Thái độ của Vũ Trọng Phụng trong chương “Hạnh phúc của một tang gia” nhất là trong việc miêu tả đám đông tang gia là một thái độ khinh bỉ căm ghét. Đây là một thái độ rất có trách nhiệm với xã hội, nhà văn muốn cho xã hội thấy được một vẫn đề nghiêm trọng là những giá trị văn hóa cổ truyền đang bị đảo lộn, cơn lốc âu hóa đang làm mai một truyền thống, tha hóa con người.
Kết bài ý nghĩa nhan đề Hạnh phúc của một tang gia
Kết bài mẫu 1
Ngay trong chính nhan đề tác giả đã phản ánh mạnh mẽ những thói hư tật xấu của những con người đó xuất hiện trong chính tác phẩm. Hình ảnh này không chỉ đem lại cho người đọc những cảm xúc, những nhớ nhung, và còn phần nào tố cáo chế độ thối nát, ở đó xuất hiện những con người không có lương tâm. Đám tang trở thành trò cười cho thiên hạ bởi đây là lễ hội trình diễn thời trang, huân huy chương và còn để cho những con người đạo đức giả, thể hiện thói xấu của mình. Đoạn trích đã thể hiện được sâu sắc nội dung mà tác giả muốn truyền tải trong tác phẩm, không chỉ thể hiện nghệ thuật trong tác phẩm mà tác giả còn thể hiện cả nghệ thuật trong chính nhan đề mà tác phẩm này đang thể hiện.
Kết bài mẫu 2
Nhan đề Hạnh phúc của một tang gia mang lại tiếng cười sâu cay, đả kích bản chất thật của những con người trong tầng lớp thượng lưu, tuy bên ngoài hào nhoáng, nhưng các giá trị đạo đức bên trong đã bị băng hoại.
Kết bài mẫu 3
Bằng ngòi bút châm biếm đả kích vào lối sống lố lăng của một bộ phận người trong xã hội cũ, tiếng cười mỉa mai cho bộ mặt thật của những người đi đưa ma dùng vẻ mặt buồn rầu của nhà có đám tang để mà tán tỉnh, bình phẩm nhau. Ngay nhan đề tác giả đặt đã bộc lộ được tiếng cười mỉa mai dành cho sự lố lăng của một bộ phận người vô học, thích đua đòi theo lối Âu hoá.
Kết bài mẫu 4
Vũ Trọng Phụng đã rất sáng tạo và dụng công trong việc đặt nhan đề “Hạnh phúc một tang gia”. Qua nhan đề ấy, người đọc phần nào hiểu được ý đồ nghệ thuật của tác giả trong việc truyền tải thông điệp nội dung tác phẩm.
Kết bài phân tích Hạnh phúc của một tang gia
Kết bài mẫu 1
Cảnh đám tang được diễn ra như đám hội như một tấm đại hài kịch, nói lên sự lố lăng, vô đạo đức của cái xã hội thượng lưu ngày trước. Qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, Vũ Trọng Phụng đã phê phán phán mạnh mẽ bản chất bất nhân, giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
Kết bài mẫu 2
Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia nói riêng và tác phẩm Số đỏ nói chung đã vạch trần bộ mặt của nền văn minh phương Tây và phong trào Âu hóa, nhưng thực chất đây là sự ăn chơi đồi bại của bọn trưởng giả ở thành thị. Mặt khác tác phẩm cũng phơi bày hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng, một xã hội nhốn nháo thật giả lẫn lộn. Kẻ vô học nhưng giỏi bịp thì trở thành vĩ nhân, một mệnh phụ đồi bại dâm đãng thì được cọi là một tấm gương về đức hạnh, một gia đình băng hoại về đạo đức thì được coi là mẫu mực về nền nếp.
Kết bài mẫu 3
Như vậy, qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” cho người đọc thấy hiện thực xã hội lúc đương thời, sự đáng cười nhưng cũng chính là sự đáng thương của một bộ phận con người trong xã hội lúc bấy giờ. Những tiếng cười ra nước mắt vì đạo đức con người bị suy thoái, sự âu hóa tây ta lẫn lộn làm nên sự lố bịch. Từ đó, đáng lên án, phê phán gay gắt bộ phận này trong xã hội. Đồng thời, cũng qua đây cho ta thấy được sự tinh tế, đặc sắc trong việc lột tả hiện thực xã hội của Vũ Trọng Phụng bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo.
Kết bài mẫu 4
Qua chương Hạnh phúc của một tang gia, Vũ Trọng Phụng bộc lộ xuất sắc tài kể chuyện của mình. Bút pháp của Vũ Trọng Phụng giỏi ở chỗ phóng đại mà như không phóng đại, làm cho mọi việc đều như thật và hơn thật, ông chú ý đến các mâu thuẫn giữa hiện tượng và bản chất, khai thác triệt để nhằm gây nên những tràng cười có ý nghĩa phê phán sâu sắc. Cảnh đám ma hiện ra như một màn hài kịch sinh động, một bức biếm hoạ khổng lồ và chi tiết về cái xã hội tự xưng là thượng lưu, sang trọng ở Hà Nội thời đó đang phơi bày tất cả cái bản chất lố lăng và đồi bại trước mắt mọi người.
Kết bài mẫu 5
Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã vạch mặt bọn trưởng giả chạy theo đồng tiền, đua đòi lối sống văn minh rởm, bịp bợm, dâm đãng, đồi bại thời đó qua chương “Hạnh phúc của một tang gia”. Vũ Trọng Phụng xứng đáng là một nhà văn hiện thực hàng đầu trong nền văn xuôi trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Kết bài mẫu 6
Tác phẩm đã khắc họa bức tranh xã hội lúc bấy giờ với quyền lực của đồng tiền đặt lên trên tình cảm người thân trong gia đình. Từ đó mà tác giả muốn lên tiếng phê phán và là bài học cho chúng ta để thấy được gia đình luôn là điều quan trọng nhất.
Kết bài mẫu 7
Tiếng cười trong “Số đỏ” là tiếng cười châm biếm có giá trị tố cáo và mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đám ma cụ cố Tổ đích thực là một màn hài kịch, diễn viên là bầy con cháu và lũ quan khách, đã phơi bày tất cả cái bản chất lố lăng và đồi bại của xã hội nhuốm màu sắc “Âu hóa” kệch cỡm.
Kết bài mẫu 8
Chính bằng một ngòi bút trào phúng bậc thầy, tác giả tài năng Vũ Trọng Phụng đã vạch mặt bọn trưởng giả chạy theo đồng tiền, như vạch mặt cả những hạng người như đua đòi lối sống văn minh rởm, bịp bợm, dâm đãng, đồi bại thời đó qua chương “Hạnh phúc của một tang gia” đặc sắc này.
Kết bài mẫu 9
Qua đoạn trích Hạnh phúc một tang gia, Vũ Trọng Phụng đã vạch trần, phê phán bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu ở thành thị đương thời thông qua hình ảnh của một gia đình có tang. Réo lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận người Việt Nam cả hôm qua và ngày nay. Đồng thời qua trích đoạn cũng thấy được tài năng trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng qua tình huống, ngôn ngữ và giọng điệu châm biếm, trào phúng đặc sắc.
Kết bài mẫu 10
Trước cái chết của bậc sinh thành, là một người con, người cháu có hiếu, thay vì tiếc thương, lo lắng tang gia cho chu toàn thì trớ trêu thay, những kẻ ấy lại mong chờ cái chết như một niềm vui lớn. Ta thấy đáng buồn thay cho một xã hội bị băng hoại về đạo đức truyền thống của lũ người đại bất hiếu, đại bất nhân. Tác phẩm một lần nữa khẳng định tài năng và vai trò của Vũ Trọng Phụng trong giới trào phúng đặc sắc.
Kết bài mẫu 11
Với “ Số đỏ” , mỗi chương truyện là một màn hài kịch, mỗi nhân vật là một chân dung biếm họa. Bước vào “Hạnh phúc của một tang gia” ta như bước vào một thế giới của những điều hài hước đến kệch cỡm.Mượn tiếng cười làm vũ khí sắc bén để phê phán, Vũ Trọng Phụng đã thực sự thành công trên con đường trào phúng mang ý vị thật sâu cay.
Kết bài phân tích tiếng khóc của Phán Mọc Sừng
Kết bài mẫu 1
Tiếng khóc của Phán Mọc Sừng cũng nằm trong chuỗi tiếng cười trong tác phẩm. Qua tiếng khóc này người đọc đã phần nào thấy được thực trạng xã hội mà Vũ Trọng Phụng lên án, thể hiện sâu cay cái bi hài trong một gia đình đại quý tộc danh giá.
Kết bài mẫu 2
Tiếng khóc của ông Phán Mọc Sừng chính là sự cao tay của Vũ Trọng Phụng khi tái hiện về một xã hội và đạo đức, nhân cách và tình người đều đã xuống đến mức âm, không thể cứu vãn. Tiếng khóc ấy kết thúc đoạn trích và chính là một trong những mắt xích quan trọng nhất của chuỗi những tiếng cười dài trong cả tiểu thuyết Số đỏ, khi mà đã đến lúc con người ta phải trở thành diễn viên trong chính vở kịch của mình, khóc lóc sao cho hợp lý để đạt được những mục đích đê tiện, vì tiền! Thật đáng cười cho một xã hội, khi một kẻ vứt hết liêm sỉ, mặt mũi để có vài ngàn đồng mà lại phải vất vả khóc lóc vật vã nhằm trả tiền, giữ chữ “tín” trong cuộc buôn bán sừng!
Kết bài phân tích tâm trạng các nhân vật trong tác phẩm
Kết bài mẫu 1
Cậu Tú Tân, khi nghe ông mất thì cứ điên người lên, vì chiếc máy ảnh mới mua của cậu sắp được đưa vào sử dụng. Trong lúc hạ huyệt trong bộ quần áo luộm thuộm, cậu bắt bẻ từng người chống gậy, gục đầu, cong lưng, lau mắt, … dường như cậu Tú Tân như một nhà đạo diễn đại tài để cho vở kịch đám tang đau buồn thêm phần hoàn hảo.
Kết bài mẫu 2
Hạnh phúc không kém là cháu rể quý ông Phán mọc sừng với niềm vui sướng dâng trào trong lòng hắn, kiêu hãnh với đôi sừng vô hình trên đầu không ngờ lại có giá trị đến thế. Hắn có được vài nghìn nhờ đôi sừng ấy khi bố vợ nói nhỏ vào tai sẽ chia thêm cho con gái và rể thêm một số tiền nữa. Thế mà đến giây phút cuối cùng lúc vĩnh biệt người chết hắn lại khóc oặt người đi hứt hứt mãi không thôi. Một chi tiết đáng cười, đáng châm biếm bởi sự giả tạo sắp không nhận ra sự thật nếu hắn không dúi vào tay Xuân tờ tiền năm đồng bạc gấp làm tư để trả thù lao vụ giao dịch về việc quảng bá đôi sừng vô hình gây nên cái chết cho cụ Tổ.
Kết bài mẫu 3
Bằng nghệ thuật trào phúng bậc thầy của mình thì nhà văn Vũ Trọng Phụng đúng là sắc như dao. Ta có thể thấy được đằng sau những lời nói như đùa, những cảnh trào phúng cười ra nước mắt, và đó cũng chính sự thật của đời sống cứ hiện ra lồ lộ mà trên nó nổi lên hai điều lớn nhất đó chính là sự tàn nhẫn và sự dối trá.
Kết bài mẫu 4
Nỗi sung sướng, hạnh phúc bất thường, kì dị, thậm chí quái gở này, qua ngòi bút của Vũ Trọng Phụng như có sức lây lan rất rộng : từ người bề trên đến người bề dưới, từ người trong tang quyến đến người ngoài tang quyến. Tác giả đã vạch trần cái xã hội Âu hóa đầy lố bịch với những thú vui phù phiếm, tầm thường, vô nghĩa.
Kết bài mẫu 5
Hạnh phúc gia đình, dưới con mắt sắc sảo của Vũ Trọng Phụng, những con người xấu xa ấy không phải là một “nhóm người”, chúng thật đông đảo và có mặt ở khắp nơi. Bởi vậy, có người coi đám tang của cụ cố tổ là hành trình xuống mộ của toàn xã hội thực dân phong kiến. Bởi sự dối trá, tàn nhẫn của nó đã đến hồi bộc lộ trắng trợn, vui vẻ ầm ĩ thế kia thì ai để cho nó tồn tại, làm trò hề mãi được.
Kết bài mẫu 6
Quả thật xây dựng được niềm hạnh phúc của các nhân vật trong câu chuyện, tác giả Vũ Trọng Phụng đã khiến người đọc được mở mang tầm mắt, cảm nhận được rõ ràng tâm tư tình cảm của mỗi người và khung cảnh đám tang trong câu chuyện từ đó hiểu được sự logic của tác phẩm. Đám tang như thế này thì đúng là hạnh phúc thật, hạnh phúc đến trào phúng.
Kết bài phân tích nghệ thuật trào phúng
Kết bài mẫu 1
Những điều Vũ Trọng Phụng viết trong chương sách là chuyện thật ư? Lẽ nào. Những điều ấy toàn là hư cấu ư? Nhưng những điều ấy đều hợp lí lắm mà, và hình như đều có thật cả. Ngòi bút Vũ Trọng Phụng đúng là sắc như dao. Đằng sau những lời nói như đùa, sự thật của đời sống cứ hiện ra lồ lộ trên đó nổi lên hai điều lớn nhất: sự tàn nhẫn và sự dối trá.
Kết bài mẫu 2
Bằng bút pháp trào phúng đặc sắc, giọng điệu châm biếm, trào phúng sâu cay Vũ Trọng Phụng đã vô cùng thành công khi vạch trần bộ mặt xã hội giả dối, bất nhân. Tiếng cười bật lên vừa hóm hỉnh vừa sắc sảo, qua đó thể hiện thái độ coi thường, khinh bỉ cái xã hội âu hóa lố lăng, tầng lớp thị dân lố bịch đương thời.
Kết bài mẫu 3
Không thể phủ nhận, Vũ Trọng Phụng có phần hơi gay gắt trong cách nhìn nhận đánh giá về hiện thực đời sống xã hội thành thị đương thời. Tuy nhiên với quan điểm nghệ thuật rất dứt khoát: tiểu thuyết phải là sự thật ở đời và ngòi bút trào phúng sắc lạnh, nhà văn đã đem đến cho người đọc những vết thương đã trở thành “ung nhọt” trong xã hội cần phải “chữa trị” gấp. Có nhiều người vẫn cho rằng: tuy Vũ Trọng Phụng không làm cách mạng nhưng cách mạng phải cảm ơn ông vì những cái nhìn hiện thực quá sâu sắc như vậy. Và nghệ thuật trào phúng chính là công cụ để giúp ông làm tốt điều này. Ông xứng đáng trở thành một trong những gương mặt nhà văn hiện thực tiêu biểu, xuất sắc của văn học giai đoạn 1930 – 1945.
Kết bài mẫu 4
Bằng tài năng, nghệ thuật trào phúng bậc thầy, qua việc tả người, dựng cảnh, sử dụng các chi tiết nghệ thuật biếm họa chân dung, ngôn ngữ hài hước… Chương truyện Hạnh phúc một tang gia như một làn roi quất mạnh vào xã hội thượng lưu tiểu tư sản thành thị hết sức lố lăng, đồi bại, nổi bật là sự giả dối. Đám tang của cụ tổ là cuộc hành quân đi xuống mồ chôn của xã hội chó đểu này.
Kết bài mẫu 5
Ngòi bút trào phúng của Vũ Trọng Phụng sắc bén đến lạnh lùng. Đằng sau những lời nói như đùa, sự thật của xã hội thượng lưu thành thị buổi Âu hóa dưới chế độ thực dân nửa phong kiến cứ hiện lên rõ mồn một, trên đó nổi lên hai sự thực khắc nghiệt: sự tàn nhẫn, vô nhân đạo và sự giả dối, bịp bợm. Vũ Trọng Phụng đã đứng về phía nhân dân mà phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu ở thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Kết bài mẫu 6
Số Đỏ là một cuốn tiểu thuyết dùng hình thức giễu nhại, lật tẩy tính chất bịp bợm của những tầng lớp gọi là thượng lưu, trí thức của Hà Nội xưa. Tất cả là một cuộc diễn trò lớn: Một cuộc báo hiếu linh đình nhấ của một gia đình bất hiếu”.
Kết bài mẫu 7
Nếu “Số đỏ” là cuốn tiểu thuyết thành công của Vũ Trọng Phụng thì chương “Hạnh phúc một tang gia” là một trong những chương đặc sắc hơn cả. Ở chương này, nhà văn đã tạo nên được những mâu thuẫn trào phúng, những chân dung trào phúng, những hành vi trào phúng, thậm chí cả những câu nói, giọng điệu trào phúng. Điệp ngữ “đám cứ đi” được nhà văn nhắc đi nhắc lại nhiều lần; vừa làm nổi bật tính chất giả dối phô trương của đám tang vừa nhấn mạnh sự thản nhiên vô tình của những người đi đưa tiễn.
Kết bài mẫu 8
Bằng tài năng của mình, Vũ Trọng Phụng đã khắc họa nên một bức tranh phản diện về xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Một gia đình với những đại diện tiêu biểu nhất, với mặt trái xấu xa nhất, giả tạo nhất đã được khắc họa thành công. Tác phẩm để lại tiếng vang lớn trong lòng người đọc bởi các tình tiết khiến người ta phải nghĩ suy.
Kết bài phân tích giá trị hiện thực và giá trị tố cáo
Kết bài mẫu 1
Số đỏ là bức tranh thu nhỏ của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời của Việt Nam. Qua mỗi hành động, suy nghĩ của nhân vật trào phúng trong tác phẩm, tác giả Vũ Trọng Phụng đã phơi bày đến tận cùng cái xấu xa của xã hội, làm nổi bật lên những cái bi hài khiến người đọc cười ra nước mắt.
Kết bài mẫu 2
Với tài năng nghệ thuật và phong cách sáng tác chuyên nghiệp, tác giả đã để lại cho người đọc những tiếng cười thâm cay, sâu lắng, nó không chỉ tố cáo thế lực cầm quyền, mà còn phê phán, tố cáo những con người tham lam, một xã hội mục ruỗng không có một tôn ti trật tự sống.
Kết bài mẫu 3
Hạnh phúc của một tang gia, tuy chỉ là một phần trích rất nhỏ nằm trong tiểu thuyết Số đỏ thế nhưng bằng ngòi bút trào phúng, nghệ thuật châm biếm sâu cay thông qua những mâu thuẫn nực cười từ một đám tang của một gia đình thượng lưu, Vũ Trọng Phụng đã vẽ nên một bức tranh hiện thực đau xót, phũ phàng về thực trạng xã hội ở thành thị Việt Nam giai đoạn trước cách mạng. Đồng thời lên án, tố cáo cái xã hội thối nát, đồi bại ấy đã làm tha hóa nhân cách và đạo đức con người, bào mòn đi lương tâm và tình yêu thương, đổi lại bằng những thói hám của, ham hư vinh, dâm đãng, vô cảm với cuộc sống.
Kết bài mẫu 4
“Văn học là sự phản ánh hiện thực, nhiệm vụ của văn học là phản ánh hiện, vinh dự lớn lao nhất của nhà văn là phản ánh cho được đời sống chiến đấu và sản xuất của nhân dân”. Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” với giá trị hiện thực sâu sắc đã để lại ấn tượng trong lòng độc giả, thể hiện tài năng trào phúng và nhân cách của một nhà văn chân chính phản ánh được hiện thực xã hội và đời sống trong tác phẩm.