Mở bài Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ bao gồm 15 mẫu mở bài trực tiếp và gián tiếp hay nhất. Mở bài Bài ca ngất ngưởng hay giúp các bạn học sinh nhanh chóng biết cách viết đoạn mở bài về: phân tích Bài ca ngất ngưởng, phân tích cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp mở bài Bài ca ngất ngưởng hay nhất
TOP 15 mở bài Bài ca ngất ngưởng hay sẽ giúp các bạn lớp 11 có thêm cảm hứng cho bài viết của mình, giúp bài viết được trôi chảy và hoàn thành cũng nhanh chóng. Mở bài về Bài ca ngất ngưởng giúp cho người viết nhận được sự đánh giá cao của người đọc, thông việc việc mở đầu bài viết, người đọc hiểu được nội dung mà người viết muốn truyền đạt và sự khám phá, tò mò của người đọc về các nội dung sau là dễ dàng thấy được.
Mở bài Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
Mở bài phân tích cái tôi ngất ngưởng
Mở bài mẫu 1
Nguyễn Công Trứ đã từng viết:
“Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”
Ông nguyện làm cây thông để đứng giữa đất trời mà đón gió bốn phương, để cất lên tiếng hát ung dung, tự tại, thể hiện lối sống “ngất ngưởng”. Lối sống ấy đã thấm nhuần trong sáng tác của ông và đặc biệt trong tác phẩm Bài ca ngất ngưởng cái tôi ngất ngưởng được bộ lộ rõ nét hơn bao giờ hết.
Mở bài mẫu 2
Đặc trưng của con người trong thơ văn trung đại đó là cái ta chung, bản ngã riêng biệt và cái tôi cá nhân bị lu mờ, ít thấy tác giả xuất hiện trực tiếp do người trung đại không coi mình là trung tâm mà chỉ là một bộ phận trong chỉnh thể lớn. Tuy nhiên đến với thơ ca của Nguyễn Công Trứ ông lại có những cách tân mới mẻ. Đặc biệt là tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng” thể hiện cái tôi “ngất ngưởng”, cái tôi ngông muốn vượt ra khỏi lễ giáo phong kiến khi đã hiểu rõ về thời đại, ý thức được giá trị của bản thân mình.
Mở bài mẫu 3
Từ xa xưa đến nay, thơ trước hết là tấm gương phản chiếu tâm hồn và tình cảm của chính nhà thơ. Không những thế, qua thơ người đọc còn thấy rất rõ cốt cách và phong độ của mỗi thi nhân. Ai đó đã nói: Văn là người. Điều đó thật đúng với những nhà văn, nhà thơ lớn. Ở họ văn với người là một, con người trong văn chương và con người ngoài đời tuy không hẳn đồng nhất, nhưng rất thống nhất. Nguyễn Công Trứ thuộc những nhà văn như thế. Cho nên, qua Bài ca ngất ngưởng ta có thể hình dung rất rõ chân dung một Nguyễn Công Trứ tự họa.
Mở bài mẫu 4
Nguyễn Công Trứ (1778 – 1859) là một ông quan lớn văn võ toàn tài dưới triều Nguyễn. Nhắc đến ông người ta nhớ đến công lao khai khẩn đất hoang, lấn biển, lập nên hai xã Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình). Người ta cũng không quên một nhà thơ với những vần thơ đầy khẩu khí của một bậc chính nhân quân tử về chí nam nhi phụng sự đất nước, về cái tôi ngất ngưởng của một con người hiểu rõ về mình, về xã hội mà mình đang sống. Nếu như Chí anh hùng tràn đầy khí phách của người tuổi trẻ, thì Bài ca ngất ngưởng, được viết lúc ông đã thành danh, là bài thơ tổng kết về cuộc đời và khẳng định cái tôi (bản ngã) của cụ Thượng Trứ.
Xem thêm: Phân tích cái tôi ngất ngưởng trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng
Mở bài phân tích Bài ca ngất ngưởng
Mở bài mẫu 1
Nếu như thể “ngâm khúc thể hiện một con người cô đơn, đau xót đi tìm những giá trị của mình bị mất mát” thì hát nói “một thể thông dụng trong ca trù thể hiện một con người tài tử thoát vòng cương tỏa, thoát sáo, thoát tục lụy, danh lợi, nắm lấy phút vui hiện tại”. Nhắc đến thể hát nói không thể không nhắc đến tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ bài thơ đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và thể loại của nó. Bài thơ thể hiện cái tôi ngông của tác giả, một phong cách sống khác đời vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến trên cơ sở ý thức về tài năng và giá trị của bản thân.
Mở bài mẫu 2
Nguyễn Công Trứ là người có tài, hoạn lộ gặp nhiều thăng trầm. Ông để lại cho hậu thế khoảng 150 tác phẩm trên nhiều thể loại nhưng thành công nhất ở thể loại hát nói. Bài ca ngất ngưởng là một trong những tác phẩm hát nói xuất sắc nhất của ông thể hiện cá tính tài tử của bản thân.
Mở bài mẫu 3
Nói đến những nhà thơ nửa đầu thế kỷ XIX không thể không nhắc đến nhà thơ – ông quan thị lang triều Nguyễn: Nguyễn Công Trứ. Đây là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, một phần nhân vật hăm hở lập công, hết sức đề cao chí làm trai và cách sống rất độc đáo, luôn tự do, phóng túng.
Mở bài mẫu 4
Nguyễn Công Trứ không chỉ là một vị quan mà còn là một nhà thơ, nhà văn lớn của văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại nói riêng. Nguyễn Công Trứ sáng tác rất nhiều, đặc biệt là thơ văn chữ Nôm và thông qua những sáng tác ấy hiện lên rõ nét phong cách độc đáo của ông. Và có thể nói, bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” – tác phẩm được xem như bản tổng kết về cuộc đời của Nguyễn Công Trứ là một trong số những sáng tác tiêu biểu nhất của ông.
Mở bài mẫu 5
Nguyễn Công Trứ, cái tên thật sự quen thuộc và gần gũi mà từ xưa đến nay vẫn được bao người dân Việt Nam nhắc đến như một sự biết ơn trân trọng về công lao khai phá ra hai vùng đất trù phú: Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình). Song không vì thế mà ta có thể quên đi một Nguyễn Công Trứ, nghệ sĩ tài hoa, một nhân cách đã khẳng định được cái bản ngã của chính mình, để từ đó định hình nên một tính cách, một bản lĩnh trong cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật. “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ sẽ cho ta thấy rõ cái bản lĩnh riêng không thể trộn lẫn ấy của ông.
Mở bài mẫu 6
Nguyễn Công Trứ là một người thông minh, tài hoa, có cá tính nhưng cuộc đời làm quan nhiều thăng trầm. Ông đã để lại cho lớp thế hệ sau nhiều sáng tác độc đáo bằng chữ nôm và có thể nói hát nói là thể loại ông ghi dấu nhiều thành công nhất. Trong thể loại hát nói, “Bài ca ngất ngưởng” có thể xem là một trong số những sáng tác tiêu biểu nhất của ông. Tác phẩm đã thể hiện rõ bản lĩnh cá nhân của nhà thơ đồng thời gợi lên trong mỗi người những bài học có giá trị sâu sắc.
Mở bài mẫu 7
Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) là nhà thơ lớn của dân tộc ta trong nửa đầu thế kỉ XIX. Văn chương lỗi lạc, có tài kinh bang tế thế, lưu danh sử sách. Lúc sống cuộc đời một hàn sĩ, lúc cầm quân chinh chiến, lúc làm lính thú, lúc làm đại quan. Vinh nhục đã từng, thăng trầm đã trải, nhưng lúc nào ông cũng hăm hở chí nam nhi, sòng phẳng với nợ tang bồng, sống vì một khát vọng phi thường.
Mở bài mẫu 8
Mỗi con người tạo nên một tính cách, mỗi nhà văn cũng có một phong cách riêng cho mình nhưng đặc biệt là có những tính cách nổi bật khiến người ta nhắc đến là nhớ ngay đến người đó. Và Nguyễn Công Trứ có một tính cách đặc biệt như thế, ông được biết đến với một cá tính đặc biệt, mạnh mẽ “ngất ngưởng”. chính cá tính ấy làm cho người ta nhớ đến ông nhiều hơn. Đặc biệt cá tính của ông được thể hiện rất rõ trong bài thơ bài ca ngất ngưởng.
Mở bài mẫu 9
Nguyễn Công Trứ là một nhà thơ tài năng, văn võ song toàn. Không chỉ vậy, ông còn có đóng góp đặc biệt cho sự phát triển của thể loại hát nói. Bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” là một trong những tác phẩm như thế. Sáng tác vào năm 1848, khi Nguyễn Công Trứ cáo quan về ở ẩn, bài thơ thể hiện quan niệm sống ngất ngưởng độc đáo đồng thời định hình phong cách sống “ Nhà nho tài tử” đầy tính nhân văn của tác giả.
Xem thêm: Phân tích Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
Mở bài nhân cách nhà nho trong Bài ca ngất ngưởng
Mở bài mẫu 1
Nguyễn Công Trứ là người có tài có chí có đức. Xuất thân dòng dõi Nho gia, ngay từ nhỏ đã học vỡ lẽ sách thánh hiền, thi cử đỗ đạt và ra làm quan lớn dưới các triều đại của nhà Nguyễn. Ông không chỉ là nhà quân sự, chính trị tài ba mà còn là một nhà thơ tài năng dùng thơ ca để “tỏ chí” và khẳng định bản thân. Trong các tác phẩm văn chương của ông tiêu biểu nhất là “Bài ca ngất ngưởng” thể hiện nhân cách nhà Nho chân chính nhưng có nhiều nét khác biệt vượt lên lễ giáo nho gia làm nên một nhân cách mới mang đặc trưng riêng của Nguyễn Công Trứ.
Mở bài mẫu 2
Nguyễn Công Trứ là người học rộng, tài cao, làm nhiều chức quan lớn trong triều đình. Nhưng cuộc đời ông cũng gặp rất nhiều khó khăn, trắc trở trên con đường hoạn lộ, khi đang làm chức quan lớn trong triều, ông đột ngột bị giáng chức, nhưng khí chất của một nhà nho chân chính thì không gì có thể lay chuyển được. Ông vẫn giữ lối sống “ngất ngưởng” khác thường. Vẻ đẹp của nhà nho chân chính đã được thể hiện trọn vẹn trong tác phẩm Bài ca ngất ngưởng của ông.