Văn mẫu lớp 11: Vẻ đẹp của những yếu tố tượng trưng trong bài thơ Tình ca ban mai

Văn mẫu lớp 11: Vẻ đẹp của những yếu tố tượng trưng trong bài thơ Tình ca ban mai

Văn mẫu lớp 11: Vẻ đẹp của những yếu tố tượng trưng trong bài thơ Tình ca ban mai  mang đến bài văn mẫu khác nhau cực hay. Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo về nghị luận về một tác phẩm thơ.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 11: Vẻ đẹp của những yếu tố tượng trưng trong bài thơ Tình ca ban mai

Văn mẫu lớp 11: Vẻ đẹp của những yếu tố tượng trưng trong bài thơ Tình ca ban mai

Tình ca ban mai của Chế Lan Viên đã cho chúng ta thấy được tài năng sáng tạo cùng sự khéo léo trong xoay chuyển những thủ pháp nghệ thuật của mình. Chỉ với các dòng thơ nhẹ nhàng, đầy chất tình đã làm nên nét riêng ấn tượng cho tài năng của nhà thơ. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bài văn mẫu Phân tích bài thơ Sông Đáy.

Vẻ đẹp của những yếu tố tượng trưng trong Tình ca ban mai

“Tình ca ban mai” của chàng thi sĩ Chế Lan Viên đã để lại cho độc giả rất nhiều ấn tượng sâu sắc, về một bản nhạc lòng tấu lên những giai điệu ngọt ngào, dịu êm giữa muôn vàn thanh điệu của bản ca tình yêu.

“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”

Ngay từ nhan đề của bài thơ đã gợi cho độc giả về sự sâu lắng, dịu ngọt rất đỗi êm đềm: “Tình ca ban mai”. Có lẽ bởi đây không chỉ là một bài thơ mà còn là một bài ca về thứ tình yêu của một thời tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, tràn đầy sức sống cùng những đam mê cháy bỏng. “Tình ca ban mai” phải chăng là một khúc nhạc du dương cất lên từ tiếng lòng rạo rực nỗi yêu thương, của một tình yêu hồn nhiên, trong sáng, nồng đượm như một buổi sáng của sớm mai, của một trái tim tình yêu tha thiết vào sự vĩnh cửu của một tình yêu thủy chung, đẹp đẽ?.

Bóng dáng nhà thơ Chế Lan Viên thấp thoáng ẩn sau những vần thơ tâm sự rất đỗi chân thật của một người đang yêu:

“Em đi như chiều đi,
Gọi chim vườn bay hết”

Sự vận động giờ đây không phải chỉ là của riêng mình em nữa mà đã lan sang cả cảnh vật: Em đi “như chiều đi” và chim vườn thì “bay hết”. Em đã “đánh cắp” trái tim anh, làm cho lòng anh cứ hoài nhớ nhung tha thiết. Câu chữ như khắc khoải nhưng cũng đong đầy niềm thương yêu. “Em đi – như chiều đi”. Em là ánh sáng, là hơi thở, là trung tâm của sự sống, em đi rồi chỉ còn niềm cô đơn bao vây lấy tâm hồn anh. Có thể nói ngay từ những câu thơ đầu tiên tác giả đã nói về vai trò và sức mạnh quan trọng của “em” đối với anh, không biết từ lúc nào, bóng dáng em đã in hằn trong tâm trí và trái tim của anh.

“Em về, tựa mai về,
Rừng non xanh lộc biếc”

Sang đến khổ thơ thứ hai nỗi buồn và sự cô đơn đã không còn nữa, bởi giờ đây em đã “về”. Khi có em lòng anh bỗng thấy thật vui, em mang một sức sống tươi mới, làm cho cảnh vật cũng vì thế mà đâm chồi nảy nở. Không còn là nỗi buồn, niềm khắc khoải, bao nhiêu nỗi nhớ trong anh đã kết lại thành niềm vui sướng khôn xiết.

“Em ở, trời chưa ở,
Nắng sáng màu xanh che”

Trong đôi mắt của người người đang yêu, vạn vật trở nên thật đẹp đẽ, tất cả dường như bừng sáng lên từ lúc “em về” đến khi “em ở”. Em chính là vầng sáng tinh tú nhất thế gian xua tan đi màn đêm u tối, mờ mịt. “màu xanh che” của “nắng sáng” đây chỉ là những cảnh tượng thường ngày vẫn trông thấy, nhưng sao từ khi có em mọi vật đều trở nên tươi xinh, thanh tao biết bao.

“Tình em như sao khuya
Rải hạt vàng chi chít”

Đã không chỉ là em giờ đây đã là “tình em” , em mang theo một trái tình nồng cháy, chân thành, nhất mực thuỷ chung giống như những đốm “sao khuya”. Dù cho chỉ là những đốm sáng nhỏ bé, li ti như “rải hạt vàng chi chít” nhưng chỉ thế thôi anh cũng cảm nhận được tình cảm em dành cho sâu đậm đến nhường nào. Điều đặc biệt ở đây là Chế Lan Viên đã không so sánh “tình em” với hình ảnh “vầng trăng”, bởi có lẽ trăng dù sáng đến mấy nhưng cũng có lúc mờ; còn cánh đồng bạt ngàn sao “chi chít” kia thì đêm nào chúng cũng nhấp nháy, lung linh một khoảng trời rộng lớn.

“Sợ gì chim bay đi,
Mang bóng chiều bay hết”

Tác giả đặt hai chữ “sợ gì” lên đầu câu thơ dường như khẳng định cho việc anh đã quyết định lấy hết can đảm để bày tỏ với nàng.

“Tình ta như lộc biếc
Gọi ban mai lại về
Dù nắng trưa không ở
Ta vẫn còn sao khuya”

Anh càng ép bản thân quên em, nhưng chẳng hiểu sao lại thấy nhớ em hơn, càng muốn buông bỏ, coi nhẹ tầm quan trọng của em thì lại càng nhận ra em quan trọng đến nhường nào. Nếu như ở bốn khổ thơ trước ta chỉ thấy xuất hiện của “em” và “tình em” thì với bốn khổ thơ sau, ta nhận thấy được sự chuyển biến rõ rệt khi tác giả đã nâng chuyện tình cảm của mình lên một bước cao hơn đó là “tình ta”. Giờ đây tình yêu song phương đã được hợp nhất, đã có đủ cả anh và em.

Niềm tin vào tình cảm của đôi ta đã gieo cho anh niềm tin vững chãi để xua tan những nỗi sợ hãi, lo âu. Tình cảm nồng thắm, đồng điệu đều từ cả hai phía sẽ giúp đôi ta vượt qua tất cả để đến với ánh sáng của buổi sớm mai và ngập tràn “rải hạt vàng chi chít”:

“Hạnh phúc trên đầu ta,
Rải hạt vàng chi chít”

Câu thơ cuối cùng được tác giả tách ra thành một khổ riêng biệt:

“Mai, hoa em lại về”

Tác giả đặt dấu phẩy ở sau chữ “mai” dường như là sức mạnh để, tiếp thêm động lực về niềm tin sắt đá trong anh. Và có lẽ, chỉ có riêng nhà thơ Chế Lan Viên mới lựa chọn cách nói “hoa em” thật hay, thật khéo léo và tài tình đến như vậy.

Với thiên phú và tài năng trong các mảng thơ về đề tài tình yêu kết hợp cùng những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng một cách tài hoa, cấu trúc các dòng thơ tương xứng, hài hòa… Chế Lan Viên đã tạo nên một Tình ca ban mai với nét riêng biệt đầy ấn tượng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *