Đàn ghi ta của Lor-ca là tác phẩm được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Đây cũng là một trong những tác phẩm trọng tâm của kì thi THPT Quốc Gia.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 12: Dàn ý bài Đàn ghi ta của Lor-ca (3 mẫu)
Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 12: Dàn ý bài Đàn ghi ta của Lor-ca. Tài liệu dưới đây sẽ tổng hợp các mẫu dàn ý của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca. Mời các bạn học sinh tham khảo sau đây.
Dàn ý bài Đàn ghi ta của Lor-ca
Dàn ý phân tích Đàn ghi ta của Lor-ca
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Thanh Thảo, bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca.
- Cảm nhận chung về bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca.
II. Thân bài
1. Lor-ca, người nghệ sĩ tự do, cô đơn với khát vọng cách tân nghệ thuật
– “những tiếng đàn bọt nước”: hình ảnh tượng trưng, sử dụng biện pháp tu từ chuyển đổi cảm giác âm thanh được cảm nhận bằng thị giác. Qua đó, gợi sự sáng tạo mong manh, ngắn ngủi, tan vỡ đột ngột nhưng sinh sôi bất tận.
– “Áo choàng đỏ gắt”: hình ảnh thực, tượng trưng thể hiện đấu trường quyết liệt, nơi người nghệ sĩ đang đương đầu với những thế lực tàn bạo, hà khắc
– Trên con đường đấu tranh cho tự do và cái mới, người nghệ sĩ luôn phải hành trình cô đơn, đơn độc: lang thang, miền đơn độc, yên ngựa mỏi mòn, vầng trăng chếnh choáng…
– “Li-la li-la li-la”: nghệ thuật láy ấm, gợi hợp âm của tiếng đàn
=> Vẻ đẹp của Lor-ca, một người nghệ sĩ luôn khao khát cách tân nghệ thuật.
2. Cái chết đầy oan khuất của Lor-ca
– Hình ảnh đối lập: “hát nghêu ngao – áo choàng bê bết đỏ”, tượng trưng cho sự đối lập giữa khát vọng tự do của người nghệ sĩ với những thế lực phát xít tàn bạo.
– Nghệ thuật hoán dụ:
- Tiếng đàn ghi ta nâu: màu của đất, có thể là màu của cây đàn ghi ta; nhưng cũng có thể là màu mắt của cô gái di-gan sống trên thảo nguyên.
- tiếng ghi ta lá xanh biết mấy: gợi sức sống bền bỉ, mãnh liệt
- tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan: sự mong manh, dễ vỡ
- áo choàng bê bết đỏ: gợi về cái chết của Lor-ca
- “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”: tiếng đàn giống như một sinh thể có hồn, bị hủy hoại để rồi vỡ tan tành, chảy thành từng dòng máu.
=> Hệ thống hình ảnh vừa mang tính tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, ẩn dụ, qua đó, tác giả thể hiện cái chết đầy bi thảm của Lor-ca
3. Niềm thương xót Lor-ca và suy tư về cuộc giải thoát, giã từ của Lor-ca
a. Niềm thương xót Lor-ca
– “tiếng đàn”: ẩn dụ cho nghệ thuật của Lor-ca, tình yêu con người, tình yêu tự do mà ông suốt đời theo đuổi
– “không ai chôn chất tiếng đàn”: xót thương cho cái chết của một thiên tài, cho con đường cách tân nghệ thuật còn giang dở không có ai tiếp nối.
– So sánh “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”: sức sống mãnh liệt, cái đẹp không thể bị hủy diệt.
– Hình ảnh so sánh, tượng trưng:
- Giọt nước mắt: cảm thông, uất hận trước cái chết của người nghệ sĩ thiên tài.
- Vầng trăng: tượng trưng cho cái đẹp, cho nghệ thuật của Lor-ca.
=> Cấu trúc gián đoạn, bày tỏ sự xót thương, trân trọng, niềm tin của tác giả vào sự bất tử của Lor-ca.
b. Suy tư về cuộc đời và sự giải thoát của Lor-ca
– Nghệ thuật đối lập chỉ sự ngắn ngủi, số phận bé nhỏ của con người trước cuộc sống vô tận: đường chỉ tay đã đứt – dòng sông rộng vô cùng
– Hành động:
- Ném lá bùa vào vào xoáy nước
- Ném trái tim vào cõi lặng im
=> Đó là sự giã từ và giải thoát, cũng là một sự lựa chọn.
– Giai điệu “Li-la li-la li-la”: tiếng ghi ta bất tử dùng người nghệ sĩ đã chết, có thể là vòng hoa tử đinh hương viếng linh hồn Lor-ca.
III. Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca.
Xem thêm Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca
Dàn ý phân tích nhân vật Lor-ca trong Đàn ghi ta của Lor-ca
I. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Thanh Thảo, bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca.
- Giới thiệu về nhân vật Lor-ca, nhân vật trung tâm của bài thơ.
II. Thân bài
1. Lor-ca người nghệ sĩ tự do, cô đơn
– “những tiếng đàn bọt nước”: những dự cảm không lành vì ngắn ngủi, mong manh của số phận người nghệ sĩ bạc mệnh.
– “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”: cuộc đấu tranh giữa người nghệ sĩ tài năng với bọn phát xít độc tài.
– “đi lang thang về miền đơn độc/với vầng trăng chếnh choáng/trên yên ngựa mỏi mòn”: Lor-ca như một người hùng tự do nhưng đơn độc trên trên con đường đấu tranh cho sự cách tân nghệ thuật, cho nền dân chủ.
2. Lor-ca với một cái chết đầy oan khuất
– Lor-ca đầy khí phách, yêu đời, “nghêu ngao” những lời ca ngợi ca tự do trên quê hương Tây Ban Nha của mình.
– Cái chết oan khuất, bi thảm “bỗng” ập đến với người nghệ sĩ, người hùng ấy. Cả đất nước “Tây Ban Nha” “kinh hoàng”, nuối tiếc trước sự ra đi của chàng, của nghệ thuật chân chính.
– Dù đối diện trước cái chết, Lor-ca vẫn hiên ngang, say sưa trong miền cách tân nghệ thuật “chàng đi như người mộng du”.
3. Lor-ca người nghệ sĩ bất tử cùng nghệ thuật chân chính
– “tiếng ghi ta nâu/bầu trời cô gái ấy”: màu nâu gợi đến màu của vỏ đàn, của đất mẹ, màu của đôi mắt, mái tóc, làn da người thương. Đó là những cảm hứng trong nghệ thuật của Lor-ca (vì quê hương, vì tình yêu và vì chính nghệ thuật).
– “tiếng ghi ta lá xanh”: nghệ thuật của Lor-ca gắn với tuổi trẻ, sức sống bền bỉ.
– “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan” “tiếng ghi ta ròng ròng/máu chảy”: biểu trưng về sự mong manh của nghệ thuật, về cái chết của người nghệ sĩ.
– Số phận của nghệ thuật Lor-ca sau khi chàng mất:
- “Không ai chôn … mọc hoang”: hành trình cách tân nghệ thuật của Lor-ca không còn ai bước tiếp, bởi vậy nghệ thuật như bị bỏ hoang.
- Mặt khác, dù Lor-ca đã mất nhưng nghệ thuật vẫn bất diệt, tồn tại với thời gian với sức sống mãnh liệt như cỏ hoang.
– “giọt nước mắt” là sự tiếc thương, “vầng trăng” là niềm tin nghệ thuật, dù ở nơi tối tăm sâu thẳm thì tâm hồn trong sáng của người nghệ sĩ vẫn soi tỏ cho thế hệ sau.
– Lor-ca đã mất “đường chỉ tay đã đứt”, chàng giã từ cuộc đời hữu hạn để đến thế giới vô hạn bằng phương tiện “chiếc ghi ta” là biểu tượng của nghệ thuật.
– “ném lá bùa”, “ném trái tim”: hành động giải thoát của Lor-ca sau khi chết. Người nghệ sĩ chân chính ý thức được “cái chết” của bản thân là để nghệ thuật được tái sinh mạnh mẽ, để hệ sau tiếp tục cách tân. (Liên hệ mở rộng: ý thức của Lor-ca cũng thể hiện qua lời đề từ của bài thơ “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”: đó là sự gắn bó của Lor- ca với nghệ thuật, cũng là thông điệp muốn thế hệ sau vượt qua án ngữ nghệ thuật của mình).
– Giai điệu “Li-la li-la li-la”: tiếng ghi ta bất tử dùng người nghệ sĩ đã chết, có thể là vòng hoa tử đinh hương viếng linh hồn Lor-ca.
III. Kết bài
- Khái quát lại hình tượng nhân vật Lor-ca được khắc họa trong bài thơ.
- Cảm nhận chung về nhân vật Lor-ca.
Xem thêm Phân tích nhân vật Lor-ca trong Đàn ghi ta của Lor-ca
Dàn ý cảm nhận tiếng đàn trong Đàn ghi ta của Lor-ca
I. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Thanh Thảo, bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca.
- Dẫn dắt giới thiệu đến hình tượng trung tâm của bài thơ: tiếng đàn của Lor-ca.
II. Thân bài
– Đàn ghi ta là nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây Ban Nha (tên gọi khác là Tây Ban cầm). Như vậy, tiếng đàn là biểu trưng cho đất nước Tây Ban Nha.
– Trong lời đề từ: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”: Tiếng đàn ghi ta gắn bó với vận mệnh và tâm hồn, là những sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ.
– Ở khổ thơ đầu, chuỗi âm thanh tiếng đàn vang lên da diết “Li-la li-la li-la” gợi hình ảnh người người nghệ sĩ say sưa trong nghệ thuật, gợi không gian tràn ngập âm nhạc của Tây Ban Nha.
– Hình ảnh “tiếng đàn bọt nước”: nghệ thuật của Lor-ca lung linh như bọt nước, nhưng lại có thể vỡ tan bất cứ lúc nào, hình ảnh như điềm báo cho số phận ngắn ngủi của Lor-ca.
– Tiếng đàn là thế giới giới của những cách tân nghệ thuật mà Lor-ca say mê:
- “tiếng ghi ta nâu/bầu trời cô gái ấy”: màu nâu có thể là màu của vỏ đàn, của đất đai quê hương, của đôi mắt, màu da, mái tóc cô gái, Lor-ca sáng tác vì quê hương, tình yêu, vì tình yêu, vì chính nghệ thuật.
- “tiếng ghi ta lá xanh”: nghệ thuật của Lor – ca luôn dồi dào sức sống tuổi trẻ.
- “tiếng ghi ta tròn bọt”: gợi đến thứ nghệ thuật trong trẻo, hoàn mĩ, tuyệt đích
– Thế nhưng, tiếng tiếng ghi ta, nghệ thuật của Lor-ca lại chịu số phận đau thương:
- “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan”: dù đẹp, dù lung linh nhưng nghệ thuật ấy lại “vỡ tan” dưới tay bọn phát xít tàn ác.
- “tiếng ghi ta ròng ròng/máu chảy”: tiếng ghi ta như hòa làm một với người nghệ sĩ, chịu chung nỗi đau, cái chết với người nghệ sĩ. Đó là sự gắn bó giữa người nghệ sĩ và nghệ thuật. Câu thơ cũng thể hiện sự phẫn uất của tác giả trước cái chết mà bọ phát xít gây ra cho Lor- ca.
– Sau khi Lor-ca chết đi, tiếng ghi ta, nghệ thuật Lor-ca vẫn không thể bị chôn vùi, thậm chí còn có sức sống mãnh liệt: “không ai chôn cất tiếng đàn/tiếng đàn như cỏ mọc hoang”. Sau khi Lor-ca mất, không còn ai bước tiếp con đường cách tân nghệ thuật, khiến nghệ thuật như bị bỏ hoang.
– Hình ảnh “Lor-ca bơi sang ngang/trên chiếc ghi ta màu bạc”: chiếc ghi ta, nghệ thuật chính là phương tiện để Lor-ca từ giã thế giới hữu hạn đến với thế giới vô hạn. Chiếc ghi ta như hóa thành thứ vũ khí đầy quyền năng của người nghệ sĩ.
– Âm thanh tiếng đàn cuối bài thơ: kết cấu đầu cuối tương ứng, là sự vang vọng mãi tiếng đàn của Lor-ca trong lòng tác giả và những người yêu nghệ thuật chân chính. Là sự vĩnh cửu của nghệ thuật.
III. Kết bài
Khái quát lại giá trị của tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca.
Xem thêm Cảm nhận tiếng đàn trong Đàn ghi ta của Lor-ca