TOP 4 mẫu dàn ý nghị luận Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn gồm cả bài làm ngắn gọn và đầy đủ để các bạn tham khảo, lựa chọn theo sức viết của mình, giúp các bạn học môn Ngữ văn tốt hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn (4 Mẫu)
Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn của Tố Hữu là câu nói rất hay như một băn khoăn, trăn trở của nhà thơ cũng là lời nhắc nhở cho tất cả chúng ta về cách lựa chọn lối sống lành mạnh, phù hợp, vừa hoàn thiện nhân cách vừa mang lại giá trị cho đời. Bên cạnh dàn ý Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn các bạn xem thêm dàn ý nghị luận Tình thương là hạnh phúc của con người và nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 12.
Dàn ý Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn hay nhất
Dàn ý Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn
1. Mở bài
– Cuộc sống vốn muôn màu muôn vẻ, trong một cộng đồng rộng lớn, mỗi cá nhân lại có những nét riêng biệt để phân biệt lẫn nhau.
– Thế nhưng dù có khác biệt đến mấy, thì xã hội vẫn luôn mong muốn và hướng con người đến một lối sống đẹp, sống văn minh, bằng nhiều hình thức định hướng, giáo dục từ gia đình đến nhà trường.
– Có thể nói sống đẹp được coi là một tiêu chuẩn chung mà con người luôn hướng đến trong xã hội kể cả trong quá khứ lẫn hiện tại.
2. Thân bài
*Định nghĩa và biểu hiện của sống đẹp:
– Sống đẹp là một khái niệm rộng, thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau.
– Một người sống đẹp tức là một người luôn có những ước mơ và lý tưởng tốt đẹp, luôn nỗ lực hết mình để lao động, để sáng tạo sớm ngày chạm tay vào ước mơ, vào mục tiêu mà mình đã đặt ra.
– Đề cao việc tu dưỡng rèn luyện phẩm cách đạo đức, sống có lòng tự trọng, nhân ái, con người đối xử với nhau một cách chân thành và cao thượng, biết khoan dung cho nhau.
– Biết im lặng để lắng nghe nhiều hơn, biết chia sẻ, biết cảm thông, tôn trọng và yêu thương gia đình, không tùy tiện phán xét hay chỉ trích một người nào đó.
– Nghiêm túc chấp hành pháp luật, là một công dân gương mẫu, có lòng tự tôn dân tộc, có lòng yêu nước tha thiết, sẵn sàng ra đi khi Tổ quốc gọi tên
– Không bị cám dỗ bởi những giá trị tầm thường, những thói hư tật xấu, đặt lợi ích của tập thể lên trên nhu cầu của cá nhân.
*Ý nghĩa của việc sống đẹp:
– Người sống đẹp trước hết sẽ được mọi người trong xã hội yêu quý, được tôn trọng, ngưỡng mộ, thành công hơn trong cuộc sống.
– Giúp xã hội ngày càng văn minh và phát triển hơn, giảm thiểu những tệ nạn, những vấn đề khiến dư luận phải đau đầu.
– Một người sống đẹp sẽ là tấm gương sáng cho con cháu noi theo, dù khi đã về với cát bụi cũng được mọi người nhắc đến với tấm lòng ngưỡng mộ và trân trọng.
*Thực trạng hiện nay:
– Sự du nhập văn hóa nước ngoài khiến một bộ phận lớn giới trẻ hiểu sai và có suy nghĩ lệch lạc, thậm chí cổ súy cho lối sống Tây-ta hỗn loạn, xa rời đi những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
– Dần coi thường việc tu dưỡng đạo đức và tri thức, quên đi việc bồi dưỡng tâm hồn để sa đà lãng phí thời gian vào những thứ vô bổ như mạng xã hội, game, những cuộc tụ tập chè chén vô nghĩa.
– Xã hội ngày càng trở nên vô cảm, thiếu hơi ấm của tình người. Tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, do lối sống sa ngã, suy đồi đạo đức, dẫn tới một xã hội rối ren và phức tạp khó kiểm soát.
– Sống không hề có lý tưởng có ước mơ, cổ súy tư tưởng thích hưởng thụ, tinh ăn lười làm, lười sáng tạo, lãng phí thanh xuân.
* Bài học:
– Con người phải luôn nỗ lực và cố gắng có được lối sống đẹp, để không trở thành nỗi thất vọng của gia đình, nhà trường, không trở thành gánh nặng cản trở bước phát triển của đất nước.
– Đối với các em học sinh, việc cần thiết nhất là chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức, nghe lời dạy bảo của thầy cô cha mẹ, tuân thủ nội quy trường lớp, xác định cho mình ước mơ và lý tưởng, cũng như những mục tiêu gần và nỗ lực hết mình để hoàn thành nó.
3. Kết bài
– Sống đẹp chưa bao giờ là khó khăn, chỉ cần tâm hồn chúng ta luôn hướng về cái đẹp, cái thiện ắt sẽ tự rèn cho mình một lối sống đẹp.
– Sống đẹp khiến tâm hồn con người trở nên thư thả, cuộc sống hạnh phúc, dù gặp bất kỳ khó khăn nào cũng không cảm thấy nản chí.
Dàn ý suy nghĩ về Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn
1. Mở bài
– Giới thiệu, dẫn dắt để nêu vấn đề
- Trực tiếp: nêu ngay câu thơ của Tố Hữu và nội dung, mục đích của câu thơ.
- Gián tiếp: lựa chọn lối sống là vấn đề vô cùng khó khăn, đặc biệt đối với bạn trẻ.
- Phản đề: nêu thực trạng một bộ phận thanh thiếu niên sống ích kỷ, trục lợi.
– Nêu vấn đề: vấn đề sông đẹp mà cầu thơ của Tố Hữu đưa ra là vấn đề con người cần nhận thức và rèn luyện một cách đúng đắn, tích cực
2. Thân bài
A. Giải thích nội dung, ý nghĩa câu thơ của Tố Hữu.
– Câu thơ của Tố’ Hữu viết dưới dạng một câu hỏi, nêu lên vấn đề sống đẹp trong cuộc sống mỗi con người.
– Sống đẹp là một đòi hỏi tất yếu của loài người từ khi xã hội xuất hiện Hiển văn minh, văn hóa.
– Sống đẹp: sống có ý nghĩa, sông có ích cho cộng đồng, quốc gia dân tộc, người khẳng định năng lực bản thân, giá trị của mỗi cá nhân; sống khiến
– Bị người khác cảm phục, yêu mến, kính trọng, noi theo; sông với tâm hồn, tình cảm nhân cách, suy nghĩ khát vọng chính đáng, cao đẹp.
– Câu thơ của Tố’ Hữu là lời chất vấn, thực chất là lời nhắc nhở định con người cần rèn luyện cách sống đẹp.
B. Biểu hiện của lối sống đẹp
– Sống có lí tưởng, mục đích đúng đắn, cao đẹp:
- Sống tự lập, có ích cho xã hội.
- Sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng.
- Sống có ước mơ, khát vọng, hoài bão vươn lên, khẳng định giá trị, năng lực bản thân.
– Sống có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu:
- Sống hiếu nghĩa với người thân.
- Quan tâm, yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh.
- Dũng cảm, lạc quan, giàu ý chí. nghị lực.
- Không chạy theo lối sống lập dị, không phù hợp với truyền thống, thẩm mĩ, văn hóa dân tộc.
– Sống không ngừng học hỏi, mở mang trí tuệ, bồi bổ kiến thức:
- Học đế biết, để có kiến thức về các lĩnh vực xã hội, để khám phá chính mình.
- Học để sống có văn hóa, tiến bộ.
- Học để làm, để chung sống, để khẳng định chính mình.
– Sống phải hành động lương thiện, tích cực:
- Không nói suông mà phải có hành động cụ thể để chứng tỏ lối sống đẹp.
- Hành động cần có tính xây dựng, tránh vì lợi ích cá nhân mà gây bất lợi cho lợi ích tập thể.
C. Phê phán quan niệm và lối sống không đẹp.
– Thói ích kỉ, vụ lợi không lường làm cho con người nhỏ nhen, ti tiện, vô cảm mà còn gây những hậu quả xấu cho xã hội: như nạn tham ô, phạm pháp,
– Thói sống buông thả, tùy tiện, thiếu lí tưởng dẫn đến tình trạng tha hóa nhân cách, sống vô nghĩa, không có mục đích, vô giá trị, sống thừa.
– Thói lười nhác trong lao động, học tập dẫn đến ngu dốt, thiếu kĩ năng sống, kĩ năng làm việc và quan hệ xã hội.
– Sống vô cảm, thiếu tình yêu thương, lòng trắc ẩn … dẫn đến cô độc, thiếu tính nhân văn.
– Phương hướng rèn luyện lối sống đẹp.
– Tích cực học tập trong cuộc sống, lịch sử, sách vở.
– Xác định mục đích sống rõ ràng.
– Rèn luyện đạo đức, tinh thần lao động, mở mang tri thức.
3. Kết bài
– Khẳng định ý nghĩa tích cực của lối sống đẹp
- Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người, là tiêu chí đánh giá giá trị con người.
- Câu thơ của Tố Hữu có ý nghĩa nhắc nhở, gợi mở về lối sống đẹp, nhất là cho thế hệ trẻ ngày nay.
Dàn ý nghị luận về Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn
I. Mở bài
– Dẫn dắt vào vấn đề: lựa chọn lối sống là vấn đề khó khăn đối với nhiều bạn trẻ.
– Giải thích mục đích, ý nghĩa câu thơ: là sự băn khoăn, trăn trở về một lẽ sống đẹp, đó là câu hỏi cả nhiều người không riêng gì nhà thơ Tố Hữu.
II. Thân bài
1. Sống đẹp là như thế nào
– Sống đẹp là sống thật con người mình, sống là mình một cách chân thành, sống không trái với lương tâm của một con người.
– Sống đẹp là sống yêu thương, trân trọng, sẻ chia với mọi người, trân trọng những gì mình có, đồng thời cũng biết căm ghét những điều xấu xa
– Sống đẹp là biết cố gắng, nỗ lực hoàn thiện bản thân, có ước mơ, có nghị lực thực hiện ước mơ.
– Sống đẹp không chỉ là sống cho riêng mình mà là dùng tài năng, công sức của mình để cống hiến làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
2. Ý nghĩa của việc sống đẹp
– Sống đẹp khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa, “sống” theo đúng nghĩa chứ không phải sự tồn tại đơn thuần: đời sống tinh thần phong phong phú hơn.
– Khi ta có một cách sống đẹp, bản thân mới thực sự có giá trị, ta sẽ nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ người khác.
– Nếu mỗi người đều có một lối sống tích cực thì sẽ không còn khoảng cách giữa người nữa.
3. Bàn luận, mở rộng
– Bên cạnh những người có lối sống đẹp lại có những người sống tiêu cực: ích kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, sống vô cảm, thờ ơ, sa vào tệ nạn, …
– Sống đẹp không phải chỉ ngày một ngày hai có thể làm được, nó thể hiện ở những hành động nhỏ nhất trong suốt đời người.
4. Liên hệ bản thân
– Có thái độ phê phán, lên án với những người có lối sống tiêu cực.
– Luôn mở rộng lòng mình để yêu thương, sẻ chia nhiều hơn với người thân, gia đình và những người xung quanh.
– Là học sinh cần phải biết định hướng lối sống lành mạnh, không ngừng nỗ lực học tập để hoàn thiện bản thân góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
– Cần tỉnh táo để tránh xa lối sống ăn chơi, xa đọa
III. Kết bài
– “Khi bạn ra đời, bạn khóc, mọi người cười” nhưng hãy sống sao để “khi chết đi mọi người khóc còn bạn cười”.
Lập dàn ý về Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn
1. Mở bài:
– Câu thơ: Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn? trích từ bài Một khúc ca của nhà thơ Tố Hữu, sáng tác năm 1979, sau khi đất nước hòa bình thông g nhất được bốn năm.
– Trong hoàn cảnh cả dân tộc hăng hái bắt tay vào sự nghiệp xây dựng Tổ quốc thì mọi người cần phải có quan điểm sống đúng đắn. Xã hội không chấp nhận lối sống cá nhân ích kỉ.
2. Thân bài:
a. Giải thích: Thế nào là sống đẹp?
– Quan niệm sống đẹp của dân tộc Việt Nam đã có từ ngàn xưa. Đó là nếp sống trong sạch, thanh cao, nhân ái.
– Ở thế kỉ XV, Nguyễn Trãi cũng nêu cao quan điểm sống đẹp: Tiên thiên hạ chi ưu, nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc. (Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ).
– Ở thế kỉ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động, khuyến khích và cổ vũ phong cách sống: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Bản thân Bác là tấm gương tuyệt vời cho nhân dân noi theo.
b. Chứng minh
– Bằng cuôc đời phấn đấu, hi sinh vì nước, vì dân của Bác.
– Bằng tinh thần yêu nước, quyết chiến quyết thắng của tuổi trẻ Việt Nam thời đánh Mĩ.
– Bằng các phong trào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời bình, (Nêu một số gương sáng tiêu biểu trong thực tế cuộc sống).
3. Kết bài:
– Sống đẹp là quan điểm sống đúng đắn, đáng ca ngợi.
– Ai cũng cố gắng sống đẹp thì đất nước sẽ phát triển rất nhanh.