Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận Tình thương là hạnh phúc của con người (3 Mẫu)

Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận Tình thương là hạnh phúc của con người (3 Mẫu)

TOP 3 dàn ý Tình thương là hạnh phúc của con người gồm cả mẫu ngắn gọn và đầy đủ để các bạn tham khảo nhanh chóng nắm được các luận điểm, luận cứ cần triển khai trong bài văn nghị luận.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận Tình thương là hạnh phúc của con người (3 Mẫu)

Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận Tình thương là hạnh phúc của con người (3 Mẫu)

Tình thương là hạnh phúc của con người là một nhận định vô cùng đúng đắn. Sống mà biết yêu thương thì đó một lối sống đẹp và cần phải phát huy. Vì khi đó tình thương sẽ đem lại hạnh phúc cho con người. Bên cạnh dàn ý Tình thương là hạnh phúc của con người các bạn xem thêm dàn ý nghị luận Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn và nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 12.

Lập dàn ý Tình thương là hạnh phúc của con người

    Dàn ý Tình thương là hạnh phúc của con người

    1. Mở bài:

    Hạnh phúc là một khái niệm tinh thần trừu tượng. Tùy theo vai trò, vị trí của từng cá nhân, từ giai cấp trong xã hội mà có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc.

    Nhân dân ta quan niệm: Tình thương là hạnh phúc của con người.

    2. Thân Bài:

    a. Giải thích câu nói: Tình thương là hạnh phúc của con người.

    – Tình thương: là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật (Từ điển tiếng Việt)

    – Hạnh phúc: là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. (Từ điển tiếng Việt)

    – Tại sao Tình thương là hạnh phúc của con người?

    Tình thương khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau.

    Như vậy là thỏa mãn mọi ý nguyện, đã được hưởng sung sướng, hạnh phúc mà tình thương mang lại.

    b. Phân tích để khẳng định, chứng minh các biểu hiện, ý nghĩa của tình thương:

    – Trong phạm vi gia đình:

    • Cha mẹ yêu thương con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản thân để nuôi dạy con cái nên người. Con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, cha mẹ coi đó là hạnh phúc nhất của đời mình.
    • Trong đời người có nhiều nỗi khổ, nhưng con cái không nên danh nên phận hoặc hư hỏng là nỗi đau lớn nhất của cha mẹ.
    • Con cái biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha mẹ, đó là hiếu thảo, là tình thương và hạnh phúc.
    • Tình thương yêu, sự hòa thuận giữa anh em, giữa cha mẹ và con cái tạo nên sự bền vững của hạnh phúc gia đình.

    – Trong phạm vi xã hội:

    • Tình thương chân thành là cơ sở của tình yêu đôi lứa.
    • Tình thương là truyền thống đạo lí: Thương người như thể thương thân; tạo nên sự gắn bó chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng giai cấp, dân tộc.
    • Tình thương mở rộng, nâng cao thành tình yêu nhân loại.

    – Những tấm gương sáng trong lịch sử coi Tình thương là hạnh phúc của con người:

    • Vua Trần Nhân Tông trong một chuyến đi thăm quân sĩ đã cởi áo bào khoác cho một người lính giữa đêm đông lạnh giá.
    • Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng vào sinh ra tử với tướng sĩ dưới quyền trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.
    • Người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi suốt đời đeo đuổi lí tưởng vì dân vì nước, gác sang một bên những oan ức, bất hạnh của riêng mình.
    • Người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuất phát từ lòng yêu nước thương dân trong tình cảnh nô lệ nên đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Phương châm sống đúng đắn của Người là: Mình vì mọi người. Bác luôn lấy tình yêu thương con người là mục đích và hạnh phúc cao nhất của cuộc đời mình.

    c. Phê phán, bác bỏ:

    Lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ người khác…

    d. Liên hệ bản thân:

    Rút ra bài học về phương châm sống xứng đáng là con người có đạo đức, có nhân cách và hành động vì tình thương.

    3. Kết Luận:

    – Khẳng định lại vai trò, và tầm quan trọng của tình thương, ý nghĩa của nó đối với mỗi con người.

    – Khẳng định câu nói trên là đúng đắn.

    Dàn ý nghị luận Tình thương là hạnh phúc của con người

    1. Mở Bài

    Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Tình thương là hạnh phúc của con người”.

    2. Thân Bài

    a. Giải thích ý nghĩa nội dung câu nói

    • Tình thương là một trong những giá trị tinh thần, tình cảm tốt đẹp của con người và được thể hiện qua việc biết quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ người khác vượt qua những khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống.
    • “Tình thương là hạnh phúc của con người”: Câu nói đã khẳng định sức mạnh của tình yêu thương và khẳng định đó là một trong những cội nguồn đem đến hạnh phúc cho con người.

    b. Bàn luận, chứng minh câu nói

    • Tình yêu thương sẽ giúp con người mở lòng lắng nghe, thấu hiểu và sẻ chia những khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống.
    • Tình yêu thương đem lại hạnh phúc cho người cho đi và người nhận.
    • Tình yêu thương giúp con người tránh xa lối sống vô cảm, thờ ơ, vị kỉ.

    c. Lật lại vấn đề

    Lên án, phê phán những con người có lối sống vô tâm, thờ ơ trong xã hội.

    d. Bài học nhận thức và hành động

    3. Kết Bài

    Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề đã bàn luận. Liên hệ bản thân.

    Dàn ý suy nghĩ Tình thương là hạnh phúc của con người

    A. Mở bài.

    Theo như ngạn ngữ Nga đã từng nói “nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”, bởi vậy qua câu nói này chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa to lớn mà tình thương đem lại cho cuộc sống của chúng ta, nó để lại cho chúng ta nhiều bài học có giá trị, bên cạnh đó, tình thương đó cũng chính là hạnh phúc của mỗi con người.

    B. Thân Bài:

    – Tình thương đó là sự rung động, biết khổ đau, đồng cảm và có những chia sẻ đối với mọi người xung quanh, hay đó chính là những sự cảm thông sâu sắc, biết khổ đau và thấu hiểu được nỗi khổ của mọi người, biết thương những mảnh đời bất hạnh, biết lắng nghe, và giúp đỡ những người đang gặp khó khăn.

    – Hạnh phúc đó là cung bậc cảm xúc của mỗi người, đây là cung bậc thể hiện niềm vui, hạnh phúc và qua đó thể hiện nỗi lòng và sự sung sướng khi làm được một điều gì đó có ý nghĩa.

    – Giải thích tại sao tình thương lại đi liền với hạnh phúc.

    – Những người có tình thương là những người luôn biết chia sẻ, thấu hiểu và coi trọng mọi người xung quanh.

    – Chứng minh được ý nghĩa và câu nói trên là hoàn toàn đúng đắn, trong cuộc sống đã có rất nhiều người luôn mong muốn giúp đỡ được những hoàn cảnh khó khăn, để từ đó họ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc hơn.

    – Sống trong xã hội không phải chỉ sống vì bản thân mình, mà cần phải biết thấu hiểu và cần có sự chủ động mạnh mẽ trong việc biết thể hiện cảm xúc, những tình yêu thương và quý mến đối với mọi người xung quanh.

    – Chia sẻ và đồng cảm cho những người nghèo khổ, hay những người đang lâm vào hoàn cảnh đang vô cùng khó khăn.

    – Ý nghĩa của tình thương là gì?

    – Tình thương giúp cho đời sống tinh thần của họ giàu có hơn, cuộc sóng của họ được ngập tràn tình cảm, sự yêu quý và kính trọng của tất cả mọi người.

    – Để có được hạnh phúc, mỗi chúng ta cần phải làm những điều có ý nghĩa cho xã hội, đó là những việc làm có ích, nó đem lại những bài học quý giá, bởi con người không thể sống mà tách rời với xã hội được.

    – Lấy dẫn chứng những bài học trong cuộc sống, tình thương giúp cho những người nghèo khổ có được chỗ dựa vững chắc để vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất, nhưng qua đó tình thương còn làm ấm lên trái tim biết yêu của mỗi người.

    – Từ những tình cảm chân thành đó, tình yêu thương nồng cháy đó, con người biết sống là chính mình, biết rung động, thấu hiểu và yêu thương mọi người xung quanh.

    – Từ những việc làm có ích đó họ thấy được cuộc sống này tràn ngập niềm vui, hạnh phúc và tình thương của họ cũng làm cho đời sống tinh thần của họ được ngập tràn niềm vui, và nhận được những tình cảm quý báu từ mọi người xung quanh.

    C. Kết Luận

    Khẳng định lại vai trò, và tầm quan trọng của tình thương, ý nghĩa của nó đối với mỗi con người.

    Khẳng định câu nói trên là đúng đắn

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *