Dàn ý nghị luận về ý thức tôn trọng người khác sẽ là tư liệu cực kì hữu ích với các bạn học sinh. Qua đó các bạn nhanh chóng nắm được các luận điểm, luận cứ rõ ràng, rành mạch để biết cách viết bài văn nghị luận hay.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận về tôn trọng người khác
Tôn trọng là một thái độ rất đáng quý. Nó mang đến rất nhiều lợi ích cũng như sự tích cực đến cho xã hội. Chính vì vậy, mỗi người cần học cách tôn trọng bản thân cũng như tôn trọng những người xung quanh mình. Vậy sau đây là 2 dàn ý về tôn trọng người khác mời các bạn cùng đón đọc. Ngoài ra các bạn xem thêm dàn ý nghị luận về ô nhiễm môi trường.
Lập dàn ý nghị luận về ý thức tôn trọng người khác
Dàn ý nghị luận về ý thức tôn trọng người khác
I. Mở bài:
– Dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận: Đưa ra một câu nói hay một câu ca dao tục ngữ nói về vấn đề tôn trọng người khác.
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu nói trên nhằm khuyên bảo con người phải biết tôn trọng người khác.
II. Thân bài:
1. Giải thích vấn đề:
– Tôn trọng người khác là: sự hành xử đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm và quyền lợi của mỗi người. Đồng thời phải biết sống hòa hợp, yêu thương mọi người.
– Tôn trọng mọi người xung quanh: không phân biệt địa vị giàu sang hay màu da dân tộc.
=> Điều đó thể hiện một lối sống văn minh của con người hiện đại.
2. Nguyên nhân phải biết tôn trọng người khác:
– Đầu tiên, nếu biết tôn trọng người khác thì bản thân cũng nhận lại được sự tôn trọng của họ.
– Tôn trọng người khác thể hiện chúng ta là người có văn hóa, có lòng tự trọng và giàu lòng trắc ẩn.
– Sống trong một tập thể, nếu biết tôn trọng những người xung quanh sẽ làm cho mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và cuộc sống.
– Những người biết tôn trọng người khác luôn được mọi người tin tưởng và yêu quý.
3. Biểu hiện
* Biết tôn trọng người khác:
– Trong thái độ, lời nói
- Tỏ ra tôn trọng mọi người xung quanh: không phân biệt độ tuổi, trình độ hay giàu nghèo. Mỗi người trong xã hội đều đáng được tôn trọng.
- Lời nói luôn giữ đúng chuẩn mực: lễ phép chào hỏi những người lớn tuổi, nói chuyện nhẹ nhàng lịch sử nơi công cộng…
* Trong cử chỉ, hành động:
- Cư xử đúng phép tắc, theo quy định chung: xếp hàng khi thanh toán hay mua đồ, nhường ghế trên xe buýt cho người già, trẻ em và phụ nữ có thai, vứt rác đúng nơi quy định…
- Chân thành tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người, tích cực tham gia các hoạt động chung…
* Không biết tôn trọng: Con cái đánh đập, chửi bới cha mẹ; Chồng đánh đập vợ; Đồng nghiệp nói xấu nhau…
4. Mở rộng:
– Đặc biệt, với học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước cần phải có ý thức tôn trọng người khác.
- Với gia đình: chào hỏi bố mẹ trước và sau khi đi học, nói chuyện với người lớn trong gia đình thưa hỏi lễ phép không được cãi lại, với các em nhỏ thì đối xử nhẹ nhàng không nên đánh mắng…
- Với nhà trường: lễ phép với thầy cô, giúp đỡ bạn bè trong học tập, không coi thường hoàn cảnh gia đình bạn…
– Tuy nhiên, có một số học sinh vẫn chưa có ý thức tôn trọng mọi người xung quanh: nói xấu thầy cô, cãi lại bố mẹ, nói tục chửi bậy…
III. Kết bài
– Ý thức tôn trọng người khác có được phần lớn dựa vào sự giáo dục của gia đình nhà trường và xã hội.
– Mỗi người cũng cần tự ý thức phải tôn trọng người khác.
Dàn ý nghị luận về tôn trọng người khác
1. Mở bài
“Để người khác tôn trọng mình, trước tiên phải biết tôn trọng người khác” – một câu nói đơn giản nhưng ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc. Chính vì thế, việc tôn trọng người khác là một chủ đề được đặt ra để nghị luận và tìm hiểu.
2. Thân bài
a. Giải thích vấn đề:
Tôn trọng người khác đơn giản là hành xử đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm và quyền lợi của mỗi người, đồng thời phải sống hòa hợp, yêu thương mọi người. Điều đó thể hiện một lối sống văn minh của con người hiện đại, không phân biệt địa vị giàu sang hay màu da dân tộc.
b. Nguyên nhân phải biết tôn trọng người khác:
Việc biết tôn trọng người khác mang lại nhiều lợi ích như: nhận được sự tôn trọng của người khác, thể hiện văn hóa, lòng tự trọng và lòng trắc ẩn của bản thân; tạo mối quan hệ xã hội tốt đẹp hơn, thuận lợi cho công việc và cuộc sống; được mọi người tin tưởng và yêu quý.
c. Biểu hiện:
Biểu hiện tôn trọng người khác có thể thấy qua thái độ, lời nói và cử chỉ, hành động. Trong thái độ, lời nói, ta phải tỏ ra tôn trọng mọi người xung quanh, lời nói phải giữ đúng chuẩn mực và lịch sự. Trong cử chỉ, hành động, ta phải cư xử đúng phép tắc, nhường đường cho người khác, tích cực tham gia các hoạt động chung.
d. Mở rộng:
Với học sinh, đặc biệt là những chủ nhân tương lai của đất nước, việc có ý thức tôn trọng người khác là rất quan trọng. Điều này thể hiện qua cách chào hỏi bố mẹ, nói chuyện với người lớn trong gia đình, đối xử nhẹ nhàng với các em nhỏ, lễ phép với thầy cô, giúp đỡ bạn bè trong học tập.
e. Đề xuất giải pháp
– Để giúp học sinh có ý thức tôn trọng người khác, ta có thể áp dụng các giải pháp sau:
- Giáo dục đạo đức từ nhà trường và gia đình: Đây là giải pháp cơ bản và quan trọng nhất để hình thành ý thức tôn trọng người khác cho học sinh. Nhà trường và gia đình cần hướng dẫn học sinh phải biết lễ phép trong giao tiếp, cách cư xử đúng mực, và quan trọng nhất là biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
- Xây dựng môi trường học tập và rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh: Môi trường học tập và rèn luyện kỹ năng mềm có vai trò quan trọng trong việc hình thành ý thức tôn trọng người khác cho học sinh. Trong môi trường này, học sinh được học cách làm việc nhóm, cách lắng nghe ý kiến đóng góp của người khác, cách giải quyết xung đột một cách bình thường, không gây tổn thương cho bất kỳ ai.
- Thực hiện các hoạt động giáo dục ngoại khóa: Các hoạt động giáo dục ngoại khóa như đi dã ngoại, tham gia các hoạt động xã hội, giúp học sinh có thể rèn luyện kỹ năng xã hội, tăng cường tính tự lập và có ý thức tôn trọng người khác.
3. Kết bài
Khẳng định lại tầm quan trọng của việc tôn trọng người khác