Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về đạo đức giả (4 Mẫu)

Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về đạo đức giả (4 Mẫu)

Viết đoạn văn suy nghĩ về vấn đề đạo đức giả gồm 4 mẫu khác nhau cực hay. Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về đạo đức giả (4 Mẫu)

Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về đạo đức giả (4 Mẫu)

TOP 4 Đoạn văn nghị luận về vấn đề đạo đức giả dưới đây sẽ là tài liệu thiết thực đối với các em trong quá trình học tập, tự học và tự đọc để nâng cao mở rộng vốn cảm nhận văn học của mình thêm phong phú. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đoạn văn nghị luận về tinh thần hợp tác, đoạn văn nghị luận về tình cảm gia đình.

Đoạn văn nghị luận 200 chữ về đạo đức giả

    Viết đoạn văn suy nghĩ về vấn đề đạo đức giả

    Cuộc sống đã là một sự phức tạp, lối sống của một người không phải một ngày hay hai ngày mà dựng nên được. Nếu lúc nào đó, bạn phát hiện một điều bạn tin tưởng đã khác xa những gì bạn biết và ngưỡng mộ thì cũng đừng quá hoảng loạn, bởi hiện nay, đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng . “Đạo đức” chính là những phép tắc ứng xử, đúng với truyền thống của dân tộc, đất nước, đúng với tinh thần cộng đồng và đúng với pháp luật. Đạo đức giả chính là biểu hiện ngược lại của người có đạo đức. “Đạo đức giả” là cách ứng xử giả tạo, đi ngược với những chuẩn mực đạo đức thông thường nhưng lại dùng vẻ bề ngoài đĩnh đạc, hào nhoáng để che đậy cái tiêu cực, thối nát của đạo đức thực bên trong. Trong xã hội hiện nay, đạo đức giả thật sự không hề khó tìm kiếm nhưng lại rất khó có thể nhận ra. Một người có lối sống đạo đức giả thường cố chấp vào định kiến, cộng thêm với sự thiếu hiểu biết nhưng luôn tỏ vẻ am hiểu luân thường đạo lí, đạo đức phép. Họ sống một cách giả tạo, một cách giả vờ tốt bụng để lấy lòng người khác. Vậy đạo đức giả thật sự bắt nguồn từ đâu? Trước hết, đạo đức giả được tạo ra bởi nỗi sợ và lòng tự trọng thấp. Bản chất con người chẳng ai muốn vạch áo cho người xem lưng, ai cũng muốn thể hiện những mặt tốt đẹp, giấu đi những mặt xấu xa. Hiện nay, con người sống trong xã hội coi trọng vật chất cũng thích xu nịnh, hám danh lợi, càng tạo điều kiện cho thói đạo đức giả gia tăng. Xã hội bất ổn, quan tham nhũng nhiễu, một loạt tình trạng bất công khiến con người hình thành bản năng tự vệ trước những kẻ xấu xa lừa đảo. Xã hội hiện đại ngày nay cũng coi trọng những giá trị vật chất, những giá trị nhân đạo ngày càng bị xem nhẹ, kẻ khôn khéo lại sống sung sướng hơn người trung thực. Hậu quả mà lối sống này đem đến thực sự là một cái giá rất đắt. Đối với cá nhân, vì sống giả dối nên tự đánh mất dần nhân cách, đánh mất niềm tin, sự quý trọng của mọi người dành cho mình. Đối với xã hội, hành vi ấy sẽ làm lẫn lộn những giá trị đạo đức, khiến cho thật giả bất phân, làm suy đồi phong hoá xã hội và gây nhiều hậu quả khôn lường khác. Một hiện tượng phổ biến ngày nay là, những doanh nhân thành đạt, bên cạnh thành công với những tài sản nghìn tỷ, họ có những phát ngôn về đạo đức kinh doanh và lối sống tử tế truyền cảm hứng cho giới trẻ. Nhưng đôi khi bị phát giác, lại lộ ra đằng sau sự thành công đó là những lừa đảo, gian dối, lợi dụng niềm tin của người tiêu dùng. Nó đi ngược lại với lối sống và thang giá trị mà họ luôn rao giảng với mọi người. Chính vì vậy, chúng ta cần phải tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực và kiên quyết lên án thói đạo đức giả để xã hội ngày càng trở nên văn minh, tiến bộ hơn.

    Viết đoạn văn nghị luận về đạo đức giả

    Sống có đạo đức bao giờ cũng là lối sống đẹp, nhưng thật nguy hại nếu đó lại là đạo đức giả. Rất đơn giản như chính cái tên của lối sống ấy, đạo đức giả là lối sống giả tạo nhằm che đậy những điều xấu xa đớn hèn trong bản chất. Giống như “khẩu phật tâm xà”, “miệng nam mô mà bụng một bồ dao găm”, đạo đức giả không dễ có thể nhận ra những độ nguy hại của nó thì không thể tưởng tượng được. Kẻ đạo đức giả sẽ luôn thể hiện mình là người tốt, với một lớp vỏ bọc hoàn hảo của đạo đức, nụ cười luôn thường trực và lời lẽ thì luôn ngọt như mía lùi. Những người ấy luôn chiều lòng tất cả mọi người, “gió chiều nào thì nghiêng chiều đó”, thế nên luôn nhận được sự yêu quý, thân thiện. Nhưng thực chất động cơ của những nụ cười, câu nói, hành động đẹp đẽ ấy là toan tính xấu xa, là mong muốn thấp hèn. Đó có thể là phiếu bầu trong một cuộc bầu cử, là điểm cộng trong một kì thi, là thăng tiến trong một vị trí nào đó, thậm chí như tiên Đế Thích trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt, tìm đủ mọi cách để khuyên Trương Ba sống, hóa ra mục đích chính của hắn là “ông là lẽ tồn tại của tôi”. Chính lối sống dung tục, tầm thường sẽ khiến con người mất đi nhân cách, đổ vỡ niềm tin, bởi “cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra”. Không ai có thể che đậy mãi cái vỏ bọc của mình, một khi ta gặp khó khăn, chính những kẻ ồn ào nhất lại là những kẻ đầu tiên bỏ ta đi. Lúc đó chúng ta không chỉ sụp đổ niềm tin, mà những giá trị đạo đức, văn hoá dường như cũng lẫn lộn xuy vong. Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể một lần nào đó “đạo đức giả” như thế, muốn tránh được điều đó đòi hỏi bản lĩnh, lòng dũng cảm, và tinh thần trách nhiệm nữa. Lòng tốt thật luôn phải bắt đầu từ sự chân thành, từ tận sâu trong trái tim, là sự vô tư không vụ lợi.

    Đoạn văn nghị luận về thói đạo đức giả

    Ngược lại với Đạo đức chân chính là Đạo đức giả. Đạo đức giả là tỏ ra đạo đức nhưng bản chất lại vụ lợi, lừa dối người khác bằng vẻ bề ngoài giả tạo của mình. Cùng với những thói ích kỷ, đố kị, xu nịnh, a dua, thói đạo đức giả là một thói xấu đang phá hỏng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người và con người, làm mất dần vẻ chân thực vốn có của đời sống xã hội và làm suy yếu nền văn hóa của một đất nước. Thói đạo đức giả làm đảo lộn những giá trị đạo đức chân chính, mất niềm tin ở con người, khiến con người đề phòng, hoài nghi lẫn nhau. Đạo đức giả là mầm mống của những bất công, tội ác trong xã hội. Bởi thế, chống lại thói đạo đức giả là trách nhiệm của cả cộng đồng. Trước hết, mỗi người tự rèn luyện bản thân mình, bồi dưỡng các giá trị đạo đức tốt đẹp, hoàn thiện nhân cách nhân phẩm, xây dựng lối sống chân thiện, vững mạnh. Người trách nhiệm càng cao thì càng phải làm gương cho người khác xung quanh mình, nâng cao tính kỷ luật của bản thân, nói đi đôi với làm. Xã hội cần lên án, đả kích mạnh mẽ kẻ đạo đức giả. Đảm bảo pháp luật được thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc. Nghiêm trị những kẻ tham nhũng, cơ hội… Nâng cao dân trí để không cả tin, không cho thói đạo đức giả có chỗ đứng.

    Nghị luận 200 chữ về thói đạo đức giả

    Sống có đạo đức bao giờ cũng là lối sống đẹp, nhưng thật nguy hại nếu đó lại là đạo đức giả. Rất đơn giản như chính cái tên của lối sống ấy, đạo đức giả là lối sống giả tạo nhằm che đậy những điều xấu xa đớn hèn trong bản chất. Giống như “khẩu phật tâm xà”, “miệng nam mô mà bụng một bồ dao găm”, đạo đức giả không dễ có thể nhận ra những độ nguy hại của nó thì không thể tưởng tượng được. Kẻ đạo đức giả sẽ luôn thể hiện mình là người tốt, với một lớp vỏ bọc hoàn hảo của đạo đức, nụ cười luôn thường trực và lời lẽ thì luôn ngọt như mía lùi. Những người ấy luôn chiều lòng tất cả mọi người, “gió chiều nào thì nghiêng chiều đó”, thế nên luôn nhận được sự yêu quý, thân thiện. Nhưng thực chất động cơ của những nụ cười, câu nói, hành động đẹp đẽ ấy là toan tính xấu xa, là mong muốn thấp hèn. Đó có thể là phiếu bầu trong một cuộc bầu cử, là điểm cộng trong một kì thi, là thăng tiến trong một vị trí nào đó, thậm chí như tiên Đế Thích trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt, tìm đủ mọi cách để khuyên Trương Ba sống, hoá ra mục đích chính của hắn là “ông là lẽ tồn tại của tôi”. Chính lối sống dung tục, tầm thường sẽ khiến con người mất đi nhân cách, đổ vỡ niềm tin, bởi “cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra”. Không ai có thể che đậy mãi cái vỏ bọc của mình, một khi ta gặp khó khăn, chính những kẻ ồn ào nhất lại là những kẻ đầu tiên bỏ ta đi. Lúc đó chúng ta không chỉ sụp đổ niềm tin, mà những giá trị đạo đức, văn hoá dường như cũng lẫn lộn xuy vong. Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể một lần nào đó “đạo đức giả” như thế, muốn tránh được điều đó đòi hỏi bản lĩnh, lòng dũng cảm, và tinh thần trách nhiêm nữa. Lòng tốt thật luôn phải bắt đầu tự sự chân thành, từ tận sâu trong trái tim, là sự vô tư không vụ lợi.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *