Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về đức hi sinh của cha mẹ gồm 4 mẫu khác nhau cực hay. Qua đó các bạn học sinh có thể lựa chọn cho mình một cách tiếp cận, giọng điệu văn thích hợp, để sau đó nó trở thành kiến thức tâm đắc.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về đức hi sinh của cha mẹ
Viết đoạn văn về sự hy sinh của cha mẹ cực chất dưới đây được viết rất hay với văn phong rõ ràng, dễ hiểu có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, sẽ giúp các em học môn Ngữ văn tốt hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học. Ngoài ra để nâng cao kỹ năng viết đoạn văn nghị luận các bạn xem thêm: đoạn văn nghị luận về lời xin lỗi, viết đoạn văn làm thế nào để từ bỏ tính độ kỵ, đoạn văn nghị luận về mục tiêu trong cuộc sống.
Viết đoạn văn 200 chữ về đức hi sinh của cha mẹ
Sự hy sinh của cha mẹ dành cho con cái đoạn văn
Cha mẹ là người đã sinh ra ta và nuôi ta lớn khôn. Họ cũng là những người nuôi dưỡng, với trách nhiệm giúp trẻ em trưởng thành. Cha mẹ dành cả cuộc đời để hy sinh không ngừng vì tương lai tốt đẹp hơn của con cái. Và đó chắc chắn là những hy sinh không được đáp lại, những hy sinh to lớn.Có thể nói, nếu không có cha mẹ thì sẽ không có con trên thế giới. Trước sự hy sinh của cha mẹ, con cái nên có thái độ biết ơn và kính trọng, chứ không nên cho phép mình chấp nhận quyền hy sinh là điều hiển nhiên. Những người cha, người mẹ bồng bột, thậm chí hy sinh một cách sai trái để con cái lạc lối, lầm lỗi. Sự hy sinh của cha mẹ là rất lớn, nhưng giá trị và ý nghĩa của nó sẽ chỉ được thể hiện khi con người biết sống chân thành, biết dành hết tình cảm, có thái độ sống tốt, tích cực. Những người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta!
Nghị luận 200 chữ về đức hi sinh của cha mẹ
“Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta”. Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng: cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau, bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta!
Đoạn văn nghị luận về đức hi sinh của cha mẹ
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ. Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha’. Lời dạy ấy thật đúng khi nói về sự to lớn của cha mẹ với đức hi sinh lớn lao dành cho con cái. Cha mẹ là người đã sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn. Có thể nói, không có cha mẹ thì không có sự tồn tại của những đứa con trên đời. Đó còn là những người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, gánh trên vai trách nhiệm giúp người con trưởng thành, khôn lớn. Cả cuộc đời của các bậc cha mẹ đều là những hi sinh không ngừng nghỉ vì tương lai tốt đẹp của con cái. Và chắc chắn đó là những hi sinh không hề mong đáp trả, những hi sinh lớn lao. Ta chắc chắn không thể quy nó về trách nhiệm mà hơn thế là đức hi sinh, là lòng yêu. Con cái trước hi sinh của cha mẹ cần có thái độ biết ơn, trân trọng và không được cho bản thân quyền nhận hi sinh ấy như một lẽ đương nhiên. Quả thực, hiện nay không ít người con đã và đang sống trên hi sinh ấy bằng sự vô ơn, bạc bẽo và cả những người cha, người mẹ đang dành đức hi sinh một cách lầm đường khiến người con lạc lối, sai phạm. Đức hi sinh của cha mẹ lớn lao, nhưng giá trị và ý nghĩa của nó sẽ được thể hiện khi và chỉ khi con người biết chân thành và biết gửi trao trọn vẹn tình cảm cũng như có thái độ sống tốt, tích cực.
Viết đoạn văn 200 chữ về đức hi sinh của mẹ
Những người mẹ ngày đêm tần tảo, vật lộn với cuộc sống mưu sinh, những người cha hằng ngày vẫn vật lộn với gánh nặng trụ cột gia đình, những chiến sĩ nơi hải đảo xa xôi vẫn cầm chắc tay súng….đó là những hi sinh lặng thầm cho tất cả từ nhỏ bé đến lớn lao vô tận. Hy sinh là hành động đánh đổi một thứ quan trọng của bản thân cho một điều gì đó đáng quý hơn, đó là sự quên mình, cống hiến, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp chung, lợi ích chung. Đức hy sinh đòi hỏi con người sẵn sàng san sẻ những quyền lợi về vật chất, tinh thần cho người khác mà không tính toán thiệt hơn, thâm chí còn xả thân vì người khác. Từ những việc làm rất nhỏ như nhường chỗ cho người già, san sẻ cho những người còn khó khăn đến lý tưởng cao đẹp cống hiến hết mình cho Tổ Quốc của những người lính và còn vô số những sự hy sinh thầm lặng khác mà nhờ đó xã hội chúng ta đã phát triển tốt đẹp và bền vững. Nhưng không phải việc làm, hành động nào cũng đáng biểu dương nếu đó là những sự hy sinh giả tạo, nhằm mang lại danh tiếng cho bản thân, muốn nhận cái hư danh ” người tốt”. Nhiều người còn ích kỉ, sống chỉ biết lợi ích của riêng mình, tham sống sợ chết…đó vẫn là một mảng tối trong xã hội hiện nay. Vì vậy, chúng ta phải biết mở rộng trái tim mình, phải biết sống vì người khác, quan tâm, chia sẻ, đừng ích kỉ, hãy để đôi tay phảng phất hương hoa vì những hành động tốt đẹp của bản thân, để vị ngọt tình người lan tỏa khắp cuộc đời này.