Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về gian lận trong thi cử (Dàn ý + 9 Mẫu)

Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về gian lận trong thi cử (Dàn ý + 9 Mẫu)

Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn về gian lận trong thi cử gồm 9 mẫu kèm theo gợi ý cách viết mà Download.vn giới thiệu dưới đây sẽ là tư liệu cực kì hữu ích với các bạn học sinh lớp 12. Qua đó giúp các bạn nắm được các luận điểm, luận cứ rõ ràng, rành mạch.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về gian lận trong thi cử (Dàn ý + 9 Mẫu)

Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về gian lận trong thi cử (Dàn ý + 9 Mẫu)

Viết đoạn văn về hiện tượng gian lận trong thi cử cực chất dưới đây không chỉ giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi ngôn ngữ mà còn dạy cho chúng ta biết được thực trạng, tác hại gian lận trong thi cử hiện nay. Bên cạnh đó để nâng cao kỹ năng viết văn các bạn xem thêm: đoạn văn nghị luận về hiện tượng sống ảo, đoạn văn viết về sự cống hiến.

Viết đoạn văn về gian lận trong thi cử hay nhất

    Dàn ý viết đoạn văn về gian lận trong thi cử

    1. Mở đoạn

    Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

    2. Thân đoạn

    a. Giải thích

    Gian lận trong thi cử là gì?

    b. Thực trạng

    Tình trạng gian lận trong thi cử hiện nay: từ cấp trường cho tới toàn quốc

    c. Nguyên nhân:

    • Do lười học
    • Do muốn vào được trường chuyên lớp chọn trong khi bản thân chưa đủ kiến thức
    • Do danh hiệu, áp lực từ các phụ huynh

    d. Hậu quả

    • Học sinh gian lận thành thói quen, không còn có ý chí học tập
    • Suy đồi đạo đức, nhân cách vì cuộc chạy đua điểm giả
    • Ảnh hưởng tới những người học thật, thi thật nhưng lại không có kết quả tốt

    e. Giải pháp

    Gia đình, nhà trường và cá nhân

    3. Kết bài

    Khái quát chung

    Nghị luận 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử

    Đoạn văn mẫu 1

    Hiện tượng gian lận thi cử luôn là vấn đề nhức nhối trong ngành giáo dục ở mọi thời đại. Gian lận trong thi cử là thuật ngữ chung chỉ những hành vi tiêu cực như sử dụng tài liệu, ăn cắp, v.v. để vượt qua bài kiểm tra không chính xác. Đây đều là những hành vi vi phạm nghiêm trọng quy chế thi do Bộ Giáo dục nói chung và các trường nói riêng đề ra. Thực trạng hiện tượng gian lận trong thi cử hiện nay vô cùng phức tạp, thủ đoạn gian lận ngày càng tinh vi. Nếu như trước đây, việc gian lận chỉ được thực hiện bằng cách sao chép tài liệu giấy thì nay có cả những thiết bị điện tử ra đời dành riêng cho việc gian lận như tai nghe mini, máy tính thông minh… mini có khả năng chứa đựng một lượng lớn kiến ​​thức,… Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bài thi và cảm thụ của học sinh. Năm ngoái, mạng xã hội từng gây sốt về hiện tượng gian lận trong thi cử khi một học sinh có nickname Linh Ka mạnh dạn khẳng định kết quả thi cấp 3, đại học có thể mua được mà không cần học. Như vậy, không chỉ nhìn nhận thực trạng gian lận thi cử hiện nay mà chúng ta còn nhìn thấy hệ quả của hiện tượng này đối với nhận thức của học sinh. Trẻ trở nên chủ quan, không muốn học vì bố mẹ đã “dọn đường” cho. Vì vậy, có thể nói nguyên nhân của hiện tượng này không chỉ do lương tâm của học sinh, mà còn do sự giáo dục của cha mẹ, thầy cô. Trong xã hội chạy theo đồng tiền hiện nay, để tránh gian lận trong thi cử, cần có ý thức tự giác của cả cộng đồng, nêu cao đức tính trung thực, tuân thủ nguyên tắc “học thật, thi thật”. thì mới đảm bảo được tính công bằng, minh bạch của các kỳ thi.

    Đoạn văn mẫu 2

    Vấn đề gian lận trong thi cử được coi là đáng báo động đối với ngành giáo dục. Gian lận thi cử là gì? Gian lận trong kỳ thi là bất kỳ hành vi nào đi ngược lại nội quy của học sinh, chẳng hạn như lấy trộm bài, mang bài vào phòng thi hoặc chạy theo tiền để đạt điểm cao. Gian lận không chỉ xảy ra với học sinh mà còn với giáo viên và phụ huynh. Chính cha mẹ, thầy cô là những người “dọn đường” cho học sinh, tiếp tay cho các em gian lận. Nó thật sự rất buồn. Biểu hiện gian lận trong thi cử hiện nay không giấu giếm mà rất lộ liễu, quan trọng nhất là nhiều người biết nhưng không lên tiếng. Gian lận trong thi cử sẽ gây nhiều tác hại cho học sinh, làm hư các em, luôn khiến các em ỷ lại, ỷ lại, không có ý chí phấn đấu vươn lên. Biết bao thế hệ học sinh đã qua, thế hệ nào còn thói xấu gian lận đáng bị loại bỏ. Người ta nói ngựa quen đường cũ, gian dối cũng vậy, có lần đầu nhất định sẽ có lần thứ hai. Và vai trò của các trường trong việc chống gian lận trong thi cử cũng rất quan trọng. Nếu thầy cô nương tay, không xử lý nghiêm những hành động vi phạm quy định này, chắc chắn học sinh sẽ tiếp tục tái phạm trong những lần sau. Hậu quả của việc gian lận trong thi cử là rất lớn, hiện tượng này có thể phá hủy tương lai lâu dài của các em. Chỉ vì quen ăn gian, quen được nâng đỡ cũng khiến họ lười suy nghĩ, lười rèn luyện để đạt kết quả tốt. Để có thể hạn chế hiện tượng này, giáo viên phải nghiêm khắc, xử lý mạnh tay hơn với những em dám vi phạm. Có như vậy học sinh mới làm bài nghiêm túc, không ỷ lại. Sự chủ động này sẽ làm cho các em có thể nắm vững kiến ​​thức một cách chắc chắn và sâu sắc. Tình trạng gian lận trong ngành giáo dục nước ta vẫn diễn ra phổ biến, không chỉ trong trường học mà ngay cả trong các kỳ thi bỏ học, thi đại học cũng không hiếm. Họ không tự khẳng định được năng lực học tập của mình mà chỉ mải mê chạy theo danh lợi hão huyền.

    Đoạn văn về gian lận trong thi cử

    Tiêu cực trong thi cử là những hành vi gian lận, không trung thực, không có tính công bằng trong thi cử. Thí sinh mang những tài liệu không được cho phép vào phòng thi sau đó vứt tài liệu quay cóp, những chiếc “phao” đầy thùng rác, tràn lan trên sân trường. Thậm chí có học sinh sử dụng những thiết bị điện tử để thực hiện hành vi gian lận: điện thoại, tai nghe không dây… Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nguyên nhân chủ quan là do ý thức học kém, lười học ở một số bộ phận học sinh vẫn muốn được điểm cao mà không muốn học, còn nguyên nhân khách quan là do đề thi dài và khó, áp lực thành tích từ thầy cô, cha mẹ… Điều này đã để lại hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến tận tương lai sau này của các học sinh. Tiêu cực trong thi cử sẽ tạo thói quen xấu, học sinh không có kiến thức, ảo tưởng về học lực và thành tích của chính mình. Để khắc phục tình trạng này, bản thân mỗi học sinh cần ý thức học tập chăm chỉ hơn, trung thực, nghiêm túc tuân thủ nội quy thi cử. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm, không tạo áp lực học hành, thầy cô và nhà trường động viên, không áp lực thành tích và có biện pháp xử lý nghiêm khắc các trường hợp gian lận thi cử. Như vậy, tiêu cực trong thi cử là một hành vi xấu cần đẩy lùi để nâng cao chất lượng đào tạo, học tập của học sinh.

    Viết đoạn văn về gian lận trong thi cử

    Đoạn văn mẫu 1

    Những đêm thức khuya để học bài là hình ảnh quen thuộc của mỗi học sinh khi kì thi đến. Với số lượng đề cương và bài tập của nhiều môn khiến chúng ta vô cùng căng thẳng và mệt mỏi ôn thi. Thế nhưng nhiều bạn lại chọn cho mình cách học “nhàn” hơn là chuẩn bị tài liệu để có thể quay cóp trong giờ kiểm tra. Nhiều bạn còn tỏ ra tự hào với cách đối phó kì thi này bởi không cần phải vất vả học hành mà vẫn đạt điểm cao. Tuy nhiên, khi bị thầy cô phát hiện, bạn sẽ bị nhận các hình thức kỉ luật. Không những vậy, việc quay cóp sẽ khiến bạn không nắm được bản chất kiến thức, bị phụ thuộc vào tài liệu. Hậu quả lớn hơn là bạn sẽ bị hổng kiến thức, gây khó khăn trong quá trình học tập. Tóm lại, quay cóp, gian lận trong thi cử, kiểm tra, thi cử có rất nhiều tác hại.

    Đoạn văn mẫu 2

    Hành động quay cóp, gian lận trong thi cử thể đem lại cho học sinh những cái “lợi” nhất định, giúp ta làm tốt và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, thi cử. Nhưng nếu suy nghĩ kĩ thì cái “lợi” trước mắt sẽ là cái hại lâu dài cho bản thân chúng ta. Việc quay cóp khiến chúng ta có thói quen ỷ lại vào người khác trong học tập, thụ động, không tư duy sáng tạo. Nó tạo cho ta những lỗ hổng kiến thức vô cùng nghiêm trọng khó có thể bù đắp, nó làm cho ta trở nên mục nát. Khi quay cóp chúng ta cảm thấy sung sướng vì đã làm được bài tập, nhưng bù lại chúng ta sẽ bị day dứt hằng đêm vì việc làm của mình. Với những cuộc thi lớn hơn, khi các giám thị coi thi nghiêm túc hơn, khi các bạn xung quanh không cho chép bài thì chúng ta sẽ ra sao? Không có kiến thức mà vẫn lên lớp ắt dẫn đến tình trạng ngồi nhầm lớp. Xã hội ngày càng phát triển, không kiến thức thì mình sẽ làm gì? Liệu ta có thể là gánh nặng của xã hội hay không? Dân tộc ta, đất nước ta sẽ ra sao khi những con người bất tài làm chủ nhân? Việc quay cóp trong giờ kiểm tra còn làm cho các thầy cô mất lòng tin đối với ta, làm nảy sinh sự nghi ngờ và làm sứt mẻ mối quan hệ thầy trò thiêng liêng. Không chỉ vậy, chúng ta còn tự tạo ra cơ hội cho mình dối trá, tự bôi bẩn nhân phẩm, tư cách của mình. Thật xấu hổ cho những ai mắc bệnh quay cóp! Việc quay cóp là cực kì đáng chê trách, nó có tác hại rất nhiều và hết sức to lớn đối với tương lai của học sinh và tương lai của đất nước. Bản thân chúng ta cần phải hiểu điều đó để trách xa việc quay cóp.

    Đoạn văn mẫu 3

    Hiện nay tại các trường học vẫn còn rất nhiều những hiện tượng xấu: đánh nhau, chửi nhau,… nhưng hiện tượng phổ biến nhất ở học sinh hiện nay là gian lận trong thi cử. Vậy chúng ta hiểu “gian lận” là gì? Gian lận là thiếu trung thực, gian lận khi học sinh làm bài thi chính là biểu tượng quay cóp với rất nhiều hình thức: chép bài của bạn, mở tài liệu, sử dụng những phương tiện thu, phát truyền tin. Thực trạng này vẫn còn tồn tại ở rất nhiều nơi đặc biệt là trong nhà trường. Thiếu trung thực khi thi và làm bài kiểm tra sẽ dấn đến thói quen ỷ lại, lười biếng, sẽ trống hụt kiến thức, sẽ ngộ nhận về bản thân, sẽ đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của thầy cô và bạn bè dành cho mình, sẽ không bao giờ tìm thấy niềm vui trong sáng tạo, học tập. Từ đó khiến đạo đức của cá nhân và xã hội xuống cấp nghiêm trọng. Do ý thức cá nhân – cá nhân học sinh chưa tìm thấy niềm vui học tập, chưa có những mục tiêu phấn đấu, chưa nhận thức được hành động thiếu trung thực khi làm bài thi có mối quan hệ với đạo đức, tính cách và cả số phận của chính mình. Do gia đình chưa thực sự quan âm giáo dục tư tưởng. Cần giáo dục ý thức cá nhân, cùng có sự chung tay của cả gia đình, nhà trường và cả hội và xã hội. Dù vẫn còn hiện tượng này trong các kì thi và kiểm tra của học sinh rong nhà trường phổ thông, nhưng đã có nhiều nhà trường tích cực thực hiện nói không với gian lận trong thi cử, nhiều học sinh luôn có ý thức phấn đấu vươn lên bằng chính sức mình. Cần hiểu dược tác hại vô cùng lớn của hành vi gian lận khi thu cử để phê phán những hiện tượng vi phạm, và để bản thân có ý thức nỗ lực phấn đấu và học hỏi.

    Đoạn văn mẫu 4

    Trường học là ngôi nhà thứ hai dạy cho con người nhiều điều hay lẽ phải. Tuy nhiên, hiện nay trong trường học có nhiều hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của các em học sinh, trong đó phải kể đến chính là hiện tượng gian lận trong thi cử. Gian lận trong thi cử là những hành vi vi phạm quy chế của các bạn học sinh trong các kì thi, làm những việc bị cấm như: mang tài liệu vào phòng thi, quay cóp, trao đổi bài,… Đây là những hành động tiêu cực mà chúng ta cần phải tẩy chay, phê phán. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là ý thức chủ quan các em học sinh, nhiều bạn còn lười học, không có ý thức học tập nhưng vẫn muốn được điểm cao hoặc bị bệnh thành tích. Tuy nhiên, một phần khác là do đề thi mà các thầy cô giáo dài và khó, gia đình tạo áp lực về thành tích học tập khiến các em tìm mọi cách để đạt được điểm cao để mọi người hài lòng. Việc gian lận thi cử tưởng nhỏ nhưng thực ra nó có tác động và hệ quả vô cùng to lớn đối với các em học sinh. Đầu tiên, nó tạo cho các bạn thói quen xấu, đức tính xấu, sẵn sàng gian lận để được điểm cao, ảnh hưởng đến quá trình làm người của các em. Cũng từ hiện tượng này mà nhiều thành tích ảo cũng từ đó mà hình thành, điểm số đã không còn đánh giá được đúng năng lực của học sinh. Muốn môi trường học đường tốt hơn, các em học sinh có điều kiện phát triển hơn thì trước hết bản thân mỗi người học sinh cần phải tự có ý thức học tập, thực hiện nghiêm túc nội quy thi cử, không gian lận trong thi cử. Bên cạnh đó, gia đình cần dạy dỗ các em đức tính trung thực, không tạo áp lực cho các em và không đặt nặng bệnh thành tích. Ngoài ra, nhà trường cần đưa ra đề thi hợp lí, phổ biến nội quy thi cử và xử lí nghiêm khắc các trường hợp vi phạm để răn đe. Chúng ta hãy cùng chung tay xây dựng một môi trường học đường tích cực, tốt đẹp, đẩy ra những tiêu cực và hiện tượng gian lận trong thi cử để sau này trở thành một công dân tốt, cống hiến những điều tốt đẹp hơn cho xã hội.

    Đoạn văn nghị luận về gian lận trong thi cử

    Đoạn văn mẫu 1

    Vấn nạn gian lận trong thi cử được xem là đáng báo động đối với giáo dục. Gian lận trong thi cử là gì? Gian lận trong thi cử là hành vi làm trái so với quy định của học sinh như quay cóp bài, mang tài liệu vào phòng thi, chạy tiền của để đạt được điểm cao. Gian lận không chỉ diễn ra ở học sinh mà còn diễn ra ở giáo viên và phụ huynh. Chính phụ huynh, giáo viên đang “dọn đường” cho học sinh, tiếp tay để học sinh gian lận. Đây thực sự là điều rất đáng buồn. Biểu hiện của gian lận trong thi cử hiện nay không phải giấu kín mà nó hiển hiện ra rất lộ liễu, hơn hết có nhiều người biết nhưng mà cũng không lên tiếng. Gian lận trong thi cử sẽ gây ra nhiều tác hại xấu cho học sinh, làm hư học sinh, khiến các em luôn ở trong tâm thế sống ỷ lại, dựa dẫm, không có ý chí vươn lên phấn đấu giành thành tích. Bao thế hệ học sinh đi qua là bất nhiêu thế hệ còn tồn tại thói xấu gian lận đáng phải bài trừ này. Người ta bảo ngựa quen đường cũ, việc gian lận cũng vậy, nếu như các em có lần một thì chắc chắn sẽ có lần hai. Và vai trò của nhà trường trong việc đối phó với nạn gian lận thi cử này cũng hết sức quan trọng. Nếu thầy cô dễ dãi, không siết chặt xử lý nghiêm những hành động làm trái quy định này thì chắc chắn học sinh sẽ tiếp tục tái diễn ở những lần tiếp theo. Hậu quả mà việc gian lận trong thi cử gây ra rất lớn, hiện tượng này có thể phá hủy tương lai còn dài của các em. Chỉ vì các em đã quen với việc gian lận, quen với việc được nâng đỡ cũng đã khiến cho các em lười tư duy, vận động để đạt kết quả tốt. Để có thể hạn chế được hiện tượng này thì thầy cô giáo cần phải nghiêm khắc và xử lý mạnh tay hơn nữa những thành phần dám vi phạm. Có như thế thì học sinh mới có thể nghiêm túc làm bài, không dựa dẫm. Thế chủ động đó sẽ khiến cho các em có thể nắm vững được kiến thức thật chắc và thật sâu. Tình trạng gian lận ở ngành giáo dục nước ta đang còn nhiều, không chỉ kiểm tra ở trường mà còn tại các kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học cũng không hiếm. Các em đã không thể tự khẳng định được năng lực học của mình mà chỉ lo chạy theo cái danh vọng hão huyền, không thực tế. Gian lận thi cử sẽ tạo nên bệnh thành tích cần phải bài trừ. Học tập không phải vì điểm số mà là vì chính tương lai của bạn. Đừng để gian lận trong thi cử làm hại đến cuộc sống mai sau. Trung thực và thẳng thắn từ bây giờ, sẽ giúp cuộc sống mai sau của bạn tươi đẹp và mãi mãi vững bền!

    Đoạn văn mẫu 2

    Hiện tượng gian lận trong thi cử luôn là vấn đề gây bức xúc trong ngành giáo dục ở mọi thời đại. Gian lận trong thi cử là cách gọi chung cho những hành vi tiêu cực như sử dụng tài liệu, quay cóp,… để hoàn thành bài thi một cách không chính đáng. Đó đều là những hành vi vi phạm quy chế thi nghiêm trọng được đề ra bởi Bộ Giáo dục nói chung và các trường học nói riêng. Thực trạng của hiện tượng gian lận trong thi cử ngày nay diễn ra vô cùng phức tạp khi cách thức gian lận ngày càng tinh vi. Nếu như ngày xưa, gian lận chỉ được thực hiện bằng việc quay cóp tài liệu giấy, thì hiện nay thậm chí có cả những thiết bị điện tử ra đời để dành riêng cho việc gian lận như tai nghe mini, máy tính thông minh, mini có khả năng chứa được lượng lớn kiến thức,… Điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đến chất lượng khảo thí và nhận thức của học sinh. Năm qua, mạng xã hội đã nổi lên một cơn sốt về hiện tượng gian lận trong thi cử khi một cô bé học sinh có nickname là Linh Ka đã mạnh dạn khẳng định rằng điểm thi cấp 3 và đại học có thể mua được mà không cần học. Qua đó, chúng ta không chỉ thấy được hiện trạng gian lận trong thi cử mà còn thấy được hậu quả của hiện tượng này đối với nhận thức của học sinh. Các em trở nên chủ quan, không thèm học tập bởi cha mẹ đã “lót sẵn đường cho đi” rồi. Vì vậy, có thể nói, nguyên nhân của hiện tượng này không chỉ đến ở phía ý thức của học sinh, mà còn xuất phát từ chính cách giáo dục của cha mẹ, thầy cô. Trong xã hội chạy theo đồng tiền như hiện nay, để ngăn chặn được hiện tượng gian lận trong thi cử thì phải cần sự tự ý thức của cả cộng đồng, nêu cao đức tính trung thực và tôn trọng nguyên tắc “học thật, thi thật”, có như vậy mới đảm bảo tính công bằng, minh bạch cho các kì thi.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *