Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về sứ mệnh của giáo dục gồm 2 mẫu, giúp các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, củng cố kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi THPT Quốc gia sắp tới.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về sứ mệnh của giáo dục
Đề bài: Viết 01 đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về sứ mệnh của giáo dục được nêu trong đoạn trích” Khích lệ mỗi người phát huy tài năng, năng lực và phương thức biểu đạt cá nhân nhưng không tiếp tay cho chủ nghĩa cá nhân”
Viết đoạn văn 200 chữ về sứ mệnh của giáo dục
Đoạn văn nghị luận về sứ mệnh của giáo dục – Mẫu 1
Một trong những sứ mệnh quan trọng nhất của giáo dục , đó là khích lệ mỗi người phát huy tài năng, năng lực và phương thức biểu đạt cá nhân nhưng không tiếp tay cho chủ nghĩa cá nhân . Trước hết đó là khuyến khích con người phát triển những năng lực của các nhân mình. Bởi lẽ mỗi người đều có tiềm năng và cần phải phát huy cao độ. Môic con người sinh ra không giống nhau đều mang trong mình những điểm khác để tạo nên nét riêng của bản thân trong cả tập thể. Đó có thể là điểm mạnh như: tự tin, hoạt bát, năng nổ, thông minh , tài năng, sáng tạo. . . nhưng cũng có thể là các điểm yếu như: nhút nhát, nhạy cảm. . . . Và điều mà giáo dục cần làm đó là làm sao để con người có thể phát huy những năng lực vốn có của họ, đồng thời khai phá những tài năng còn tiềm ẩn . Nhưng song song với đó, sứ mệnh của giáo dục phải không tiếp tay cho chủ nghĩa cá nhân. Đó là chủ nghĩa mà trái ngược hoàn toàn với chủ nghĩa tập thể, đó là thói ích kỷ, trong mọi hoàn cảnh đặt lợi ích của mình lên trên hết. Chính vì vậy chủ nghĩa các nhân sẽ tạo nên các hiện tượng tiêu cực như ích kỉ, trục lợi hay vô trách nhiệm. . . Đây là những hiện tượng xấu, có khả năng phá hủy những gì mà mỗi cá nhân xây dựng cho cộng đồng. Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn một bộ phận những người sống bảo thủ, trì trệ, dựa dẫm vào người khác. Muốn khích lệ tiềm năng cá nhân nhưng không tiếp tay cho chủ nghĩa cá nhân mỗi người cần phải có năng lực giao tiếp, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau. Có như thế giáo dục mới hoàn thành được sứ mệnh này của mình.
Đoạn văn nghị luận về sứ mệnh của giáo dục – Mẫu 2
Sứ mệnh của giáo dục là khích lệ mỗi người phát huy tài năng, năng lực và phương thức biểu đạt cá nhân nhưng không tiếp tay cho chủ nghĩa cá nhân. Giáo dục phải khích lệ mỗi người phát huy tài năng, năng lực và phương thức biểu đạt cá nhân vì mỗi cá nhân có một tiềm năng riêng cần được phát huy tận độ. Giáo dục không tiếp tay cho chủ nghĩa cá nhân vì chủ nghĩa cá nhân là sẽ tạo ra nhiều hiện tượng tiêu cực. Muốn khích lệ tiềm năng cá nhân nhưng không tiếp tay cho chủ nghĩa cá nhân, con người phải có năng lực giao tiếp, hợp tác, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau. Giáo dục giúp giữ gìn tinh thần tự lập và sức sáng tạo của mỗi người mà không từ bỏ những nhu cầu của người ấy trong cuộc sống thực tế. Giáo dục cần truyền bá văn hóa nhân loại chứ không dùng những khuôn mẫu đúc sẵn để đè nén nó. Để làm được điều đó, cần khích lệ mỗi người phát huy tài năng, năng lực và phương thức biểu đạt cá nhân nhưng không tiếp tay cho chủ nghĩa cá nhân. Coi trọng tính độc đáo của mỗi người nhưng không bỏ qua “sáng tạo cũng là một hoạt động tập thể”.