Viết đoạn văn 200 chữ về việc hiểu mình, hiểu người gồm 3 mẫu cực hay mà Download.vn giới thiệu dưới đây sẽ là tư liệu cực kì hữu ích với các bạn học sinh lớp 12. Qua đó giúp các bạn nắm được các luận điểm, luận cứ rõ ràng, rành mạch.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về ý nghĩa việc hiểu mình, hiểu người (3 Mẫu)
Viết đoạn văn về ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người được viết rất hay với văn phong rõ ràng, dễ hiểu có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, sẽ giúp các em học môn Ngữ văn tốt hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học. Bên cạnh đó các em xem thêm: viết đoạn văn làm thế nào để từ bỏ tính độ kỵ, đoạn văn nghị luận về niềm đam mê trong cuộc sống.
Viết đoạn văn về ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người hay nhất
Đề bài: Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người.
Viết đoạn văn 200 chữ về việc hiểu mình, hiểu người – Mẫu 1
Cuộc sống của con người luôn diễn ra với những điều chúng ta không thể lường trước được. Sẽ có những lúc khiến ta gục ngã, buồn bã, tổn thương,… nhưng hơn tất cả, nếu chúng ta sống với sự thấu cảm, biết hiểu mình hiểu người thì cuộc sống của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Sự thấu cảm, hiểu mình hiểu người trước hết là việc chúng ta hiểu được bản thân mình cần gì, muốn gì, cần phải làm gì để cuộc sống tốt đẹp hơn. Tiếp đến là việc chúng ta lắng nghe, thấu hiểu những người xung quanh bằng tình yêu thương, tấm lòng để san sẻ với họ thật lòng nhất. Hiểu mình hiểu người sẽ giúp cho bản thân chúng ta có thêm nhiều bài học về lẽ sống, cách làm người. Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại của họ lúc mình gặp khó khăn. Từ đó, nghĩa cử cho và nhận trong cuộc sống này sẽ được lan tỏa rộng rãi hơn, con người sống có tình cảm hơn. Mỗi người khi biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Sự thấu cảm có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, nó không chỉ giúp cho bản thân hòa hợp với những tâm hồn khác cũng như rút ra được những bài học cho bản thân mình mà nó còn giúp cho những người chia sẻ với mình họ cảm thấy thoải mái hơn, dễ chịu hơn. Mỗi người hãy bớt đi cái tôi của mình một chút, cố gắng lắng nghe người khác để khiến cho cuộc sống này tốt đẹp hơn.
Ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người – Mẫu 2
“Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng”. Đó là quy luật tâm lý hàng đầu, luôn phát huy tác dụng. Biết mình, hiểu tâm lý mình đã đành, mà muốn thành công, chinh phục được nhân tâm, bạn còn cần phải biết người, hiểu người, “đọc” ra được các diễn biến tâm lý nơi người nữa. Hiểu người, để rồi đáp ứng người, thì kết quả là người cũng sẽ đáp ứng mọi điều mình mong muốn. Đức Khổng từng dạy rằng: “Muốn người khác làm điều gì cho mình, trước hết mình hãy làm điều đó cho người khác”. Và đó cũng tương tự như nguyên tắc Bạch Kim trong mối quan hệ: “Hãy đối xử với người khác theo cách người ấy mong muốn”. Muốn làm được điều đó, bạn phải thấu hiểu tâm lý người khác. Muốn thấu hiểu tâm lý người khác, bạn phải biết học cách quan sát và để ý nhiều đến người khác. Vì tâm lý bên trong thường được biểu lộ ra thành những hành vi, cử chỉ bên ngoài. Hãy tập để ý quan tâm đến mọi người bạn gặp gỡ thường ngày trong cuộc sống, trong công việc. Và hãy tập chiều lòng họ. Đó là cách để bạn gây dựng tốt các mối quan hệ, tạo thiện cảm với mọi người, để đến lượt mình, bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công đúng như ý mình mong muốn.
Đoạn văn về ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người – Mẫu 3
Binh pháp Tôn Tử dạy “Tri kỷ tri bỉ bách chiến bách thắng”, tức là, “Biết ta biết người trăm trận trăm thắng”. (Biết ta trước, rồi đến biết người). Nhưng trong đời sống tâm linh để “chiến đấu” với cuộc đời thì ta cần phải đổi một tí: “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng.” Nghĩa là, ta chỉ cần biết ta, là ta thắng cuộc chiến đời. Vì sao? Vì trong cuộc chiến đời, địch thủ của ta là chính ta. Nhưng “biết mình” thì cực kỳ khó. Nếu bạn chưa khổ luyện môn “biết mình” bạn sẽ không bao giờ biết được “biết mình” khó đến mức nào. Thực ra, một chữ “biết mình” là toàn bộ giáo pháp của Phật gia. Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Khi Bồ tát Quán Tự Tại thấy rõ mình (ngũ uẩn) là Không, ngài liền [giác ngộ].” Chỉ cần biết rõ mình là giác ngộ. Thế thì “biết mình” không khó sao được? Thử một tí “biết mình” bên ngoài thôi. Ta có thể đi vòng quanh một người bạn đang đứng và nhìn được hết cơ thể của bạn ấy; nhưng ta chỉ thấy được một tí phía trước cơ thể của chính ta, còn đầu và lưng thì đành chịu. Đó là bên ngoài, về bên trong thì “biết tâm mình” lại càng khó cực kỳ, vì: Khi buồn, mình thấy mọi sự màu xám, vui thì mọi sự màu hồng, giận thì mọi sự màu đỏ, yêu thì mọi sự màu tím, hứng khởi thì mọi sự màu xanh, tuyệt vọng thì mọi sự màu đen, thành kiến gì thì mọi sự có màu thành kiến đó. Chẳng khi nào ta mình nhìn mà không qua một lăng kính màu nào cả. Ngoại trừ… khi tâm ta tĩnh lặng hoàn toàn không buồn, không vui, không giận. Nhưng đạt đến được mức này thì tốn rất nhiều luyện tập gian khổ. Khi mình nhìn chính mình thì mình lại có thêm một lăng kính thứ dữ nữa, gọi là “tôi”. Lăng kính này nhìn quỷ cũng ra thiên thần. Cho nên “tôi” mà nhìn “tôi” thì lúc nào cũng thấy một thiên thần sắc nước hương trời cười mỉm chi dịu dàng tuyệt đẹp, chẳng bút mực nào tả xiết.